Cây ba gạc hoa đỏ là thảo dược gì?

(3.88) - 56 đánh giá

Tên thông thường: cây ba gạc hoa đỏ, cây ba gạc thuốc, cây ba gạc Ấn Độ, Rauwolfia, Ajmaline, Arbre aux Serpents, Arbre de Serpents, Bois de Couleuvre, Chandrika, Chota-Chand, Covanamilpori, Dhanburua, Pagla-Ka-Dawa, Ophioxylon serpentinum, Patalagandhi, Racine de Couleuvre, Racine de Serpent, Sarpagandha, Sarpgandha, Serpentaire de l’Inde, Serpentine, Serpentine-Wood, Serpiria, She Gen Mu

Tên khoa học: Rauwolfia serpentina

Tác dụng

Cây ba gạc hoa đỏ dùng để làm gì?

Rễ của ba gạc hoa đỏ thường được sử dụng làm thuốc trong các trường hợp:

  • Bạn bị tăng huyết áp nhẹ, lo lắng, mất ngủ và rối loạn thần kinh như bệnh tâm thần;
  • Bạn bị rắn hoặc các loài bò sát cắn hay bị sốt, táo bón, hội chứng ruột kích thích, bệnh gan, đau khớp (thấp khớp), phù, động kinh;
  • Bạn cần bổ sung dưỡng chất cơ bản.

Cây ba gạc hoa đỏ có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của cây ba gạc hoa đỏ là gì?

Một số nghiên cứu chứng minh rằng cây ba gạc hoa đỏ có chứa reserpine là chất có trong một số thuốc kê đơn, dùng trong điều trị bệnh cao huyết áp nhẹ và vừa, tâm thần phân liệt và một số triệu chứng bệnh lý của hệ tuần hoàn.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho cây ba gạc hoa đỏ là gì?

Liều dùng của cây ba gạc hoa đỏ cho người lớn: bạn dùng 50-200mg mỗi ngày. Bạn có thể dùng một lần hoặc chia liều trên thành 2 lần để điều trị tăng huyết áp.

Liều dùng của cây ba gạc hoa đỏ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây ba gạc hoa đỏ là gì?

Cây ba gạc hoa đỏ được bào chế dưới dạng:

  • Viên thảo dược;
  • Chiết xuất lỏng, tỷ lệ 1:2.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây ba gạc hoa đỏ?

Cây ba gạc hoa đỏ có thể gây ra một số tác dụng phụ như nghẹt mũi, đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, ăn mất ngon, buồn ngủ, co giật, các triệu chứng giống Parkinson, hôn mê và phản ứng chậm.

Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng cây ba gạc hoa đỏ bạn nên lưu ý những gì?

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây ba gạc hoa đỏ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây ba gạc hoa đỏ như thế nào?

Phụ nữ mang thai không nên dùng cây ba gạc hoa đỏ vì các chất hoá học của thảo dược này có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Phụ nữ cho con bú cũng không nên sử dụng cây ba gạc hoa đỏ vì các chất chứa trong thảo dược có thể đi vào sữa mẹ và có thể gây hại cho trẻ sơ sinh. Bạn không nên sử dụng cây ba gạc hoa đỏ cho người già, trẻ em hoặc người sắp phẫu thuật.

Tương tác

Cây ba gạc hoa đỏ có thể tương tác với những yếu tố nào?

Cây ba gạc hoa đỏ có thể tương tác với:

  • Rượu và các thức uống có cồn: khi bạn dùng một lượng lớn cây ba gạc hoa đỏ cùng với rượu, bạn có thể bị buồn ngủ quá mức;
  • Digoxin (Lanoxin®): khi bạn dùng cây ba gạc hoa đỏ cùng với digoxin, thảo dược này có thể làm giảm hiệu quả của digoxin;
  • Levodopa: khi bạn dùng cây ba gạc hoa đỏ cùng với levodopa, thảo dược này có thể làm giảm hiệu quả của levodopa;
  • Thuốc chống trầm cảm (MAOIs): cây ba gạc hoa đỏ chứa một chất hóa học có thể làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm. Một số loại thuốc dùng để chống trầm cảm bao gồm phenelzine (Nardil®), tranylcypromine (Parnate®) và các loại thuốc chống trầm cảm khác;
  • Thuốc trị bệnh thần kinh: khi bạn dùng cây ba gạc hoa đỏ cùng với một số thuốc để điều trị tâm thần, bạn có thể mắc nguy cơ cao hơn về các tác dụng phụ về thần kinh. Các thuốc điều trị bệnh thần kinh bao gồm chlorpromazine (Thorazine®), clozapine (Clozaril®), flupenedazin (Prolixin®), haloperidol (Haldol®), olanzapine (Zyprexa®), perphenazine (Trilafon®) prochlorperazine (Compazine®), quetiapine (Seroquel®), risperidone (Risperdal®), Thioridazine (Mellaril®), thiothixene (Navane®) và những thuốc khác;
  • Propranolol (Inderal®): khi bạn dùng cây ba gạc hoa đỏ cùng với propanolol (Inderal®), huyết áp của bạn có thể bị thấp quá mức.;
  • Thuốc an thần: khi bạn dùng cây ba gạc hoa đỏ cùng với thuốc an thần, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ quá mức;
  • Thuốc kích thích: khi bạn dùng cây ba gạc hoa đỏ cùng với thuốc kích thích, bạn có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng bao gồm tăng nhịp tim và huyết áp cao. Một số thuốc kích thích bao gồm diethylpropion (Tenuate®), epinephrine, phentermine (Ionamin®), pseudoephedrine (Sudafed®) và nhiều thuốc khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hoắc hương là thảo dược gì?

(23)
Tìm hiểu chungHoắc hương dùng để làm gì?Hoắc hương là một loại cây thuộc họ bạc hà (Lamiaceae). Nó được trồng ở khắp châu Âu. Cả cây, trừ phần rễ, ... [xem thêm]

Hawaiian baby woodrose

(19)
Tên thông thường: Argyreia nervosa, Argyreia speciosa, Baby Hawaiian Woodrose, Baby Woodrose, Bidhara, Convolvulus nervosus, Convolvulus speciosus, Elephant Climber, Elephant Creeper, Lettsomia ... [xem thêm]

Hạt tiêu đen

(19)
Tìm hiểu chungHạt tiêu đen dùng để làm gì?Hạt tiêu đen được làm từ trái tiêu phơi khô và xay nhuyễn. Hạt tiêu đen được dùng để các bệnh về đường ... [xem thêm]

Kinh giới cay là thảo dược gì?

(66)
Tên gốc: Kinh giới cayTên khoa học: Origanum vulgareTên tiếng Anh:Tìm hiểu chungKinh giới cay dùng để làm gì?Kinh giới cay được sử dụng để điều trị:Các rối ... [xem thêm]

Mexican scammony là thảo dược gì?

(22)
Tìm hiểu chungMexican scammony dùng để làm gì?Mexican scammony là một loại thảo dược, gốc được sử dụng để làm thuốc. Người ta dùng rễ cây mexican scammony ... [xem thêm]

Hoa cơm cháy là thảo dược gì?

(17)
Tên thông thường của hoa cơm cháy: Arbre de Judas, Black-Berried Alder, Black Elder, Boor Tree, Bountry, Common Elder, Ellanwood, Ellhorn, European Alder, European Black Elder, European ... [xem thêm]

Tác dụng của hoa quỳnh mà bạn chưa biết

(31)
Tên gốc: Hoa quỳnhTên gọi khác: Hoa quỳnh hươngTên khoa học: Selenicereus grandiflorus, Cactus grandiflorusTên tiếng Anh: Night Blooming CereusTìm hiểu chung về hoa ... [xem thêm]

Cây mật nhân (cây bá bệnh) có thật hiệu quả?

(11)
Tên khoa học: Eurycoma longifoliaTên tiếng anh: Long jackTên gọi khác: Mật nhơn, cây bá bệnh, cây bách bệnh, bá bịnhTìm hiểu chungCây mật nhân có tác dụng gì?Rễ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN