Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị viêm vú

(4.47) - 73 đánh giá

Cơ thể bạn trải qua rất nhiều thay đổi trong thời gian mang thai. Đối với những người lần đầu tiên làm mẹ, điều này khá là khó khăn. Thậm chí, đôi lúc bạn còn không biết mình đang gặp phải vấn đề gì? Viêm vú là một tình trạng phổ biến mà bạn sẽ trải qua. Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây hiểu thêm về vấn đề này nhé.

Viêm vú thường xảy ra ở những bà mẹ đang cho bú do các mô vú bị viêm. Tình trạng này có thể khiến ngực của bạn bị nhiễm khuẩn và ảnh hưởng xấu đến vú. Viêm vú khiến bạn cảm thấy rất đau khổ. Thông thường, viêm vú chỉ bị ở một bên vú nhưng đôi lúc nó có thể xuất hiện ở cả hai bên. Tình trạng này xảy ra chủ yếu trong 3 tháng đầu sau sinh. Cứ 10 người nuôi con bằng sữa mẹ thì lại có 1 người bị viêm vú. Bạn có thể bị viêm nhiều lần. Những phụ nữ bị ung thư, AIDS hoặc những bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ bị viêm vú cao hơn những phụ nữ khác.

Tại sao lại bị viêm vú?

Cũng giống như các bệnh nhiễm trùng khác, viêm vú xảy ra là do vi khuẩn đặc biệt xâm nhập vào cơ thể. Thông thường, vi khuẩn gây viêm vú thường xuất hiện trên da và thâm nhập vào cơ thể thông quá các vết rạn trên núm vú. Những vi khuẩn này sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều ở khu vực gần ống dẫn sữa, gây viêm, đau và sưng. Nếu bị nặng, tuyến sữa có thể bị tắc nghẽn.

Viêm vú thường là do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Có khoảng từ 1–3% phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ mắc phải bệnh này. Ngoài nguyên nhân này thì còn có những nguyên nhân khác như:

  • Lượng sữa tiết ra quá nhiều khiến sữa bị tích tụ và ứ đọng
  • Vú bị thương
  • Vú bị áp lực do áo bó sát, dây an toàn hoặc tư thế ngủ
  • Do ăn kiêng hoặc khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài
  • Bé bú bình phần lớn thời gian
  • Bé bị tưa lưỡi

Các triệu chứng của viêm vú

Làm thế nào để xác định mình đang bị viêm vú? Dưới đây một số triệu chứng phổ biến của chứng viêm vú mà bạn nên biết:

  • Vú bị sưng
  • Sốt
  • Ớt lạnh
  • Đau nhức ở vú
  • Có mủ chảy ra từ núm vú
  • Đau nhức cơ thể
  • Núm vú bị nứt
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Vú mềm và sưng
  • Xuất hiện khối u
  • Các triệu chứng kéo dài liên tục
  • Có cảm giác u ở vú do sữa tích tụ
  • Nhiệt độ cơ thể hơn 38,5ºC

Viêm vú có ảnh hưởng đến bé không?

Viêm vú không ảnh hưởng nhiều đến bé. Vú sưng, đau, khó chịu có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Việc nuôi con bằng sữa mẹ vẫn an toàn vì khi bé nuốt phải những vi khuẩn này thì chúng sẽ bị axit dạ dày giết chết.

Làm thế nào để điều trị viêm vú?

Cách tốt nhất để điều trị viêm vú là tiếp tục cho con bú sữa mẹ. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn nhưng nó giúp các ống sữa không bị tắc, giảm cảm giác khó chịu.

Nếu bạn điều trị đúng cách ngay khi biết mình bị viêm vú thì các triệu chứng của bệnh sẽ giảm nhanh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm vú hiệu quả:

  • Cho bé bú bên vú bị viêm

  • Hãy cho bé bú bên vú bị viêm dù bạn có cảm thấy đau đi nữa. Nếu bạn ngưng cho bé bú, điều này sẽ làm cho tình hình trở nên tệ hơn. Nếu biện pháp này không hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

  • Cho bé bú đúng cách

  • Khi cho con bú, hãy cho bé bú đúng tư thế. Bạn cũng có thể thử những tư thế khác nhau để bé bú tốt hơn.

  • Cho con bú thường xuyên

  • Cho bé bú thường xuyên giúp giảm viêm vú hiệu quả. Bạn hãy cho bé bú từ 8–12 lần mỗi ngày. Bạn có thể vắt sữa bằng tay hoặc máy vắt sữa nếu bé bú không hết.

  • Xoa bóp

  • Trong khi cho bé bú, hãy xoa bóp vú nhẹ nhàng để giúp sữa chảy ra. Đừng mát xa quá mạnh vì nó sẽ khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn đấy.

  • Uống nhiều nước

  • Uống nước và nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp giảm tình trạng này. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen và paracetamol. Ngoài ra, chườm nước ấm hoặc túi lạnh cũng rất hữu ích. Tránh mặc đồ bó sát và chú ý đến tư thế ngủ vì nó có thể tạo áp lực lên vùng “núi đôi”.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Dùng trái cây một cách thông minh

    (56)
    Có lẽ bạn đã từng băn khoăn rằng liệu việc thêm trái cây vào thực đơn hằng ngày của mình có mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn không. Câu trả lời ... [xem thêm]

    Bạn có nên mang bầu sau tuổi 30?

    (13)
    Ngày trước, dân gian thường có quan niệm vợ chồng lấy nhau nên “sớm sanh quý tử” để gia đình có tiếng trẻ em, ông bà có cháu bế bồng. Ngày nay, cuộc ... [xem thêm]

    Bố mẹ cần nhận diện dấu hiệu tiền dậy thì ở trẻ để hỗ trợ con kịp thời

    (50)
    Khi trẻ có dấu hiệu tiền dậy thì, bạn biết con sắp bước vào giai đoạn phát triển mới. Lúc này, bạn cần ở bên cạnh hỗ trợ, động viên và hướng dẫn ... [xem thêm]

    Chăm sóc làn da mụn: Nên và không nên

    (41)
    Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mụn trứng cá. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này: sự thay đổi nội tiết, tuyến bã nhờn hoạt động ... [xem thêm]

    Khi nào nên chuyển bé sang ngủ giường cũi?

    (15)
    Khi bé vừa chào đời, bạn quyết định cho bé ngủ trong nôi và chiếc nôi ấy đặt trong phòng của bạn. Đây là phương án tốt nhất cho giai đoạn này bởi ban ... [xem thêm]

    Sự thật ít ai ngờ đến về thực phẩm bổ sung L-Arginine

    (22)
    Tìm hiểu chungL-arginine dùng để làm gì?L-arginine là một loại amino axit cần thiết để tạo protein trong cơ thể. Nguồn cung cấp L-arginine là thịt đỏ, gia cầm, ... [xem thêm]

    10 phương thuốc tự nhiên giúp chữa trị u xơ tử cung

    (69)
    Bạn đang bị những triệu chứng u xơ tử cung hành hạ? Hãy tham khảo và áp dụng ngay những phương thuốc tự nhiên chữa trị u xơ tử cung mà Hello Bacsi giới ... [xem thêm]

    Nhật ký giấc ngủ

    (22)
    Hãy trả lời các câu hỏi từ A đến S mỗi ngày trong vòng hai tuần liên tiếp. Bạn có ba tờ giấy trả lời để điền vào ô trống. Mục đích của việc này ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN