Thận trọng những loại thuốc có thể làm hại thận

(3.72) - 31 đánh giá

Một số thuốc có thể làm hại thận, gây suy thận, trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng nhiệt độ cơ thể và suy thoái cơ bắp một cách nguy hiểm. Mỗi loại thuốc bạn đưa vào cơ thể đều trôi qua thận. Nếu bạn không dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nếu thuốc không hợp với cơ thể thì thuốc có thể gây tổn thương đến thận.

Thận tổn thương nặng nhất trong giai đoạn đầu khi triệu chứng chưa được nhìn thấy. Khi chứng suy thận phát triển, các triệu chứng sau đây có thể được phát hiện rõ:

  • Chứng thiếu máu, chóng mặt
  • Sưng tay và chân
  • Chán ăn
  • Đau lưng, đau phía dưới xương sườn
  • Sụt cân
  • Nôn và buồn nôn.

Một số thuốc sau có thể ảnh hưởng đến thận vì chúng có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho thận bằng cách làm hẹp mạch máu, gây cản trở dòng chảy của nước tiểu, trực tiếp gây thương tích cho thận hoặc gây phản ứng dị ứng làm tổn thương đến thận.

Thuốc giảm đau

Dùng lượng lớn thuốc giảm đau không kê toa như aspirin, acetaminophen và ibuprofen có thể gây tổn hại không chỉ cho gan mà còn làm hại cho thận. Bạn không nên dùng thuốc này mỗi ngày hoặc dùng thường xuyên mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước tiên. Nhiều người tự làm tổn thương thận của họ bằng cách dùng những loại thuốc này thường xuyên trong thời gian dài.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng nhiều tylenol và các loại thuốc acetaminophen khác có thể gây suy thận và đồng thời gây hại cho gan. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trung bình dùng một lần thuốc mỗi ngày trong ít nhất một năm sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ suy thận. Đối với hầu hết những người thỉnh thoảng dùng một hoặc hai viên thuốc khi bị nhức đầu thì việc dùng thuốc được cho là an toàn. Một kết luận khác từ nghiên cứu là việc không sử dụng nhiều acetaminophen có thể ngăn ngừa 10% các trường hợp suy thận, là tình trạng đe dọa tính mạng cần phải chạy thận.

Nguy cơ suy thận tăng khoảng 40% ở những người dùng acetaminophen từ mức 2 lần trong một tuần đến một lần trong ngày trong vòng ít nhất một năm so với những người không thường sử dụng thuốc. Nguy cơ trên tăng gấp đôi ở những người dùng thuốc trung bình một lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày trong vòng ít nhất một năm.

Thuốc chống viêm không steroid cũng có liên quan đến việc làm tổn hại cho thận, mặc dù mối quan hệ này ít rõ ràng hơn so với acetaminophen.

Thuốc nhuận tràng kê theo toa

Nhìn chung, thuốc nhuận tràng không kê theo toa thì an toàn cho hầu hết người dùng. Tuy nhiên, một số thuốc nhuận tràng kê theo toa dùng để làm sạch ruột (thường dùng trước khi nội soi đại tràng) có thể gây hại cho thận.

Chất cản quang

Chất cản quang được dùng trong một số xét nghiệm chẩn đoán như MRI. Một số xét nghiệm ảnh yêu cầu dùng loại thuốc nhuộm gọi là “chất cản quang” để hoàn thành xét nghiệm. Ở những người bị bệnh thận, chất cản quang này có thể gây hại. Chụp CT và MRI là những xét nghiệm cần dùng chất cản quang. Tuy nhiên, không phải tất cả các xét nghiệm ảnh đều dùng chất cản quang.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh như ciprofloxacin, methicillin, vancomycin và sulfonamides cũng có thể nguy hiểm nếu không dùng đúng cách. Những người bị bệnh thận cần dùng lượng nhỏ kháng sinh hơn so với những người có thận khỏe mạnh. Hãy chỉ dùng thuốc do bác sĩ chỉ định cho bạn.

Thuốc bất hợp pháp

Hầu hết các loại ma túy, bao gồm cả heroin, cocaine và thuốc lắc có thể gây tăng huyết áp, đột quỵ, suy tim và thậm chí tử vong trong một số trường hợp chỉ qua 1 lần sử dụng. Cocaine, heroin và các chất kích thích cũng có thể gây tổn thương cho thận.

Các loại thuốc khác

Các thuốc như chloroquine và hydroxychloroquine được dùng để điều trị bệnh sốt rét, acyclovir được dùng để điều trị nhiễm khuẩn herpes và các loại thuốc HIV như indinavir và tenofovir cũng gây tổn thương cho thận. Một số loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến chức năng thận bao gồm các thuốc thấp khớp (infliximab), thuốc chống co giật hoặc các thuốc bao gồm phenytoin và trimethadione được dùng để điều trị động kinh hoặc thuốc hóa trị bao gồm interferon, cisplatin, cyclosporin và tacrolimus.

Trong mọi trường hợp, nếu bạn mắc bất kỳ tác dụng phụ nào hoặc bạn cảm thấy không khỏe, hãy đến khám bác sĩ ngay lập tức.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nấm da đầu: Triệu chứng và cách phòng ngừa

(86)
Là một bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm mốc, viêm nấm da đầu khiến nhiều người khó chịu và mất tự tin. Hãy cùng xác định triệu chứng nấm da đầu để ... [xem thêm]

5 mẹo ăn uống giúp kiểm soát hen suyễn cực đơn giản

(86)
Bài viết dưới đây cung cấp 5 mẹo ăn uống đơn giản giúp những người mắc bệnh hen suyễn có thể hạn chế được những phản ứng do bệnh ... [xem thêm]

8 lợi ích tuyệt vời của âm nhạc đối với mẹ bầu và thai nhi

(22)
Âm nhạc là “món ăn tinh thần” không thể thiếu cho cuộc sống. Bởi nó vừa xoa dịu tâm hồn lại tiếp thêm nguồn sinh lực cho cơ thể. Và với những “thiên ... [xem thêm]

Nước hầm xương vừa ngọt tự nhiên lại bổ dưỡng

(88)
Nước hầm xương giúp mang đến vị ngọt tự nhiên trong các món ăn quen thuộc như hủ tiếu, bún bò, phở, nước canh… Không những tăng hương vị cho món ăn ngon ... [xem thêm]

Độ pH của sữa rửa mặt quan trọng với da bạn ra sao?

(40)
Độ pH chính là yếu tố quan trọng nhất cần chú ý khi chọn mua sữa rửa mặt, đôi khi người tiêu dùng chúng ta rất dễ lờ qua yếu tố quan trọng ấy và chọn ... [xem thêm]

Mẹ cho con bú có nên ăn cam hay uống nước cam?

(13)
Trên thực tế, cam và các loại trái cây cùng họ là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy vậy, vẫn có nhiều thắc mắc không biết liệu mẹ sau sinh có nên ... [xem thêm]

Trà detox: Hiệu quả không “thần kỳ” như bạn nghĩ

(60)
Bạn từng nghe nói trà detox có những tác dụng “thần kỳ” như thanh lọc cơ thể, giảm cân dễ dàng hay làm đẹp da? Hãy cẩn thận với các chiêu thức quảng ... [xem thêm]

Khí hư màu vàng: Nguy hiểm hay không đáng ngại?

(11)
Âm đạo có khí hư màu vàng có thể đến từ nhiều nguyên nhân, ví dụ như báo hiệu kỳ kinh nguyệt sắp xảy ra hoặc những tình trạng nghiêm trọng hơn như ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN