Chế độ ăn uống khi mang bầu tháng thứ 8 có gì đặc biệt?

(3.79) - 27 đánh giá

Khi mang bầu tháng thứ 8 hoặc tuần thai 29 – 32, bạn nên chú ý về chế độ ăn uống để đem đến những điều tốt nhất cho bé yêu.

Một trong những khía cạnh quan trọng cần nhiều sự quan tâm trong khi mang thai là chế độ ăn uống của mẹ bầu. Thực tế chế độ ăn uống có thể có ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé và tác động vào tinh thần lẫn thể chất của mẹ bầu theo các hướng khác nhau. Trong bài viết sau, mời bạn cùng Chúng tôi tìm hiểu một số thực phẩm nên hoặc hạn chế hấp thụ khi mang bầu tháng thứ 8.

Thực phẩm tốt cho phụ nữ mang bầu tháng thứ 8

Trong quãng thời gian này, bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên có chế độ ăn uống bao gồm những thực phẩm dưới đây:

Cá chứa một lượng lớn sắt, dưỡng chất rất quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi trong những tháng cuối cùng của thai kỳ. Tình trạng thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu khi mang thai, có thể gây ra cảm giác mệt mỏi thường xuyên ở mẹ bầu. Loại hải sản này cũng mang đến những giá trị dinh dưỡng khác không kém phần thiết yếu chẳng hạn như protein, chất béo tốt.

Bạn có thể thêm các món ăn chế biến từ cá chép, cá hồi, cá chim, cá chẽm… vào thực đơn hằng tuần để thay đổi khẩu vị. Nếu thích ăn sushi khi mang thai, mẹ bầu vẫn sẽ được thưởng thức món ăn này với điều kiện nguyên liệu tươi ngon kèm theo nơi chế biến đảm bảo yêu cầu vệ sinh tuyệt đối.

Thịt đỏ

Thịt đỏ là một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hết sức tuyệt vời cho phụ nữ mang bầu tháng thứ 8. Các dưỡng chất mà thịt đỏ mang đến bao gồm: protein, sắt, kẽm… rất tốt cho thai phụ và thai nhi. Cả thai nhi lẫn mẹ bầu đều cần đến chúng để phục vụ cho quá trình mang thai và phát triển trí não. Mặt khác, thịt đỏ cũng có thể cải thiện sức khỏe chung của người mẹ, vì có chứa các khoáng chất giúp mẹ bầu không bị mệt mỏi hoặc ngã bệnh khi mang thai.

Chuối

Dẫu cho chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cũng như không hề thua kém những loại thực phẩm khác nhưng chuối lại bị đánh giá thấp. Tuy thế, các bác sĩ vẫn đưa ra lời khuyên phụ nữ mang thai nên tích cực ăn chuối một cách đều đặn nhằm bổ sung kali, canxi, sắt… cho cơ thể. Mặt khác, chuối cũng thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm táo bón, tăng sự thoải mái cho phụ nữ mang thai theo những cách tuyệt vời.

Thực phẩm từ sữa

Nếu bạn thắc mắc vì sao các mặt hàng sữa cho bà bầu, sữa cho trẻ em trong những năm đầu đời được quảng cáo rất nhiều thì đây sẽ là câu trả lời: Sữa hoặc những sản phẩm làm từ sữa đóng vai trò như một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất khá hoàn thiện. Tiêu thụ sữa trong tháng cuối cùng của thai kỳ có thể tác động tính cực đến bé yêu.

Các loại rau

Thực phẩm giàu chất xơ rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì chúng giúp ngăn ngừa cảm giác táo bón xảy ra do cân nặng và hiện tượng tiết hormone dư thừa trong tam cá nguyệt thứ ba. Do vậy, bạn không nên bỏ qua rau trong chế độ ăn uống hàng ngày khi mang bầu tháng thứ 8.

Bơ đậu phộng

Việc bổ sung chất béo cũng là một yếu tố không thể thiếu cho cơ thể mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 8. Mặc dù việc tiêu thụ quá nhiều chất béo sẽ tác động tiêu cực đến phụ nữ mang thai nhưng bạn vẫn cần bổ sung những axit béo quan trọng trong chế độ ăn uống chẳng hạn như omega-3. Nếu thiếu, thai nhi sẽ không đủ điều kiện để phát triển não bộ một cách hoàn thiện nhất. Bên cạnh cá thì các nguồn cung cấp chất béo tốt có thể kể đến bao gồm trứng và bơ đậu phộng.

Trái cây họ cam, chanh

Bên cạnh lợi thế sở hữu dồi dào một lượng lớn chất xơ thì trái cây họ cam, chanh cũng chứa không ít vitamin C đi kèm. Vitamin C rất quan trọng vì nó được sử dụng để hấp thụ chất sắt. Do đó, việc thiếu hụt loại vitamin này dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu và mệt mỏi ở mẹ bầu. Ngoài việc đưa trái cây họ cam, chanh vào chế độ ăn, bạn có thể bổ sung vitamin C từ cà chua và cải bắp nữa đấy.

Thực phẩm phụ nữ mang bầu tháng thứ 8 không nên ăn

Ngoài việc chọn những món ăn tốt thì vẫn có những loại thực phẩm mà bạn cần đưa ra khỏi chế độ ăn uống để tránh ảnh hưởng đến thai nhi:

Sữa chưa tiệt trùng

Mẹ bầu phải tuyệt đối tránh tiêu thụ sữa tươi chưa tiệt trùng trong tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ bởi sản phẩm này không hề được xem là an toàn và tiềm ẩn các yếu tố gây bệnh.

Cà phê

Những sản phẩm chứa caffeine chẳng hạn như cà phê nằm trong danh sách cần hạn chế trong giai đoạn cuối thai kỳ, vì nó có xu hướng khiến mẹ bầu dễ bị táo bón sau khi hấp thụ và ảnh hưởng không tốt đến tim mạch của bé yêu. Thay vào đó, hãy cố gắng uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây để thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận tiện hơn.

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Các món ăn chiên xào cũng không hề được khuyến khích cho thai phụ mang bầu tháng thứ 8 bởi dẫu khá ngon miệng nhưng chúng lại có rất ít những chất dinh dưỡng cần thiết. Thực phẩm chiên cũng có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, bao gồm khó tiêu và ợ nóng, điều này có thể tạo ra cảm giác cực kỳ khó chịu trong thời gian mang thai.

Tránh ăn thịt các loại cá như cá mập, cá cờ, cá kiếm

Đây đều là những loại cá mẹ bầu cần tránh vì chúng có hàm lượng chất gây hại cao mang tên methyl thủy ngân (methylmercury – MeHg). Methyl thủy ngân có thể gây ra các biến chứng tiềm ẩn cho quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Những lưu ý dành cho mẹ bầu mang thai ở tháng thứ 8

Trong những tháng cuối cùng của quá trình mang thai, bạn hãy cố gắng cẩn trọng đối với chế độ ăn uống để đem đến điều kiện tốt nhất cho giai đoạn sinh nở. Ngoài ra, một số chú ý nhỏ dưới đây cũng sẽ hỗ trợ bạn phần nào đấy:

  • Chỉ nên ăn các món tốt cho sức khỏe và giàu dinh dưỡng
  • Bổ sung nước đầy đủ để ngăn ngừa táo bón, đồng thời làm tăng thể tích máu mang vitamin, khoáng chất cho mẹ cũng như thai nhi. Hãy luôn giữ một chai nước bên mình để bạn có thể uống bất cứ khi nào.
  • Không nên tránh xa hải sản hoàn toàn, mặc dù chúng có thể chứa các chất có hại như thủy ngân, bạn vẫn có thể chọn những loại cá an toàn để thưởng thức trong thai kỳ.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) ở Việt Nam

(23)
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ không giúp chữa trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD hoàn toàn nhưng nó giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng, bao ... [xem thêm]

5 cách chăm sóc bệnh nhân suy tim nhanh hồi phục

(79)
Khi biết tin bố bị suy tim độ 3 đã lâu, chị Hà ngày nào cũng thấp thỏm lo âu vì ông đi đứng khó khăn, ăn không được, ngủ cũng không yên… Chị tìm đến ... [xem thêm]

7 sự thật thú vị về hiện tượng thai nhi đạp khi ở trong bụng mẹ

(35)
Hiện tượng thai nhi đạp báo hiệu cho bạn biết con yêu đang lớn dần lên từng ngày cùng nhiều sự thật thú vị khác.Thai nhi đạp cho thấy bé đang phát triển ... [xem thêm]

Ngứa đầu dương vật: Xử lý thế nào đây?

(70)
Khi bị ngứa đầu dương vật, bạn không những cảm thấy khó chịu mà còn dễ rơi vào tình huống xấu hổ trong giao tiếp hàng ngày. Chỉ cần điều chỉnh một ... [xem thêm]

Ăn món Tết lành mạnh hơn – Bí quyết cho bạn dịp xuân về

(53)
Bệnh tiểu đường có nguy cơ rất cao gây các biến chứng ở tim, mắt và một số cơ quan khác. Căn bệnh này đòi hỏi bạn phải theo dõi lượng đường trong ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị viêm đa khớp

(67)
Viêm đa khớp vẫn còn là dấu hỏi lớn với rất nhiều người. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh để phòng tránh và điều trị kịp ... [xem thêm]

Ý tưởng chụp ảnh đôi ngọt ngào và lãng mạn

(29)
Những chuyến đi chơi xa hay cuộc hẹn hò dã ngoại chính là cơ hội tuyệt vời để bạn lưu giữ những khoảnh khắc đẹp với người yêu. Những ý tưởng chụp ... [xem thêm]

6 mẹo vượt qua tê nhức chân khi mang giày cao gót lâu

(67)
Những tổn thương ở mắt cá, chân và lưng ở những người thương xuyên mang giày cao gót không thể ngăn cản phụ nữ sử dụng giày cao gót, kể cả khi cảm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN