Viêm đa khớp vẫn còn là dấu hỏi lớn với rất nhiều người. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh để phòng tránh và điều trị kịp thời.
Viêm đa khớp là gì?
Để hiểu rõ về viêm đa khớp, trước tiên chúng ta cần biết chính xác viêm đa khớp là gì. Đây là bệnh lý do viêm khớp gây ra, chúng gây đau, cứng, sưng và khiến khớp khó cử động. Do đó, bệnh đại diện cho bất kỳ loại viêm khớp nào tác động đến nhiều hơn 3 khớp khác nhau trên cơ thể. Viêm đa khớp có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi và giới tính nào.
Các loại viêm đa khớp
Viêm khớp do vảy nến
Nhìn chung bệnh ảnh hưởng đến các ngón tay và cột sống lưng. Nó là một trong những dạng phổ biến nhất của viêm đa khớp, tuy nhiên, bệnh chỉ ảnh hưởng đến người mắc bệnh vảy nến.
Viêm khớp kinh niên
Bệnh ảnh hưởng đến các khớp trong cả cơ thể. Ngoài các triệu chứng thường gặp giống viêm khớp như đau, sưng và cứng khớp thì bệnh còn gây mệt mỏi, giảm thị lực, sụt cân, viêm phổi.
Alphavirus
Alphavirus xuất hiện khi người bệnh bị muỗi cắn, gây viêm não, sốt và nhức đầu, viêm đa khớp. Viêm đa khớp do alphavirus gây ra thường được biết đến là “hội chứng viêm đa khớp alphavirus”.
Nguyên nhân gây viêm đa khớp
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nguồn gốc của bệnh xuất phát từ:
- Viêm khớp đối xứng như các loại viêm tự phát, viêm khớp Juvenile, viêm khớp dạng thấp kinh niên, phản ứng thuốc hay bệnh Lupus.
- Viêm khớp không đối xứng như bệnh gút (còn được gọi là thống phong), viêm khớp do vảy nến, viêm khớp phản ứng (viêm khớp xảy ra do phản ứng của cơ thể với các loại vi khuẩn).
- Nhiễm trùng do virus như Parpovirus, virus viêm gan, quai bị, virus Ross River (bệnh do muỗi gây ra), bệnh sởi và HIV.
- Bệnh chuyển hóa như suy gan và suy thận (bệnh xuất hiện trong cơ thể), thống phong giả (do hình thành tinh thể quanh khớp), bệnh gút.
- Trường hợp thoái hóa cấu trúc như thoái ha khớp (do sụn xương hao mòn).
- Nhiễm trùng như bệnh Lyme, bệnh lao, bệnh Well và bệnh Whipple.
- Bệnh viêm mạch máu: Viêm mạch (mạch máu bị tấn công do hệ miễn dịch) hoặc viêm khớp tế bào (làm cản trở lưu thông máu trong động mạch).
- Bệnh nội tiết.
Chữa trị bệnh
Phương pháp chữa trị rất đa dạng và hầu hết dựa trên nguyên nhân gây ra nó. Chúng có thể bao gồm:
√ Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc giảm đau như nhóm NSAIDs như là thuốc chứa meloxicam, ibuprofen, naproxen… hay thực phẩm bổ sung làm chắc sụn dưới sự tư vấn của bác sĩ.
√ Thay đổi lối sống
Bệnh nhân cần thay đổi lối sống, duy trì cân nặng lý tưởng bằng cách tập thể dục thường xuyên cũng như ăn uống lành mạnh để gia tăng độ linh hoạt của khớp và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.