7 sự thật thú vị về hiện tượng thai nhi đạp khi ở trong bụng mẹ

(3.76) - 35 đánh giá

Hiện tượng thai nhi đạp báo hiệu cho bạn biết con yêu đang lớn dần lên từng ngày cùng nhiều sự thật thú vị khác.

Thai nhi đạp cho thấy bé đang phát triển tốt trong tử cung và sắp đến ngày bạn gặp được con. Thế nhưng, đôi khi bé cũng ít đạp. Vậy bé có khỏe mạnh hay gặp vấn đề gì không? Những cú đạp của bé nói lên rất nhiều điều. Muốn tìm hiểu về điều này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Chúng tôi nhé.

1. Cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh và bình thường

Những cú đá có thể cho thấy bé đang phát triển tốt trong dạ con. Bạn có thể tưởng tượng ra hình ảnh bé đang rất là hiếu động khi đá, lăn, xoay bên trong tử cung của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy rung nhẹ trong bụng khi bé di chuyển tay. Những chuyển động này sẽ trở nên khác biệt hơn trong giai đoạn sau của thai kỳ.

2. Bé phản ứng với các kích thích bên ngoài

Những cú đạp của thai nhi là cách để bé đáp lại những thay đổi về môi trường chẳng hạn như về những món ăn mà bạn ăn hoặc âm thanh mà bạn nghe thấy.

  • Phản ứng với âm thanh: Trong tuần thứ 20, bé sẽ bắt đầu nghe được những âm thấp và dần dần sẽ nghe được những âm cao. Những cử động phản ứng của bé khi nghe thấy những âm thanh này cho thấy bé đang phát triển bình thường.
  • Phản ứng với thực phẩm: Những món bạn ăn trong thời gian mang thai là cách để bé tiếp xúc với vị của món ăn thông qua nước ối. Những mùi vị này có thể khiến bé chuyển động nếu bé thích hoặc không thích chúng.

3. Bé thường đá nhiều hơn khi bạn nằm nghiêng một bên

Bạn có thể cảm nhận được điều này nếu bạn nằm nghiêng khi ngủ. Điều này là do khi bạn nằm nghiêng, lượng máu cung cấp cho thai nhi sẽ tăng lên.

Khi bạn nằm ngửa, bé sẽ ít chuyển động hơn để tiết kiệm oxy. Các bé chỉ cử động khi bạn nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải. Khi bạn thay đổi tư thế ngủ, bé sẽ nhanh chóng chuyển sang trạng thái hoạt động khác.

4. Bé biết đạp từ khi 9 tuần

Cảm giác rung trong bụng mà bạn cảm nhận trong giai đoạn đầu thai kỳ là những chuyển động của bé đấy. Các cử động này bắt đầu vào khoảng tuần thứ 7 của thai kỳ nhưng lúc này bạn vẫn chưa cảm nhận được. Thông thường, sau 9 tuần, bé sẽ bắt đầu đạp bạn khi di chuyển chân tay. Những cú đạp của bé có thể được ghi lại qua màn hình siêu âm. Sau 24 tuần, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt hành động này.

5. Giảm cử động thai có thể cho thấy bé đang nguy hiểm

Sau khi mang thai được 28 tuần, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên theo dõi những cú đạp của bé. Bé sẽ đạp khoảng 10 lần trong 2 giờ. Giảm cử động thai có thể cho thấy bé đang khó chịu khi:

  • Bạn bị căng thẳng hoặc ăn uống không đủ dinh dưỡng. Cảm xúc và thể chất của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến các cử động của bé. Bên cạnh đó, việc cung cấp chất dinh dưỡng không đủ cho bé cũng dẫn đến sự phát triển không bình thường của não và hệ thần kinh, làm giảm cử động thai. Hãy thử uống nhiều nước hoặc đi bộ xung quanh nếu thấy bé không cử động.
  • Bong nhau thai cũng có thể làm máu và oxy lưu thông đến bào thai bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
  • Vỡ ối sớm có thể làm giảm dịch ối và làm giảm chuyển động của thai nhi do bé bị thiếu oxy.
  • Thiếu oxy huyết trong tử cung: tình trạng này xuất hiện khi dây rốn bị xoắn hoặc biến dạng. Điều này khiến lượng oxy cung cấp cho bé bị giảm.

Xét nghiệm siêu âm có thể xác định tim thai và lý do khiến bé ít cử động.

6. Không cần lo lắng nếu thai nhi đạp ít vào giai đoạn cuối của thai kỳ

Thông thường, bé sẽ nghỉ ngơi trong dạ con khoảng từ 20 – 40 phút (đôi khi đến 90 phút). Khi bé lớn thì việc cử động cũng sẽ trở nên khó khăn hơn nên ở cuối thai kỳ số lần thai nhi đạp giảm xuống cũng là điều bình thường. Trong thời gian này, bạn có thể bị đau ở phía dưới xương sườn và những cơn đau này thường kéo dài khoảng vài phút.

7. Cho thấy những hành vi của bé trong tương lai

Theo một nghiên cứu, cử động của bé bên trong tử cung có thể ảnh hưởng đến hành vi của bé trong giai đoạn thơ ấu. Tuy nhiên, đây không phải là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá sự phát triển hành vi của bé.

Những cú đạp này chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những cảm xúc khó tả. Bạn sẽ không thể tưởng tượng được bé đang nghịch đến thế nào trong tử cung của bạn đâu đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sả có tác dụng ngăn ngừa ung thư không phải ai cũng biết

(10)
Cây sả, hay còn gọi là cỏ chanh, là một loại thực vật mà mọi người lấy lá và chiết tinh dầu để làm thuốc. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết sả có tác ... [xem thêm]

Bệnh ung thư máu có di truyền không?

(42)
Ung thư máu có di truyền không? Đây có lẽ là vấn đề nhiều người quan tâm. Thực tế, di truyền chỉ là yếu tố nguy cơ, không phải nguyên nhân gây bệnh.Trong ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì để nhanh ra kinh nguyệt?

(86)
Ăn gì để nhanh ra kinh nguyệt? Thực phẩm có khả năng tác động đến chu kỳ kinh nguyệt mạnh mẽ. Vậy khi bị trễ kinh nên uống gì hoặc ăn gì để nhanh ra ... [xem thêm]

8 vấn đề với mồ hôi tiết lộ sức khỏe của bạn

(64)
Sự bài tiết thông qua các tuyến mồ hôi của cơ thể thường mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn gặp những vấn đề với mồ hôi như ... [xem thêm]

Làm sao để cắt giảm khẩu phần ăn mà không cảm thấy đói? (Phần 2)

(57)
Giảm cân không cần ăn kiêng? Khả thi hay không? Nếu bạn áp dụng đúng và đủ 10 thói quen dưới đây, bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian và công sức để ... [xem thêm]

Xét nghiệm số lượng virus HIV

(14)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm số lượng virus HIVBộ phận cơ thể/mẫu thử: máuTìm hiểu chungXét nghiệm số lượng virus HIV là gì?Xét nghiệm số lượng virus ... [xem thêm]

Thuốc điều trị tăng huyết áp Cozaar: Những điều cần phải biết

(92)
Cozaar (Losartan Potassium) được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và giúp bảo vệ thận từ tổn thương do bệnh tiểu đường. Thuốc cũng được sử dụng ... [xem thêm]

Cách lựa chọn thực phẩm giúp bạn bảo vệ răng miệng

(19)
Bên cạnh vấn đề vệ sinh thì sử dụng thực phẩm tốt cho răng miệng cũng góp phần không nhỏ để giúp bạn có một hàm răng trắng sáng và khỏe đẹp.Như ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN