Đại mạch

(4.06) - 22 đánh giá

Tìm hiểu chung

Đại mạch dùng để làm gì?

Đại mạch là một loại thực phẩm phổ biến, thường là thành phần của bia, làm miso và mạch nha.

Đại mạch được dùng để làm giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp và cholesterol và thúc đẩy quá trình giảm cân. Nó còn được dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, đau dạ dày và viêm ruột.

Một số người sử dụng đại mạch để tăng cường sức mạnh và sức dẻo dai. Các ứng dụng khác của đại mạch bao gồm khả năng phòng ngừa và điều trị ung thư phổi và viêm phế quản.

Đại mạch được bôi lên da để điều trị mụn nhọt.

Cơ chế hoạt động của đại mạch là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy:

  • Giá trị dinh dưỡng;
  • Khả năng chống oxy hóa;
  • Phòng chống ung thư;
  • Chống tăng mỡ máu;
  • Chống HIV, giải độc, tăng cường năng lượng và khả năng miễn dị

Liều dùng

Liều dùng thông thường của đại mạch là gì?

Trong nghiên cứu, liều lượng đại mạch thường dùng để giảm cholesterol là từ 3 – 10 g/ngày.

Liều dùng của đại mạch có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đại mạch có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của đại mạch là gì?

Đại mạch hầu hết đều dùng để chế biến thành thực phẩm khác và không được bày bán rộng rãi.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng đại mạch?

Đại mạch có thể có một số tác dụng phụ như gây viêm da, hen suyễn, và trong trường hợp nặng sẽ gây ra sốc phản vệ, một phản ứng có thể đe dọa tính mạng.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng đại mạch bạn nên biết những gì?

Đại mạch làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, trong phẫu thuật sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát đường và huyết áp. Bạn nên ngưng sử dụng đại mạch ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Những quy định cho đại mạch ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng đại mạch nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của đại mạch như thế nào?

Bạn không nên được sử dụng đại mạch liều cao trong thai kỳ.

Người bệnh celiac hay dị ứng với đại mạch không nên sử dụng loại thuốc này.

Đại mạch có thể làm giảm lượng đường trong máu. Vì thế, bạn nên điều chỉnh liều lượng thuốc và thảo dược trị bệnh tiểu đường mà bạn đang sử dụng cho phù hợp.

Đại mạch có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng đại mạch.

Đại mạch dùng chung với thuốc tiểu đường có thể làm giảm lượng đường trong máu xuống mức quá thấp.

Chất xơ trong đại mạch có thể giảm hấp thụ tất cả các loại thuốc uống từ đường miệng vào cơ thể.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bittersweet Nightshade là thảo dược gì?

(69)
Tên thông thường: bittersweet nightshade, dulcamara, deadly nightshade, bittersweet, bitter nightshade, felonwort, fellen, scarlet berry, snake berry, mortal, fever twig, blue nightshade, staff ... [xem thêm]

Nghệ tây là thảo dược gì?

(47)
Tên khoa học: Colchicum autumnaleTìm hiểu chungNghệ tây dùng để làm gì?Hạt giống, thân và hoa nghệ tây được sử dụng để làm thuốc.Mặc dù có những mối quan ... [xem thêm]

Common stonecrop

(55)
Tìm hiểu chungCommon stonecrop dùng để làm gì?Cây common stonecrop là một loại thảo mộc. Các bộ phận của cây phát triển trên mặt đất được sử dụng để ... [xem thêm]

Dược liệu địa liền có công dụng gì?

(83)
Tên thường gọi: Địa liềnTên gọi khác: Sơn nại, tam nại, củ thiền liền, sa khươngTên nước ngoài: Kencur, aromatic ginger, sand ginger, cutcherry…Tên khoa học: ... [xem thêm]

7 tác hại của củ dền khi bạn sử dụng sai cách

(83)
Bên cạnh những tác dụng của củ dền, thì món ăn dinh dưỡng này cũng có thể để lại những tác hại nếu bạn sử dụng không đúng cách. Vậy bạn đã biết ... [xem thêm]

Bán hạ

(22)
Tên thường gọi: Bán hạ, củ chócTên khác: Chóc chuột, nam tinh, ba chìa, bán hạ ba thùyTên khoa học: Typhonium trilobatum (L.) SchottHọ: Ráy (Araceae)Tổng quan về ... [xem thêm]

Cây ba gạc hoa đỏ là thảo dược gì?

(56)
Tên thông thường: cây ba gạc hoa đỏ, cây ba gạc thuốc, cây ba gạc Ấn Độ, Rauwolfia, Ajmaline, Arbre aux Serpents, Arbre de Serpents, Bois de Couleuvre, Chandrika, Chota-Chand, ... [xem thêm]

Thù lù đực là thảo dược gì?

(72)
Tên khoa học: Solanum nigrumTìm hiểu chungThù lù đực dùng để làm gì?Thù lù đực (cây tầm bóp) là một thực vật. Ban đầu, thù lù đực được gọi là “petit ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN