Chữa viêm xoang tại nhà từ nguyên liệu tự nhiên

(3.98) - 21 đánh giá

Chữa viêm xoang tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên là cách đơn giản, tiết kiệm và được nhiều người áp dụng.

Viêm xoang là gì?

Viêm xoang là tình trạng niêm mạc ở mũi bị viêm và sưng to gây tắc nghẽn các xoang. Các xoang bình thường rỗng và có độ ẩm nhất định, nên khi bị tắc dễ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển sinh ra dịch mủ.

Bạn có thể tham khảo thêm: Viêm xoang là bệnh gì?

Viêm xoang thường do virus gây ra nên không thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, khi xoang mũi bị sưng viêm sẽ dễ nhiễm trùng. Nhiều người bệnh bị viêm xoang do virus, sau đó lại bị nhiễm trùng trong xoang nên phải dùng thêm kháng sinh. Thường những hợp bị bội nhiễm như thế này, người bệnh sẽ thấy triệu chứng kéo dài hơn bình thường (từ 10 ngày trở lên).

Các bệnh ở đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng dễ dẫn đến viêm xoang.

Bạn có thể tham khảo thêm: Cảm cúm có nguy hiểm không?

Phân loại viêm xoang

  • Viêm xoang trán
  • Viêm xoang sàng
  • Viêm xoang hàm
  • Viêm xoang bướm

Một số triệu chứng của viêm xoang

  • Chảy dịch mũi đặc, có thể ngả xanh hoặc vàng
  • Nghẹt mũi
  • Điếc mũi
  • Đau nhức đầu và mặt ở vị trí các xoang
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Ho
  • Sốt

Điều trị viêm xoang

Điều trị viêm xoang là cần thiết để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe người bệnh.

Bạn có thể tham khảo thêm: Biến chứng viêm xoang có nguy hiểm không?

Điều trị viêm xoang nội khoa

Vì đa số các trường hợp viêm xoang là do nhiễm virus nên các bác sĩ không dùng kháng sinh trong 5-7 ngày đầu tiên.

Một số loại thuốc xịt thông mũi có tác dụng tại chỗ, làm khoang mũi thông thoáng tức thời. Tuy nhiên, không nên dùng trong thời gian dài vì sẽ gây phụ thuộc thuốc và khiến mũi tắc nghẽn nặng hơn về sau.

Điều trị viêm xoang ngoại khoa

Các trường hợp điều trị viêm xoang ngoại khoa (phẫu thuật) thường bao gồm:

  • Điều trị nội khoa không có tác dụng
  • Viêm xoang dẫn đến biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh
  • Các triệu chứng viêm xoang gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày, làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh

Một trong những kỹ thuật phẫu thuật viêm xoang phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật nội soi mũi xoang – FESS (Functional Endoscopic Sinus Surgery). Đây được xem là phương pháp có nhiều ưu điểm vì ít xâm lấn, chỉ tác động vào những vị trí cần thiết, thời gian hồi phục nhanh, người bệnh có thể xuất viện sớm, ít để lại biến chứng.

Hạn chế của phương pháp này là không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ tái phát bệnh. Sau mỗi lần phẫu thuật, bệnh nếu tái phát sẽ khó điều trị hơn và sức đề kháng của bệnh nhân cũng sẽ yếu hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm: Mổ viêm xoang: Nên hay không nên?

Chữa viêm xoang tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên

Chữa viêm xoang tại nhà bằng muối

Muối có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, kháng viêm.

Dùng dung dịch nước muối để vệ sinh mũi họng là cách điều trị các bệnh về đường hô hấp đã được áp dụng từ lâu.

Để rửa mũi và súc họng, bạn cần dùng dung dịch nước muối sinh lý có tỷ lệ muối và nước phù hợp, không quá nhạt cũng không quá mặn để thu được dung dịch nước muối 0,9%.

Cách pha nước muối sinh lý

  • Chọn loại muối sạch, không có i-ốt sẽ tốt hơn (để tránh kích ứng niêm mạc mũi)
  • Chọn nguồn nước sạch để pha dung dịch: nước cất, nước tinh lọc đóng chai
  • Vệ sinh tay sạch trước khi thao tác (rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, nếu cẩn thận hơn thì dùng cồn)
  • Vệ sinh các dụng cụ chứa (có thể dùng cồn)
  • Pha 9g muối vào 1 lít nước đã chuẩn bị (bạn có thể thay đổi lượng pha tùy theo nhu cầu sử dụng, chỉ cần giữa đúng tỷ lệ của muối và nước). Chiết ra các lọ nhỏ để tiện sử dụng nếu muốn.

Lưu ý

Dung dịch nước muối tự pha chỉ dùng được trong vòng 2 tuần kể từ khi pha chế nếu đóng kín nắp lọ. Nếu đã mở lọ thì chỉ nên sử dụng trong vòng 2 ngày. Bảo quản dung dịch ở điều kiện thoáng mát.

Nếu quá trình pha nước muối không đảm bảo vệ sinh thì khi dùng sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn.

Trong trường hợp không muốn pha chế, bạn hãy mua dung dịch nước muối sinh lý bán sẵn tại các nhà thuốc. Nên dùng trong vòng 2 tuần kể từ khi mở nắp. Hiện nay trên thị trường cũng có bán các chai dạng xịt để tiện dùng.

Cách thực hiện vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối

Cho nước muối vào một bát sạch, bịt một bên mũi, bên còn lại nhúng ngập trong bát. Mạnh dạn hít một hơi sâu để nước muối đi vào đường mũi và vòng xuống đường miệng. Nhổ nước muối ở miệng ra ngoài. Lặp lại thao tác này 4-5 lần. Đổi bên.

Có thể lúc đầu bạn sẽ thấy cách vệ sinh mũi này rất khó để thực hiện, nhưng nếu chịu khó luyện tập thì sẽ quen dần. Nhiều người đã áp dụng phương pháp này và nhận thấy tình trạng viêm xoang được cải thiện đáng kể. Vệ sinh mũi họng bằng dung dịch nước muối giúp làm sạch, sát trùng xoang mũi và họng.

Chữa viêm xoang tại nhà bằng tinh dầu

Người bị viêm xoang và mắc các bệnh đường hô hấp nói chung thường xông hơi với tinh dầu. Xông hơi với tinh dầu giúp thông mũi, sát trùng đường mũi họng, chống viêm, giảm đau, thư giãn tinh thần, làm ẩm niêm mạc mũi bị khô. Các loại tinh dầu thường được dùng bao gồm: tinh dầu bạch đàn, tinh dầu tràm trà, tinh dầu sả chanh, tinh dầu bưởi, tinh dầu bạc hà.

Cách xông hơi với tinh dầu

Nấu một bát nước sôi, nhỏ vào bát vài giọt tinh dầu. Hít sâu hơi nước có tinh dầu một cách chậm rãi, đều đặn.

Xông hơi mỗi lần khoảng 20-25 phút, mỗi ngày xông chừng 2-3 lần sẽ thấy tình trạng viêm xoang được cải thiện hiệu quả.

Khi xông hơi cần cẩn thận để không bị bỏng hơi nước.

Chữa viêm xoang tại nhà bằng gừng

Trong gừng cũng có tinh dầu nên người ta thường nấu nước cốt gừng (khoảng 50g gừng với 500ml nước). Khi nước cốt gừng bớt nóng, lấy khăn sạch thấm đều rồi đắp nhẹ lên mặt, hít lấy hơi nóng ở khăn. Xoang sẽ giảm sưng, dịch nhầy loãng hơn và thoát ra ngoài.

Xông bằng nước cốt gừng như vậy khoảng 1 phút, từ 3-5 đợt mỗi ngày.

Người bệnh viêm xoang có thể dùng gừng nấu trà, tận dụng xác gừng còn ấm đắp lên mặt chỗ các xoang để giảm đau.

Chữa viêm xoang tại nhà bằng tỏi

Thực hiện theo những cách sau giúp cải thiện tình trạng viêm xoang:

Ăn tỏi sống

Tỏi sống chứa allicin và các thành phần khác giúp sát trùng, kháng virus, kháng nấm, chống viêm. Ăn tỏi sống rất có hiệu quả nhưng hơi khó ăn. Thế nên, người ta thường chế biến hoặc kết hợp tỏi với các thực phẩm khác để dễ ăn hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm: Chữa viêm xoang bằng tỏi – hiệu quả bất ngờ

Dùng rượu tỏi

Rượu tỏi không chỉ có công dụng chữa viêm xoang mà còn cải thiện tình trạng của nhiều bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, ổn định huyết áp.

Bạn có thể tham khảo thêm: Cách ngâm rượu tỏi chữa viêm xoang và nhiều bệnh khác

Dùng tỏi ngâm mật ong

Mật ong ngọt ngào làm dịu đi mùi vị hăng, cay nồng của tỏi mà vẫn đảm bảo được những hoạt chất có lợi trong tỏi, giúp điều trị hiệu quả bệnh viêm xoang.

Bạn có thể tham khảo thêm: Công thức tỏi ngâm mật ong trị cảm cúm

Lối sống phù hợp với người bị viêm xoang

Ngoài dùng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ) và các nguyên liệu tự nhiên chữa bệnh tại nhà, người bệnh viêm xoang còn cần chú ý đến chế độ ăn uống. Có những thực phẩm ăn vào sẽ có lợi, nhưng cũng có các loại thực phẩm mà người bệnh viêm xoang cần tránh.

Bạn có thể tham khảo thêm: Bị viêm xoang nên ăn gì và không nên ăn gì?

Thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.

Rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống (nhà ở, nơi làm việc).

Tránh dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, ma túy.

Tránh các tác nhân gây dị ứng bao gồm các tác nhân gây dị ứng đường hô hấp, thực phẩm gây dị ứng… vì dị ứng khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.

Tránh xa đám đông, nguồn dịch bệnh, nhất là vào mùa bệnh đường hô hấp lây lan vì các bệnh này có thể dẫn đến viêm xoang.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Herpes sinh dục (Mụn giộp sinh dục)

(36)
Định nghĩaHerpes sinh dục (mụn giộp sinh dục) là bệnh gì?Herpes sinh dục, hay mụn giộp sinh dục, là một loại bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp: 4 điều không thể chủ quan

(99)
Thuốc tránh thai khẩn cấp là “cứu cánh” cho chị em phụ nữ khi “lỡ” quan hệ mà không dùng bao cao su hoặc những cách tránh thai khác. Tuy nhiên, tác dụng ... [xem thêm]

Phẫu thuật dương vật to ra có thật sự hiệu quả?

(61)
Nhiều người cho rằng phẫu thuật dương vật to ra là cứu tinh giúp cải thiện kích thước “cậu bé”. Tuy nhiên, các phẫu thuật này liệu có an toàn và hiệu ... [xem thêm]

5 món từ bông cải xanh giúp bạn ăn ngon miệng hơn

(28)
Bông cải xanh cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng bạn lại cảm thấy hơi khó ăn? Rất có thể bạn sẽ thay đổi khi thử nấu các món ngon từ bông cải xanh như ... [xem thêm]

15 điều dễ thương bạn làm cùng người yêu nhưng… không kể ai nghe

(28)
Bạn có thể khoe với bạn bè một món quà sinh nhật của người yêu, post lên Facebook những tấm ảnh ngọt ngào khi đi du lịch… Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều ... [xem thêm]

Teo âm đạo

(12)
Tìm hiểu chungTeo âm đạo là gì?Teo âm đạo (viêm âm đạo teo) là tình trạng thành âm đạo mỏng đi, khô và viêm do hàm lượng estrogen trong cơ thể thấp. Teo âm ... [xem thêm]

5 kiểu ngoại tình không sex bạn rất dễ vướng vào

(79)
Bạn nghĩ rằng mình và người ấy chưa một lần nắm tay, ôm ấp hay lên giường thì hoàn toàn “trong sáng”? Thật ra, bạn vẫn có thể ngoại tình không sex với ... [xem thêm]

6 mẹo để giữ nguyên dưỡng chất trong thức ăn tươi sống

(84)
Mua các sản phẩm tươi sạch là một cách đảm bảo bạn đang có nguồn dinh dưỡng tốt, nhưng làm sao để giữ được các chất dinh dưỡng đó khi bạn đã đem ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN