Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) ở Việt Nam

(3.98) - 23 đánh giá

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ không giúp chữa trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD hoàn toàn nhưng nó giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng, bao gồm các nhiễm trùng trong lồng ngực có thể dẫn đến nhập viện.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD gần đây, rất có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thay đổi thói quen ăn uống. Bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn phù hợp. Thói quen ăn uống lành mạnh cũng giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Việc duy trì chế độ dinh dưỡng đế chiến đấu với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD không hề nhàm chán hay khó khăn. Bạn chỉ cần thực hiện theo các lời khuyên về chế độ ăn cân bằng, đầy đủ.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì?

Chế độ ăn giảm lượng carbohydrate (carb) sẽ làm cho cơ thể ít sản xuất ra carbonic hơn, từ đó giúp bạn quản lý sức khỏe tốt hơn.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí phổi năm 2015, những đối tượng khỏe mạnh thực hiện theo chế độ ăn keto (nhiều chất béo, ít carbohydrate, vừa phải protein) có lượng carbonic thải ra và áp lực CO2 trong khí thở ra (PETCO2) thấp hơn so với những người theo chế độ ăn Địa Trung Hải (tập trung vào các thực phẩm lành mạnh như rau, củ, quả, cá và các loại gạo nguyên cám, chú trọng nhiều đến các thực phẩm đặc trưng riêng của vùng Địa Trung Hải như các loại cá).

Ngoài ra, một nghiên cứu từ năm 2003 cho thấy sự cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD ở những người có chế độ ăn nhiều chất béo, ít carbohydrate.

Bên cạnh giảm lượng carbohydrate, chế độ ăn uống lành mạnh còn gồm nhiều loại thực phẩm khác. Bạn nên cố gắng đưa những thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Thực phẩm giàu protein

Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu protein, chất lượng cao, chẳng hạn như thịt các loài động vật ăn cỏ, thịt gia cầm, trứng và cá – đặc biệt các loại cá có nhiều chất béo như cá hồi, cá thu, cá mòi.

Carbohydrate hỗn hợp

Bạn nên chọn các loại thực phẩm chứa carbohydrate hỗn hợp trong chế độ ăn. Những thực phẩm này có nhiều chất xơ, giúp cải thiện chức năng của hệ thống tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu.

Thực phẩm có thể kết hợp vào chế độ ăn uống bao gồm:

  • Đậu Hà Lan
  • Cám
  • Khoai tây còn nguyên vỏ
  • Đậu lăng (lentils)
  • Diêm mạch (quinoa)
  • Các loại đậu
  • Yến mạch
  • Lúa mạch

Các sản phẩm tươi

Trái cây và rau quả tươi chứa các vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu. Những chất dinh dưỡng này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Các loại rau không chứa tinh bột (tất cả trừ đậu Hà Lan, khoai tây và ngô) đều ít carbohydrate, vì vậy chúng có thể được dùng trong các chế độ ăn kiêng.

Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng phù hợp, một vài loại thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn sẽ được đề cập ở phần dưới của bài.

Thực phẩm giàu kali

Ion kali rất quan trọng đối với chức năng của phổi, vì vậy thiếu kali có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Bạn cần cố gắng ăn các thực phẩm giàu kali, chẳng hạn như:

  • Các loại rau có màu xanh lá đậm
  • Cà chua
  • Măng tây
  • Củ dền
  • Khoai tây
  • Chuối
  • Cam

Thực phẩm giàu kali có thể đặc biệt hữu ích nếu chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ đã kê cho bạn một vài loại thuốc lợi tiểu.

Chất béo tốt cho sức khỏe

Khi chọn chế độ ăn nhiều chất béo, thay vì chọn thực phẩm chiên, bạn hãy chọn đồ ăn nhẹ và có chất béo như bơ, các loại hạt, dừa và dầu dừa, ô liu và dầu ô liu, cá béo, phô mai. Những thực phẩm này giúp cung cấp dinh dưỡng tổng thể nhiều hơn, đặc biệt nếu bạn dùng trong thời gian dài.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiêng ăn gì?

Một số loại thực phẩm có thể gây ra các vấn đề như tạo khí, đầy hơi hoặc có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Sau đây là những thực phẩm cần tránh hoặc giảm thiểu trong chế độ ăn.

Muối

Quá nhiều natri hoặc muối trong chế độ ăn uống sẽ gây ra tình trạng giữ nước, có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp. Bạn không nên thêm muối vào các món ăn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc và gia vị không ướp muối để làm hương vị thay thế.

Bạn cũng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về các thực phẩm thay thế có hàm lượng muối natri thấp. Chúng có thể chứa các thành phần khác ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.

Hầu hết lượng natri không đến từ lượng muối bạn nêm vào thức ăn mà chúng có sẵn trong các thực phẩm bạn dùng.

Vì vậy, bạn hãy kiểm tra cẩn thận nhãn thông tin các thực phẩm mà bạn sử dụng. Các bữa ăn nhẹ không nên chứa quá 300mg natri mỗi phần ăn, đồng thời toàn bộ các bữa ăn không nên chứa quá 600mg natri.

Một vài loại trái cây

Táo, trái cây có hạt cứng như mơ, đào và dưa có thể gây đầy hơi ở một số người do carbohydrate bị lên men trong đường tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp ở những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại trái cây ít bị lên men như quả mọng (berry), dứa và nho.

Một số loại rau và đậu

Có rất nhiều loại rau và đậu có thể tạo khí gas, gây đầy hơi khi sử dụng.

Bạn có thể tham khảo danh sách các thực phẩm dễ gây đầy hơi dưới đây. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tiếp tục dùng chúng nếu không gặp vấn đề gì:

  • Đậu
  • Cải Brussel
  • Cải bắp
  • Súp lơ
  • Ngô (bắp)
  • Tỏi tây
  • Đậu lăng
  • Hành
  • Đậu Hà Lan
  • Đậu nành

Sản phẩm từ sữa

Ở một vài người, khi sử dụng các sản phẩm được làm từ sữa như bơ, phô mai làm cho các chất nhầy trở nên đặc hơn. Tuy nhiên, nếu các sản phẩm từ sữa không làm cho tình trạng đờm tồi tệ hơn, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng chúng.

Sô cô la

Sô cô la có chứa caffeine, từ đó có thể gây ảnh hưởng đến thuốc bạn đang sử dụng. Bạn cần kiểm tra với bác sĩ để tìm hiểu liệu bạn có nên tránh hay hạn chế ăn sô cô la hay không.

Thực phẩm chiên

Thực phẩm chiên, có nhiều dầu mỡ sẽ gây ra đầy hơi, khó tiêu. Thực phẩm có nhiều gia vị cũng gây khó chịu và ảnh hưởng đến hơi thở của bạn. Vậy nên, bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm này nhiều nhất có thể.

Lưu ý khi dùng đồ uống

Những người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nên cố gắng uống nước thường xuyên cả ngày. Bạn nên uống 6–8 cốc nước lớn (khoảng 230ml) không chứa caffeine mỗi ngày. Cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp chất nhầy loãng hơn và bạn có thể dễ dàng loại bỏ chúng khi ho.

Hạn chế hoặc tránh hoàn toàn caffeine vì chúng có thể ảnh hưởng đến thuốc bạn đang dùng. Đồ uống chứa caffein bao gồm cà phê, trà, soda và nước tăng lực, chẳng hạn như Red Bull.

Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn nên tránh hoặc hạn chế các đồ uống có cồn vì chúng có thể tương tác với thuốc. Hơn nữa, rượu cũng có thể làm chậm nhịp thở và khiến bạn ho ra chất nhầy khó khăn hơn.

Theo dõi cân nặng của cơ thể

Những người bị viêm phế quản mạn tính có xu hướng béo phì, trong khi người mắc khí phế thũng có xu hướng thiếu cân. Điều này làm cho việc đánh giá chế độ ăn uống và dinh dưỡng là một phần quan trọng khi điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

Khi bạn thừa cân

Khi cơ thể thừa cân, tim và phổi phải làm việc nhiều hơn, từ đó khiến quá trình hô hấp trở nên khó khăn hơn. Trọng lượng cơ thể dư thừa cũng có thể làm tăng nhu cầu oxy.

Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể tư vấn cho bạn cách đạt được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh hơn bằng cách tuân theo kế hoạch ăn uống được điều chỉnh, cũng như các chương trình tập thể dục bạn có thể thực hiện.

Khi bạn thiếu cân

Một số triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD như giảm cảm giác thèm ăn, trầm cảm hay cảm thấy không khỏe sẽ làm bạn biếng ăn, dẫn đến giảm cân. Khi thiếu cân, bạn dễ cảm thấy yếu, mệt mỏi hoặc thậm chí dễ bị nhiễm trùng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD khiến bạn phải sử dụng nhiều năng lượng hơn khi thở. Một người mắc bệnh COPD có thể đốt cháy gấp 10 lần lượng calo khi thở so với một người bình thường.

Nếu thiếu cân, bạn cần bổ sung các món ăn nhẹ lành mạnh, nhiều calo trong chế độ ăn uống. Các món ăn bạn có thể tham khảo như:

  • Sữa
  • Trứng
  • Yến mạch, diêm mạch
  • Các loại đậu
  • Phô mai
  • Các loại hạt và bơ từ hạt
  • Bánh từ hạt yến mạch (granula)

Chuẩn bị cho bữa ăn

Chuẩn bị một bữa ăn thoải mái, nhẹ nhàng sẽ giúp bệnh nhân COPD cảm thấy đỡ lo lắng hơn, khuyến khích sự thèm ăn và giúp họ tuân thủ chế độ ăn một cách dễ dàng.

Chia nhiều bữa ăn nhỏ

Bạn hãy thử ăn 5–6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ba bữa lớn. Ăn các bữa ăn nhỏ giúp bạn tránh làm đầy dạ dày quá mức và để cho phổi đủ chỗ để mở rộng, làm cho việc thở dễ dàng hơn.

Ăn bữa chính sớm hơn

Bạn cần cố gắng ăn bữa chính sớm nhất có thể, chẳng hạn như khi bắt đầu một ngày mới. Việc này giúp bạn có nhiều năng lượng để hoạt động cả ngày.

Chọn các thực phẩm dễ chuẩn bị

Bạn cũng nên chọn các loại thực phẩm dễ tìm mua và không mất quá nhiều công sức chế biến, từ đó giúp tránh lãng phí năng lượng.

Nếu có khả năng, bạn cũng có thể đặt một bữa ăn được giao tận nơi theo yêu cầu.

Tư thế thoải mái

Bạn nên ngồi trên một chiếc ghế cao và cảm thấy thoải mái trong khi ăn để tránh gây quá nhiều áp lực lên phổi.

Dự trữ thức ăn

Khi chuẩn bị bữa ăn, bạn hãy làm dư một chút và bảo quản trong tủ lạnh hay tủ đông, phòng trường hợp bạn cảm thấy quá mệt mỏi để nấu ăn thì vẫn còn thực phẩm dự trữ.

Kết luận

Điều quan trọng khi bạn mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là phải chú ý đến sức khỏe tổng thể của bản thân. Trong đó, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Bạn cần thay đổi chế độ ăn với các bữa ăn gia tăng hàm lượng chất béo hơn, giúp quản lý các triệu chứng và giảm thiểu các biến chứng COPD.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách thay tã cho bé thật dễ dàng

(82)
Trong những tháng đầu, bạn có thể thay tã cho bé thường xuyên mỗi giờ đồng hồ. Dù công việc này khiến bạn chán ngấy, nhưng thay tã thường xuyên (ít nhất ... [xem thêm]

Mách nàng cách làm trắng da mặt bằng mỹ phẩm

(76)
Nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày càng đa dạng, phong phú, chính vì thế các sản phẩm hay cách làm trắng da mặt xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó ... [xem thêm]

Vì sao bạn cảm thấy gia đình không hạnh phúc?

(97)
Mỗi khi cảm thấy gia đình không hạnh phúc, rất có thể ngay chính bản thân bạn cũng mắc những sai lầm khiến tình cảm bị rạn nứt ngày càng nhiều hơn. Gia ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về thuốc Duphalac (Phần 2)

(69)
Tên biệt dược: DuphalacTên hoạt chất: LactuloseDạng bào chế và hàm lượng: dung dịch uống Duphalac 667 g/I lactuloseĐóng gói: Hộp 20 gói Duphalac x 15ml hoặc chai ... [xem thêm]

Lợi ích khi uống nước dừa vào buổi sáng

(35)
Từ lâu, nước dừa được xem là loại nước giải khát nhiều dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Nhiều người thắc mắc, liệu rằng uống nước dừa buổi ... [xem thêm]

Bệnh giang mai có chữa được không?

(54)
Giang mai là căn bệnh truyền nhiễm, nếu không được chữa kịp thời sẽ dẫn các biến chứng nặng nề. “Bệnh giang mai có chữa được không?” là một thắc ... [xem thêm]

Nuôi cấy tế bào gan dành cho phẫu thuật ghép tạng

(31)
Các nhà nghiên cứu đã triển khai dự án sử dụng tế bào gốc cùng với cơ quan nội tạng động vật để nuôi cấy tế bào gan trong phòng thí nghiệm cho phẫu ... [xem thêm]

Khi nào thai nhi quay đầu? Tầm quan trọng của vấn đề này

(18)
Thai nhi quay đầu về phía âm đạo vào tam cá nguyệt thứ ba sẽ giúp hành trình chào đời trở nên dễ dàng hơn. Nếu không, cả mẹ lẫn con đều có thể gặp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN