Cơn bão giáp trạng

(3.84) - 21 đánh giá

Tìm hiểu chung

Cơn bão giáp trạng là gì?

Cơn bão giáp trạng là một tình trạng đe dọa đến tính mạng, liên quan đến bệnh cường giáp không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ. Tình trạng này còn được gọi là mất bù của cường giáp.

Trong cơn bão giáp trạng, các chỉ số nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao đến mức nguy hiểm. Nếu không được điều trị tích cực, kịp thời, người bệnh thường tử vong.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ, có hình dạng giống như cánh bướm nằm ở giữa vùng cổ dưới. Hai hormone tuyến giáp được sản xuất tại đây là triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4) có vai trò kiểm soát tốc độ trao đổi chất trong mọi tế bào. Chúng giúp cơ thể xử lý được thức ăn nhanh chóng, chuyển hóa thành năng lượng và điều hành hoạt động của các cơ quan.

Khi bị cường giáp, tuyến giáp sẽ sản xuất quá mức các hormone trên. Điều này khiến cho tất cả tế bào hoạt động nhanh hơn bình thường. Ví dụ, nhịp thở và nhịp tim sẽ tăng lên, thậm chí bạn có khi nói nhanh hơn nhiều so với bình thường.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng cơn bão giáp trạng

Các triệu chứng cơn bão giáp trạng cũng tương tự như cường giáp nhưng xảy ra đột ngột và rất nghiêm trọng. Đây cũng là lý do khiến người bệnh khi gặp phải tình trạng này không thể tự mình tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh, vượt quá 140 nhịp/phút, và rung tâm nhĩ
  • Sốt cao, đôi khi trên 41ºC
  • Vàng da, bướu cổ hay bệnh mắt liên quan đến tuyến giáp
  • Đổ mồ hôi liên tục
  • Run rẩy
  • Kích động
  • Bồn chồn
  • Hay nhầm lẫn, hoảng loạn
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Hôn mê

Sốt cao thường là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng này.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra cơn bão giáp trạng là gì?

Cơn bão giáp trạng thường hiếm khi xảy ra. Tình trạng này chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh cường giáp nhưng không được điều trị thích hợp, khiến hai hormone tuyến giáp được sản xuất quá mức. Tuy nhiên, không phải tất bệnh nhân cường giáp đều sẽ gặp phải cơn bão giáp trạng.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể là:

  • Cường giáp nặng mà không được điều trị đầy đủ
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức nhưng không được điều trị
  • Nhiễm trùng có liên quan đường cường giáp

Những người bị cường giáp có thể gặp phải tình trạng nguy hiểm này sau khi trải qua những vấn đề sau:

  • Chấn thương
  • Phẫu thuật
  • Cảm xúc tiêu cực
  • Đột quỵ
  • Nhiễm toan do đái tháo đường
  • Suy tim sung huyết
  • Thuyên tắc phổi
  • Điều trị bằng i-ốt phóng xạ ở người bệnh basedow

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán cơn bão giáp trạng?

Những người mắc bệnh cường giáp nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ là cơn bão giáp trạng đều cần được đưa vào phòng cấp cứu. Do đó, khi bạn thấy người thân có dấu hiệu của tình trạng nguy hiểm này, hãy gọi 115 ngay lập tức.

Người bệnh gặp phải cơn bão giáp trạng thường có nhịp tim tăng, cũng như huyết áp cao vọt (đặc biệt là huyết áp tâm thu).

Bác sĩ sẽ xác định nồng độ hormone tuyến giáp của người bệnh bằng cách xét nghiệm máu. Nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) có xu hướng thấp trong bệnh lý cường giáp và cơn bão giáp trạng. Theo Hiệp hội Hóa học Lâm Sàng Hoa Kỳ (AACC), giá trị bình thường của TSH dao động từ 0,4 – 4mIU/L. Trong khi đó, nồng độ hormone T3 và T4 sẽ tăng cao hơn bình thường.

Những phương pháp điều trị cơn bão giáp trạng

Cơn bão giáp trạng xuất hiện đột ngột và gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Vậy nên, việc điều trị sẽ bắt đầu ngay khi có nghi ngờ người bệnh gặp phải tình trạng này, trước cả khi có kết quả xét nghiệm.

Các thuốc kháng giáp như propylthiouracil (PTU) hoặc methimazole sẽ được dùng để giảm bớt quá trình sản xuất các hormone tuyến giáp. Bác sĩ có thể sử dụng thêm những thuốc khác như kali iodid, thuốc chẹn beta và steroid.

Người bệnh cường giáp cần phải được chăm sóc, theo dõi liên tục. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng iốt phóng xạ để phá hủy tuyến giáp hoặc sử dụng thuốc ức chế chức năng tuyến giáp tạm thời.

Phụ nữ mang thai không được điều trị bằng iốt phóng xạ vì sẽ tác động tiêu cực đến thai nhi. Khi đó, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cắt tuyến giáp.

Tình trạng sức khỏe thường sẽ được cải thiện trong vòng 1–3 ngày. Một khi “cơn bão” đi qua, bạn sẽ phải kiểm tra sức khỏe lại một lần nữa để xem có cần điều trị thêm hay không.

Tuy nhiên, người bệnh có cơn bão giáp trạng nên tránh sử dụng iốt để điều trị vì có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Nếu tuyến giáp bị phá hủy bằng cách điều trị bằng iốt phóng xạ hay phẫu thuật cắt bỏ, bạn sẽ phải sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp suốt đời.

Biến chứng

Cơn bão giáp trạng có thể gây ra những biến chứng gì?

Tình trạng này cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể bị suy tim sung huyết hoặc tràn dịch phổi, thậm chí tử vong.

Tỷ lệ tử vong ở những người gặp cơn bão giáp trạng mà không được điều trị ước tính khoảng 75%.

Một cơn bão giáp trạng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng sau:

  • Rung tâm nhĩ: gây ảnh hưởng đến nhịp tim khiến nhịp tim không đều, thường có nhịp thất nhanh.
  • Loãng xương: khiến cho xương yếu và dễ gãy.
  • Suy tim: làm tim mất khả năng bơm máu đầy đủ cho khắp cơ thể.

Những biến chứng này đều có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa cơn bão giáp trạng?

Các hiệu quả nhất để ngăn chặn cơn bão giáp trạng là tuân thủ điều trị bệnh lý tuyến giáp đang có. Hãy sử dụng thuốc đúng theo chỉ định bác sĩ và thăm khám sức khỏe định kỳ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm soát bệnh tuyến giáp bằng việc ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên và giảm bớt tối đa các căng thẳng trong cuộc sống.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rong kinh kéo dài: 3 cách kiểm soát tại nhà

(74)
Rong kinh kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như thiếu máu nếu không có biện pháp can thiệp y tế kịp thời.Khai niệm rong kinh kéo dài dùng ... [xem thêm]

Màu sắc kinh nguyệt tiết lộ gì về sức khỏe bạn?

(24)
Kinh nguyệt ghé thăm bạn hàng tháng, nhưng có lẽ ít khi bạn để ý lượng máu kinh mình mất mỗi kỳ là bao nhiêu, cũng như màu sắc kinh nguyệt như thế nào ... [xem thêm]

Hiểu rõ về u xơ tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị

(73)
Bệnh u xơ tử cung hiện nay không còn hiếm gặp nữa. Để biết rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị và phòng ngừa, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay nhé!U ... [xem thêm]

Viêm cổ tử cung

(51)
Cùng với viêm âm đạo, viêm cổ tử cung là bệnh cũng rất thường gặp trong bệnh lý phụ khoa. Triệu chứng viêm cổ tử cung khá giống viêm âm đạo, bao gồm ra ... [xem thêm]

Các tư thế quan hệ bằng miệng (oral sex) bạn nên thử

(97)
Quan hệ bằng miệng (oral sex) là một trong những cách hai bên có thể đạt được khoái cảm tương tự như khi giao hợp thực sự. Nhưng để mang đến sự thoải ... [xem thêm]

Bổ sung thực phẩm tốt cho tuyến giáp vào khẩu phần ăn của mình

(65)
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, có hình cánh bướm, nằm ở phía trước cổ, giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, nhịp tim và nhiều hoạt động quan trọng ... [xem thêm]

Những dấu hiệu tới tháng và nguyên nhân bạn nên biết

(17)
Những dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ đôi khi làm cho chị em nhầm tưởng rằng bản thân đang gặp phải vấn đề bất thường, nguy hại về sức khỏe nên ... [xem thêm]

5 lý do khiến bạn nên dừng ngay việc cạo lông vùng kín

(24)
Bạn có thói quen cạo lông vùng kín để trông sạch sẽ và gọn gàng hơn? Thật ra, khu vực “rừng rậm” này lại có nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ cô bé ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN