Cùng tìm kiếm loại lens mắt phù hợp với bạn

(3.69) - 66 đánh giá

Thực tế, không sản phẩm nào có khả năng đáp ứng tất cả người tiêu dùng, kể cả lens mắt. Do đó, bạn cần tham vấn với chuyên gia nhãn khoa trước khi quyết định mua loại kính đặc biệt này.

Ngày nay, với trình độ khoa học – kỹ thuật tiên tiến cùng công nghệ hiện đại, lens mắt hay kính áp tròng đã xuất hiện trên thị trường với vô vàn kiểu mẫu cũng như thời hạn sử dụng cho người dùng lựa chọn. Chẳng hạn như, bạn có thể ra ngoài với “cửa sổ tâm hồn” màu xanh lơ quyến rũ, nhưng vài phút sau đó lại “hô biến” đôi mắt thành màu hổ phách cá tính. Ngoài ra, bạn còn có thể tái sử dụng lens mắt mỗi ngày, nhưng cũng có thể vứt nó đi ngay khi sử dụng xong.

Đối với những người đang gặp phải vấn đề về thị lực, đặc biệt là người e ngại kính đeo mắt gây ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của bản thân, lens mắt là một công cụ hỗ trợ hiệu quả. Thấu kính bằng nhựa mỏng được thiết kế sao cho vừa với giác mạc của bạn có khả năng khắc phục các vấn đề nhãn khoa như cận, viễn hay loạn. Hiệu quả của chúng tương tự với những chiếc kính đeo mắt thông thường.

Dưới đây là một số loại kính áp tròng thông dụng mà bạn có thể tham khảo.

Lens mắt mềm

Loại kính áp tròng này được làm từ một loại nhựa chuyên dụng cùng nước. Hàm lượng nước có trong lens mắt mềm cho phép quá trình cung cấp oxy cho giác mạc diễn ra thuận lợi. Điều này giúp cho việc đeo kính áp tròng thoải mái hơn, giảm tỷ lệ khô mắt cũng như duy trì giác mạc khỏe mạnh. Nếu không nhận đủ oxy, giác mạc có nguy cơ phồng lên khiến tầm nhìn mờ hoặc gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Ưu điểm của lens mắt mềm

Nhiều kính áp tròng loại mềm có hạn sử dụng là một ngày. Điều này đồng nghĩa với việc bạn chỉ dùng chúng một lần rồi bỏ. Thường xuyên thay lens mắt giúp bạn giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, nó cũng phù hợp với những người không có thói quen bảo quản và vệ sinh kính áp tròng kỹ lưỡng.

Lens mắt mềm đa số dùng một lần, nhưng vẫn có những cặp kính áp tròng loại này có thời hạn sử dụng lâu hơn, nhiều nhất là một năm. Đối với dòng lens mắt có hạn dùng lâu như vậy, bạn cần vệ sinh chúng cẩn thận mỗi khi dùng xong. Đây cũng là dòng kính được thiết kế đặc biệt hơn.

So với kính áp tròng cứng thấm khí RGP, lens mắt mềm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn ngay từ lần đầu trải nghiệm.

Thêm vào đó, một số dòng lens mềm còn có tính năng chống tia cực tím (UV).

Nhược điểm của lens mắt mềm

Vật liệu cấu tạo nên kính áp tròng mềm có khả năng hấp thụ bụi, hóa chất, vi khuẩn cũng như nấm dễ dàng hơn so với lens mắt cứng. Ngoài ra, chúng có nguy cơ thấm và đưa tất cả những thứ gây kích ứng vào trong mắt, bao gồm cả khói và thuốc xịt trong không khí hay kem dưỡng da hoặc xà phòng còn sót lại trên đầu ngón tay.

Bên cạnh đó, lens mắt mềm rất dễ hỏng nếu bạn không cẩn thận. Những cô nàng có thói quen dưỡng móng tay dài có thể vô tình làm rách loại kính này trong lúc đeo hoặc gỡ nó ra.

Bạn có thể chưa biết: Tác hại của kính áp tròng: Bạn chớ nên xem thường.

Tính chất của kính áp tròng mềm

Nhìn chung, các dòng lens mắt mềm thường có hai đặc tính nổi bật như sau:

Chỉ sử dụng trong ngày (một lần)

Việc sử dụng kính áp tròng mềm một lần duy nhất rồi bỏ giúp bạn không phải thường xuyên vệ sinh cũng như bảo quản chúng. Đồng thời, nguy cơ khô mắt hay kích ứng do kính áp tròng cũng sẽ giảm đáng kể. Nếu đang bị dị ứng, tính năng này tương đối phù hợp với điều kiện của bạn.

Thành phần cấu tạo từ silicon

Các vật liệu làm từ silicon tạo ra thấu kính cực kỳ thoáng khí, cho phép một lượng lớn oxy đi qua giác mạc của bạn. Ngoài ra, chúng cũng hạn chế tình trạng kích ứng do khô mắt. Một số lens mắt làm từ silicon đặc chế được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận cho phép sử dụng lâu dài – thời gian có thể lên đến tối đa 30 ngày.

Tuy nhiên, bạn vẫn bắt buộc phải gỡ lens mắt ra trước khi đi ngủ như chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Bởi vì dù được thiết kế như thế nào, kính áp tròng vẫn ảnh hưởng đến việc oxy truyền đến nhãn cầu. Nếu bạn đeo lens mắt khi ngủ, hệ quả của việc mắt không nhận đủ oxy càng nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, không phải bất kỳ ai cũng có thể dùng thấu kính làm từ silicon. Do đó, bạn nên tham vấn với bác sĩ nhãn khoa trước khi quyết định mua lens mắt mềm.

Kính áp tròng màu

Ngày nay, đổi màu mắt tạm thời hoàn toàn không khó. Đặc biệt khi kính áp tròng màu ra đời.

Lens mắt có màu thường được chia thành ba nhóm chính, bao gồm:

Kính áp tròng màu tự nhiên

Đây thường là những cặp lens mắt chỉ có một tông màu nhẹ, nhưng vẫn đủ để bạn có thể nhìn thấy nếu chẳng may làm rơi kính. Các tông màu này tương đối nhạt và không ảnh hưởng đến màu mắt thật. Do đó, những người có nhu cầu đổi màu mắt sẽ không chọn loại lens mắt có màu như thế này.

Kính áp tròng màu “tây” sáng

Kính áp tròng màu thuộc nhóm này thường có các tông màu đậm hơn loại lens mắt trên, ví dụ như xám, ghi hay xanh lơ, nâu hạt dẻ… Những người có mong muốn tạo điểm nhấn cho chính mình trong một sự kiện cụ thể sẽ chọn các lens mắt thuộc nhóm này. Nguyên nhân là vì chúng có thể đem lại cho bạn sự thay đổi phong cách độc đáo, cũng như thu hút ánh nhìn của nhiều người xung quanh.

Kính áp tròng màu chuyên dụng

Lens mắt thuộc nhóm này có khả năng đổi màu mắt hoàn toàn. Tông màu của nhóm này cũng rất đa dạng, từ những màu rất sáng như trắng, cam, vàng cho đến các màu sẫm như thạch anh tím, xanh lá cây, xanh dương đậm…

Bạn cần lưu ý rằng lens mắt có màu cũng là một thiết bị y tế như các loại kính áp tròng khác. Vì vậy, bạn nên chọn mua chúng ở những địa chỉ uy tín do bác sĩ nhãn khoa cung cấp. Đừng quên rằng không được dùng chung lens mắt với bất kỳ ai. Ngoài ra, vệ sinh và bảo quản kính cũng được thực hiện như các biện pháp thông thường.

Kính áp tròng cứng thấm khí RGP

Đúng như tên gọi, lens mắt RGP là loại kính áp tròng cứng làm từ silicon chuyên dụng. Tương tự lens mắt mềm, kính áp tròng cứng thấm khí RGP cũng được thiết kế sao cho oxy vẫn truyền đến được giác mạc.

Ưu điểm của lens mắt RGP

Khả năng khắc phục tật khúc xạ loạn thị của lens mắt RGP dường như tốt hơn so với lens mắt mềm. Bên cạnh đó, loại kính áp tròng này tương đối bền, dễ vệ sinh và bảo quản hơn.

Nhược điểm của lens mắt RGP

Ngược lại với lens mắt mềm, khi mới đeo kính áp tròng RGP, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và có cảm giác cộm trong mắt. Bạn cần thời gian để làm quen với loại lens mắt này.

Kính áp tròng lưỡng tiêu

Theo thời gian, mắt sẽ mất dần khả năng lấy nét từ xa đến gần. Tình trạng này gọi là lão thị. Bạn có thể phát hiện nó khi cảm thấy khó đọc sách ở khoảng cách gần.

Nếu bạn gặp khó khăn với cả tầm nhìn gần và xa, lens mắt lưỡng tiêu có thể giúp ích. Kính áp tròng lưỡng tiêu có cả hai loại mềm và cứng cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần một sự đánh giá chuyên nghiệp từ các chuyên gia nhãn khoa để biết loại lens mắt lưỡng tiêu nào là tốt nhất cho hoàn cảnh của bạn.

Lens mắt dùng để điều chỉnh loạn thị

Nếu bạn bị loạn thị và muốn đeo kính áp tròng, bạn sẽ cần một cặp lens mắt toric, dòng kính áp tròng chuyên dùng để điều chỉnh loại tật khúc xạ này. Chúng được làm từ cùng chất liệu với các loại lens mắt khác. Lens mắt toric có dạng thấm khí mềm hoặc cứng, dùng một lần hoặc hàng ngày và thậm chí còn có dạng kính áp tròng màu. Tương tự kính áp tròng lưỡng tiêu, lens mắt toric có đến hai khả năng: một là điều chỉnh loạn thị, cái còn lại là dành cho điều chỉnh cận thị hoặc viễn thị.

Lens mắt định hình lại giác mạc

Nếu bạn bị cận thị nhẹ, bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị áp dụng biện pháp orthokeratology (viết tắt là ortho-k). Cơ chế hoạt động của phương pháp này là sử dụng một loại lens mắt chuyên dụng đặc biệt để định hình lại giác mạc của người đeo, qua đó cải thiện tầm nhìn của họ. Tuy nhiên, kết quả của phương pháp này cần thời gian mới biểu hiện rõ.

Nguồn: Visionsource-drmarksorrentino.com

Thực tế, phương án dùng lens mắt định hình giác mạc không được sử dụng rộng rãi, vì biện pháp điều chỉnh thị lực bằng phẫu thuật laser cũng mang lại kết quả tương tự nhưng với thời gian ngắn hơn, đồng thời hiệu quả có thể kéo dài vĩnh viễn. Ngày nay, những người có nghề nghiệp đặc thù như phi công, đặc biệt là phi công quân đội, đã được chấp thuận cho việc điều trị tật khúc xạ bằng cách phẫu thuật laser.

Nếu bạn không đáp ứng được tiêu chí mổ cận thị, hãy hỏi các chuyên gia nhãn khoa về biện pháp orthokeratology này.

Bởi vì không một sản phẩm nào có thể thỏa mãn tất cả người tiêu dùng, nên bạn cần tham vấn với bác sĩ về loại lens mắt tốt và phù hợp nhất với bạn. Bên cạnh đó, bạn nên đi khám mắt định kỳ theo đúng chỉ định từ các chuyên gia nhãn khoa để duy trì sức khỏe của mắt, đồng thời đảm bảo độ cận, viễn hoặc loạn của bạn luôn được cập nhật sớm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 cách trị bỏng (trị phỏng) tại nhà an toàn bạn nên áp dụng

(87)
Bạn có thể từng nghe mọi người bảo dùng kem đánh răng bôi vào chỗ da bị tổn thương để giảm cảm giác khó chịu khi vừa mới bị bỏng? Thật ra, không ... [xem thêm]

Cùng tìm hiểu về các bệnh tự miễn thường gặp

(15)
Bệnh tự miễn là tình trạng hệ thống miễn dịch tự tấn công chính tế bào trong cơ thể do nhầm lẫn. Tìm hiểu về các bệnh tự miễn thường gặp sẽ giúp ... [xem thêm]

Chăm sóc đái tháo đường thai kỳ sau khi sinh

(62)
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, chứng tiểu đường thai kỳ cũng là mối nguy đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, ... [xem thêm]

3 lỗi thường gặp khi tập plank của người mới bắt đầu

(18)
Nếu là người mới bắt đầu tập luyện, bạn nên lưu ý những lỗi thường gặp khi tập plank để tránh bị tổn thương và đạt hiệu quả cao nhất.Bài tập ... [xem thêm]

Chức năng của các cơ quan nội tạng: Kiến thức hữu ích cần dạy trẻ ngay

(85)
Các cơ quan nội tạng trong cơ thể con người luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị. Với trẻ nhỏ, đây chắc chắn sẽ là một đề tài khoa học đem đến nhiều ... [xem thêm]

8 lời khuyên dinh dưỡng để cải thiện sức khoẻ nam giới

(13)
Không có một loại thuốc nào giúp con người trẻ mãi không già nhưng có chế độ và thói quen ăn uống giúp bạn “càng ăn càng khỏe”. Bạn có thể thay đổi ... [xem thêm]

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em

(18)
Tìm hiểu chungBệnh tim bẩm sinh là bệnh gì?Dị tật tim bẩm sinh là tình trạng cấu trúc tim có vấn đề. Bệnh xảy ra lúc trẻ mới sinh. Bệnh tim bẩm sinh có ... [xem thêm]

Bạn nghĩ rằng bệnh đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?

(93)
Sự thay đổi sinh lý trong cơ thể người mẹ khi mang thai có thể gây nên đái tháo đường thai kỳ. Ngoài đường huyết tăng cao trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN