Di chuyển bằng tàu thủy trong thai kỳ có phải là sự lựa chọn tốt?

(3.94) - 72 đánh giá

Theo các bác sĩ, nếu có một thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu hoàn toàn có thể di chuyển bằng tàu thủy. Tuy nhiên, có một vài lưu ý nhỏ bạn vẫn nên biết trước khi sử dụng phương tiện giao thông này.

Mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm và bạn cần phải cẩn thận về mọi thứ. Bạn sắp có một chuyến đi công tác hoặc đang có ý định đi du lịch? Bạn muốn di chuyển bằng tàu thủy để có những trải nghiệm thú vị nhưng không biết liệu bà bầu đi phương tiện này có an toàn? Hãy cùng Chúng tôi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp cho những băn khoăn này nhé.

Bà bầu di chuyển bằng tàu thủy có an toàn không?

Nếu bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, việc di chuyển bằng tàu thủy sẽ không gây ra nhiều vấn đề. Thời điểm tốt nhất để sử dụng phương tiện vận tải này là tam cá nguyệt thứ hai. Nguyên nhân là do đi tàu thủy trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ sẽ khiến các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nếu thuộc nhóm các bà bầu có nguy cơ cao gặp phải biến chứng thai kỳ như sinh non, bạn nên tránh đi tàu thủy. Nếu bắt buộc phải đi, hãy hỏi kỹ ý kiến bác sĩ nhé.

Bí quyết giúp bà bầu có một chuyến đi bằng tàu thủy vừa an toàn vừa thoải mái

Mang thai là thời điểm vô cùng nhạy cảm, do đó, nếu có ý định di chuyển bằng tàu thủy, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là 1 số lưu ý bạn cần nhớ:

  • Trước khi bắt đầu chuyến đi, hãy chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết.
  • Nếu bạn có nguy cơ cao gặp phải biến chứng thai kỳ, hãy xin ý kiến bác sĩ.
  • Tìm hiểu kỹ về các quy định đối với hành khách mang thai cũng như những sự hỗ trợ mà bạn có thể nhận được.
  • Khi di chuyển, bạn nên mặc áo phao để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, bạn cũng nên:

  • Thư giãn: Khi di chuyển bằng tàu thủy, đừng quá căng thẳng hay lo lắng. Hãy cố gắng thư giãn và tận hưởng không khí mát mẻ. Lúc đi, bạn có thể rủ thêm bạn bè hoặc người thân để có người trò chuyện, tâm sự trong thời gian di chuyển.
  • Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng: Gói sẵn một ít đồ ăn nhẹ để có thể ăn khi đói. Nếu bạn quên mang theo, đừng quá căng thẳng bởi trên tàu có phục vụ đồ ăn và bạn có thể gọi một phần theo ý thích.
  • Không uống thức uống có cồn hoặc nước ngọt: Bạn có thể chuẩn bị sẵn một bình nước lọc để uống khi khát. Ngoài ra, bạn cũng có thể mang theo một ít đồ uống như nước trái cây, sữa chua và sinh tố.

Một số lưu ý mà bà bầu cần nhớ khi di chuyển bằng tàu thủy

Việc di chuyển bằng tàu thủy khi mang thai có thể tiềm ẩn một số rủi ro và nguy hiểm nhất định nếu bạn không cẩn thận. Dưới đây là một số điều mà bà bầu cần lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện giao thông này để đảm bảo có một chuyến đi thoải mái và thú vị:

  • Hãy chọn đi những loại tàu có kích thước lớn, chọn chỗ ngồi ở tầng dưới bởi tàu lớn sẽ làm cho bạn ít bị say sóng và giúp bạn thoải mái hơn.
  • Nếu dễ bị say sóng và cần uống thuốc chống say, bạn nên xin tư vấn của bác sĩ để chọn đúng loại thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai.
  • Khi di chuyển lên tàu thuyền, tránh nâng vật nặng. Nếu là trường hợp bắt buộc, hãy nhờ mọi người giúp đỡ.
  • Mang thai khiến cơ thể bạn trở nên nặng nề và rất dễ bị té ngã, do đó bạn nên tránh di chuyển quá nhiều ở trên tàu.
  • Không di chuyển bằng tàu thủy nếu ngày dự sinh của bạn sắp đến gần.
  • Bạn nên chuẩn bị sẵn một bộ hồ sơ y tế thai kỳ gồm các xét nghiệm đã làm, thuốc đã và đang uống, nhóm máu, cũng như các thông tin hữu ích phòng trường hợp cần. Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ lưu tên, thông tin liên lạc của bác sĩ quen để liên lạc trong tình huống khẩn cấp.
  • Nếu mục đích của chuyến đi là do công việc, hãy tính toán thời gian sao cho ngày đến nơi không quá sát với ngày diễn ra cuộc họp hoặc các hoạt động khác để có thời gian nghỉ ngơi, tránh mệt nhọc.
  • Chỉ ăn những thực phẩm “lành bụng”, an toàn để giữ sức khỏe cho cả bạn và bé. Cẩn thận hơn, bạn có thể mang theo ít đồ ăn vặt và nhớ mang cả thuốc bổ dành cho thai phụ.

Bà bầu vẫn có thể đi tàu thủy nếu có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn có nguy cơ cao gặp phải biến chứng, hãy hỏi cặn kỹ kẽ ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn di chuyển bằng phương tiện này nhé.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giảm thị lực sau khi sinh, phụ nữ cần làm gì?

(96)
Tình trạng giảm thị lực sau khi sinh có thể khiến bạn thấy mắt bị mờ và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Làm sao để bạn có thể cải thiện ... [xem thêm]

Virus HIV sống được bao lâu và 11 điều lầm tưởng về HIV/AIDS

(42)
Virus HIV sống được bao lâu? Tuy HIV/AIDS là bệnh tình dục phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều người mơ hồ. Bạn có nằm trong số đó? Theo báo cáo của WHO năm ... [xem thêm]

Ăn uống như thế nào để bổ não?

(59)
Các báo cáo khoa học cho thấy gần 2/3 số người thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày đều không gặp phải những vấn ... [xem thêm]

Làm mờ sẹo với 3 bí quyết đơn giản tại nhà

(71)
Nếu biết cách làm mờ sẹo tại nhà, bạn sẽ xua tan nỗi lo về những vết sẹo cứng đầu để lấy lại sự tự tin cùng vẻ đẹp của làn da. Nếu những vết ... [xem thêm]

Những thói quen gây hại cho tóc

(72)
Tóc mỏng và yếu có thể do tiền mãn kinh, sự thay đổi nội tiết tố… Tuy nhiên, có những hành động hàng ngày của bạn, tưởng như vô hại, cũng đủ khiến ... [xem thêm]

Tâm thần phân liệt

(34)
Tìm hiểu chungTâm thần phân liệt là bệnh gì?Tâm thần phân liệt là bệnh tâm thần mãn tính nghiêm trọng gây nhiễu loạn suy nghĩ. Tư duy người bệnh trở nên ... [xem thêm]

Đồng tính nữ và bệnh lây qua đường tình dục

(21)
Phụ nữ đồng tính (Đồng tính nữ) hoặc lưỡng tính có nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục (STD) không? Câu trả lời là có. Phụ nữ đồng tính hoặc ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa di truyền và bệnh tiểu đường

(59)
Tiểu đường có di truyền không? Những nhân tố nào sẽ tham gia tác động vào quá trình này? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu xem liệu yếu tố di truyền và bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN