Đánh bay mụn sưng đỏ chỉ sau một đêm với 5 mẹo đơn giản

(4.39) - 21 đánh giá

Mụn sưng đỏ luôn là nỗi ám ảnh của các nàng da dầu vào ngày hè nắng nóng. Cùng tìm hiểu ngay 5 mẹo giúp giảm tình trạng sưng đỏ của mụn cực kì đơn giản nhé!

Bạn chuẩn bị có một sự kiện hay một cuộc họp quan trong phải tham sự sắp tới. Vậy mà những đốm mụn đáng ghét trên mặt bạn không chịu bay biến sớm, và bạn không thể chịu đựng việc có người sẽ nhìn chằm chằm vào các đốm mụn của mình.

Uống thuốc kháng sinh như tetracycline, doxycycline, minocycline, erythromycin có thể làm giảm mẩn đỏ nhưng sẽ mất một thời gian để có được kết quả. Vậy làm thế nào để đối phó với những đốm mụn trứng cá đáng ghét đó một cách nhanh chóng mà hiệu quả nhất.

Mụn sưng đỏ là tình trạng gì ?

Mụn sưng đỏ là một loại trứng cá đỏ không phải là sẹo mà là một phản ứng viêm trên da. Nguyên nhân hình thành do bã nhờn dư thừa đi qua các nang lông. Trong các lỗ chân lông, các chất bã nhờn kết hợp với tế bào da chết, gây ra sự tắc nghẽn lỗ chân lông. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn cư trú và các gốc tự do gây tổn hại các mô dẫn đến viêm và tấy đỏ. (1) (2)

Nếu tình trạng viêm không phát triển thêm, những mẩn đỏ sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, ở một số tình trạng tệ hơn, các vết mụn trứng cá này có thể tạo thành sẹo mụn nếu không được chữa trị kịp thời. (3)

5 mẹo giúp giảm mụn sưng đỏ tại nhà

Có một vài biện pháp khắc phục đơn giản mà hiệu quả mà bạn có thể đối phó với các đốm mụn đỏ.

1. Chườm đá

Cách nhanh nhất là chườm đá để giảm sưng mụn. Sử dụng một miếng vải bọc vài viên nước đá và đặt lên vùng da bị mụn. Để trong một vài phút. Lặp lại cho đến khi mẩn đỏ giảm dần. Không tác động quá nhiều lực lên các đốm mụn. Hành động đó có thể làm vỡ các đốm vụn, lây lan vi khuẩn cho các vùng da xung quanh.

2. Sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa tetrahydrozoline hydrochloride

Thuốc nhỏ mắt chứa tetrahydrozoline hydrochloride có thể giúp bạn thoát khỏi mụn trứng cá đỏ một cách nhanh chóng. Đặt ít thuốc nhỏ mắt trong tủ lạnh và để chúng qua đêm.

Sáng hôm sau, thoa một ít lên đốm mụn trong vài phút. Khi thuốc nhỏ mắt hấp thụ qua da, nó sẽ tạm chặn các mạch máu. Điều này sẽ làm cho mụn có vẻ bớt đỏ. Nếu đốm đỏ không hết, hãy dùng thêm thuốc nhỏ mắt.

3. Sử dụng Aspirin

Hầu hết ai cũng có aspirin trong nhà. Aspirin có chứa axit salicylic có thể làm giảm viêm bằng cách tẩy tế bào chết trên da và mẩn đỏ bằng cách chặn các mạch máu.

Để khắc phục nhanh chóng các đốm mụn đỏ, hãy nghiền nát viên thuốc aspirin sau đó thêm một chút nước vào tạo thành dung dịch màu trắng. Dùng dung dịch thoa lên nốt mụn sưng. Cuối cùng, dùng gạc để bảo vệ vết mụn trong khoảng 30 phút.

4. Sử dụng kem đánh răng

Kem đánh răng là một trong những biện pháp chủ yếu để đối phó với các mụn đỏ. Chỉ cần thoa một ít kem đánh răng lên nốt mụn. Nó có hiệu quả vì thành phần chứa silica, giúp làm khô mụn.

Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng loại kem đánh răng có tinh dầu bạc hà hoặc fluoride. Thành phần này không chỉ gây kích ứng da, mà còn làm tình trạng mụn của bạn trở nên xấu đi.

5. Kem che khuyết điểm

Nếu bạn là phái nữ, bạn có thể sử dụng trang điểm để che đi vết mụn đỏ. Hiện nay, có nhiều mỹ phẩm có tác dụng loại bỏ nhờn và không gây mụn trên thị trường.

Hãy chọn loại mỹ phẩm có nguồn gốc silica, titanium dioxide và oxit kẽm vì chúng không gây kích ứng da. Các thành phần này cũng có hiệu quả trong việc loại bỏ dầu nhờn trên da và che vết mụn đỏ.

Nếu bạn sử dụng kem che khuyết điểm để che những mẩn đỏ, hãy sử dụng màu xanh lá cây vì nó sẽ trung hòa màu đỏ của mụn, làm cho chúng ít bị “để ý” hơn. Che 1 lớp mỏng phù hợp với màu da, giúp lớp trang điểm của bạn không bị cộm hay dày.

Mặc dù mụn trứng cá đỏ có thể ảnh hưởng đến diện mạo của bạn, nhưng cũng không tồi tệ như những vết sẹo chúng để lại. Loại bỏ các vết mẩn đỏ không phải lúc nào cũng giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo. Bạn cần điều trị mụn càng sớm càng tốt để ngăn ngừa sẹo nhé!

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn có biết cách kiểm soát cơn đau đầu do COPD?

(52)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý ở phổi có thể tiến triển nặng theo thời gian. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng ... [xem thêm]

“Diệt giặc” mụn đầu đen triệt để

(32)
Hầu như ai cũng từng bị mụn đầu đen ít nhất 1 lần trong đời. Mụn đầu đen rất dễ trị nhưng cũng lại rất dễ tái phát. Bạn đã biết cách điều trị ... [xem thêm]

Top 10 bài tập giảm mỡ bụng nhanh giúp vòng 2 thon gọn

(82)
Béo bụng không chỉ gây ảnh hưởng lên sức khỏe mà còn làm bạn tự ti với cơ thể và khó lựa đồ. Việc giảm mỡ bụng đòi hỏi bạn cần chăm chỉ luyện ... [xem thêm]

Làm thế nào để hướng dẫn trẻ ăn đúng cách?

(58)
Thực phẩm lành mạnh là các loại thực phẩm tươi sống từ các nhóm chính như: trái cây, rau, ngũ cốc, thịt nạc, cá, gia cầm và sản phẩm từ sữa. Mỗi nhóm ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì khi điều trị ung thư?

(12)
Khi bị ung thư đại trực tràng hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư, bạn có thể mất cảm giác ngon miệng và cảm thấy không muốn ăn gì cả. Điều này ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc sốt siêu vi có tắm được không

(63)
“Sốt siêu vi có tắm được không?” là điều mà nhiều người bệnh muốn giải đáp khi nghe nói bệnh sốt nên kiêng tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, điều này ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Quận 1

(56)
Bệnh viện Quận 1 là cơ sở y tế thực hiện các hoạt động chuyên môn liên quan đến y tế, làm công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân ... [xem thêm]

Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với những tác nhân độc hại!

(47)
Khác với làn da của người lớn, da trẻ sơ sinh thường rất dễ bị tác động bởi các chất kích thích và dễ gặp những tổn thương như bị phát ban, chàm, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN