Trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt

(4.21) - 98 đánh giá

Khi trẻ sơ sinh được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu, việc mẹ hiểu được bệnh thiếu máu do thiếu sắt của bé từ triệu chứng, nguyên nhân, đến cách chăm sóc và dinh dưỡng bổ sung là vô cùng quan trọng. Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn 8 điều băn khoăn thường gặp của mẹ khi trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt.

1/Trẻ trông rất nhợt nhạt và yếu đuối, đó có phải là dấu hiệu của bệnh thiếu máu?

Trên thực tế, những dấu hiệu điển hình nhất của trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt là da xanh xao và mệt mỏi. Các dấu hiệu khác bao gồm nhịp tim nhanh, khó chịu, chán ăn, móng tay giòn và lưỡi bị đau hoặc sưng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị thiếu máu thường không có bất kỳ triệu chứng nào cả.

2/Bệnh thiếu máu là gì và nguyên nhân do đâu?

Bạn sẽ bị thiếu máu khi các tế bào hồng cầu không mang đủ oxy đến cung cấp cho các mô trong cơ thể. Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây thiếu máu như bệnh thiếu máu do di truyền được gọi là thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, nhưng thiếu máu do thiếu sắt vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất.

Cơ thể luôn cần sắt để tạo ra chất hemoglobin, một loại sắc tố đỏ mang oxy trong máu. Nếu trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt, cơ thể trẻ sẽ sản xuất ít tế bào hồng cầu hơn đồng thời những tế bào hồng cầu cũng sẽ nhỏ hơn so với bình thường, từ đó làm giảm khả năng chuyên chở oxy. Kết quả là các mô trong cơ thể sẽ nhận được ít oxy hơn so với nhu cầu.

Trẻ em sẽ đặc biệt dễ bị bệnh thiếu máu trong thời kỳ cơ thể tăng trưởng nhanh chóng, vì đây là giai đoạn cơ thể cần nhiều chất sắt hơn bình thường để phát triển. Tuy nhiên, thiếu máu do thiếu sắt không chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn mà nó là kết quả của sự thiếu sắt trầm trọng diễn ra trong thời gian dài.

Tình trạng thiếu sắt có thể xảy ra vì nhiều lý do, ví dụ như không đủ sắt trong chế độ ăn uống, bị mất máu liên tục (ví dụ như mất máu trong đường ruột) và kém hấp thu sắt.

3/Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?

Bệnh có thể gây nguy hiểm. Ngoài các triệu chứng nêu trên, trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt có thể bị các vấn đề về thần kinh và thể chất thường xuyên. Trong khi thiếu sắt thì có thể dễ dàng bổ sung chất sắt nhưng sự suy nhược về tinh thần và thể chất không phải lúc nào cũng có thể phục hồi. Thiếu sắt cũng làm cho trẻ em dễ bị ngộ độc chì và nhiễm trùng.

4/Liệu con bạn có nguy cơ bị thiếu máu không?

Từ 9 đến 24 tháng, tất cả trẻ sơ sinh đều có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu rất cao, nhưng những trẻ sau đây có nguy cơ cao nhất:

Trẻ sinh non và nhẹ cân từ 2 tháng tuổi trở lên:

Với những trẻ sinh đủ tháng đã tích lũy đủ chất sắt trong suốt những tháng cuối trong tử cung, lượng tích lũy này đủ cho cơ thể trẻ phát triển trong 4–6 tháng. Trong khi đó, lượng tích trữ chất sắt của trẻ sinh non chỉ kéo dài trong khoảng hai tháng.

Những trẻ uống sữa bò trước khi được một tuổi:

Sữa bò có rất ít chất sắt và gây trở ngại trong việc hấp thu chất sắt của cơ thể, và nếu cho trẻ uống quá nhiều sẽ khiến trẻ no và không muốn ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt khác. Sữa cũng có thể gây kích ứng niêm mạc ruột của trẻ, gây chảy máu. Chính hiện tượng chảy máu đường ruột âm thầm này cũng góp phần làm cho trẻ thiếu máu.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sau 4 tháng tuổi không được ăn các loại thực phẩm tăng cường chất sắt:

Chất sắt trong sữa mẹ được hấp thu tốt hơn gấp ba lần so với sắt trong sữa công thức. Khi trẻ bắt đầu tập ăn các chất rắn, cơ thể trẻ rất cần được bổ sung chất sắt từ các loại ngũ cốc và các loại thực phẩm giàu chất sắt khác.

Trẻ đủ tháng, được cho bú sữa công thức có hàm lượng sắt không đủ:

Ngày nay trường hợp này ít gặp, vì đa số sữa công thức hiện nay đều được tăng cường chất sắt.

5/Khi nào bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh nên được kiểm tra xem có mắc bệnh thiếu máu không khi được 12 tháng, hoặc sớm hơn nếu trẻ sinh non. Nhưng nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt, thì hãy đưa trẻ khi khám ngay lập tức.

Để xác định xem con bạn có bị thiếu máu không, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để đo nồng độ hemoglobin và hematocrit (tỷ lệ phần trăm của các tế bào hồng cầu trong máu).

6/Làm sao phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh?

Bạn có thể phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt cho trẻ bằng các cách dưới đây:

  • Nếu trẻ sinh non hoặc sinh thiếu cân, hãy hỏi bác sĩ về việc có nên bổ sung thêm chất sắt không.
  • Đến khi trẻ được một tuổi, vẫn cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức có tăng cường chất sắt chứ đừng cho uống sữa bò.
  • Nếu trẻ đã được 4 tháng tuổi, vẫn còn bú mẹ và chưa ăn thức ăn đặc, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên cho trẻ uống thuốc sắt loại 11 milligrams (mg) mỗi ngày cho đến khi trẻ bắt đầu biết ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt.
  • Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, hãy cho trẻ ăn ngũ cốc tăng cường chất sắt, các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt nạc, thịt gia cầm, cá; mì ống tăng cường chất sắt, gạo và bánh mì; rau có lá xanh; lòng đỏ trứng và các loại đậu.
  • Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau quả giàu vitamin C như kiwi, bơ và dưa đỏ. Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt rất tốt.

7/Làm thế nào để điều trị bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh?

Điều quan trọng khi điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em là phải tăng cường lượng chất sắt trong mỗi bữa ăn cho trẻ, nhưng để chữa bệnh thiếu máu, chỉ thay đổi chế độ ăn uống thôi thì không đủ. Trẻ có thể cần uống thuốc sắt, thường ở dạng giọt.

Sắt được hấp thụ tốt nhất khi dạ dày trống rỗng. Nhưng chất sắt có thể gây buồn nôn (ngoài ra, mùi vị rất khó chịu), vì vậy bác sĩ có thể đề nghị bổ sung chất sắt cho trẻ bằng thức ăn, sữa mẹ hoặc sữa bột. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra lại nồng độ hemoglobin/hematocrit của con bạn sau khi trẻ được bổ sung chất sắt trong một hoặc hai tháng.

Thường thì phải mất một vài tháng, công thức máu của con bạn mới trở về mức bình thường, và phải mất thêm 6 – 12 tháng để cơ thể bổ sung dự trữ sắt. Sau đó, cơ thể trẻ mới ổn định và bắt đầu duy trì chế độ ăn uống giàu chất sắt.

8/Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn có nên cho trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt uống thuốc sắt?

Thuốc sắt rất hữu ích trong nhiều trường hợp, nhưng uống quá nhiều chất sắt có thể gây độc. Vì vậy, bạn luôn luôn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống. Các bác sĩ thường khuyên nên bổ sung chất sắt cho trẻ bú mẹ ngay từ khi được 4 tháng tuổi.

Nếu trong nhà bạn có trữ sẵn thuốc sắt (hoặc vitamin có chứa sắt), phải khóa thật kỹ và để xa tầm tay của trẻ. Sắt là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thuốc hàng đầu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chức năng của gan và những điều bạn có thể chưa biết

(42)
Mặc dù gan có khả năng tái tạo, nhưng nó cũng cần phải có sức khỏe tốt để làm điều đó. Biện pháp phổ biến nhất để duy trì sức khỏe cũng như chức ... [xem thêm]

Tìm ra kháng thể ho gà giúp cơ thể chống lại mầm bệnh

(90)
Bệnh ho gà có nguy hiểm không? Làm thế nào để kiểm soát bệnh khi đã bị virus tấn công? Mời bạn cùng tìm hiểu!Ho gà là căn bệnh đã xuất hiện và từ hàng ... [xem thêm]

10 điều kiêng cữ sau sinh mà bạn nên chú ý để đảm bảo sức khỏe

(85)
Xem ngay: Phân của bé đang mách bạn gì? Bạn mất khoảng 9 tháng mang thai và có lẽ sẽ cần bằng đó thời gian để cơ thể hồi phục lại sau sinh. Dù sinh ... [xem thêm]

Mẹo nhỏ giúp vợ giảm đau cơ khi tập yoga

(26)
Có thể nói yoga là một bài tập luyện cho toàn bộ cơ thể. Bộ môn này có khả năng chữa lành cơ thể từ bên trong ra bên ngoài. Tuy nhiên, cũng như các hoạt ... [xem thêm]

Cách chữa khô miệng do hội chứng Sjögren

(27)
Hội chứng Sjögren là một dạng rối loạn hệ miễn dịch, thường được xác định qua hai triệu chứng chính: khô mắt và khô miệng.Hội chứng Sjögren thường ... [xem thêm]

Uống nước chanh ấm buổi sáng để hưởng 5 lợi ích sau

(17)
Khởi đầu một ngày làm việc mới với nước chanh ấm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc thải độc cơ thể, giảm cân cùng nhiều lợi ích tăng cường sức khỏe ... [xem thêm]

Ăn món Tết lành mạnh hơn – Bí quyết cho bạn dịp xuân về

(53)
Bệnh tiểu đường có nguy cơ rất cao gây các biến chứng ở tim, mắt và một số cơ quan khác. Căn bệnh này đòi hỏi bạn phải theo dõi lượng đường trong ... [xem thêm]

Cách tính lượng protein cần nạp cho người vận động

(47)
Việc tiêu thụ quá nhiều protein có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ví dụ như bị táo bón và tiêu chảy, phụ nữ có thể bị xáo trộn chu kỳ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN