Chế độ ăn ít purine

(3.56) - 18 đánh giá

Thế nào là chế độ ăn ít purine?

Là chế độ ăn uống để hạn chế các thực phẩm có chứa purine. Purines là một chất tự nhiên có chứa trong nhiều loại thực phẩm. Khi tiêu hóa purine, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra một chất gọi là axit uric. Tinh thể axit uric tích tụ lâu ngày trong các khớp xương gây ra một dạng bệnh viêm khớp, chính là bệnh gút.

Purine được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Mục tiêu của chế độ ăn ít purine không phải là để loại trừ purine một cách hoàn toàn. Thay vào đó, mục tiêu của chế độ này là để giới hạn và kiểm soát lượng purine trong các thực phẩm chúng ta ăn, và để tìm hiểu xem cơ thể chúng ta phản ứng như thế nào khi hấp thụ những loại thực phẩm khác nhau có chứa purine.

Đối tượng nào nên theo chế độ ăn uống ít purine?

Bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn nên theo chế độ ăn uống ít purine nếu bạn mắc bệnh gút hoặc các bệnh khác gây ra bởi hàm lượng acid uric cao (còn gọi là tăng acid uric máu). Áp dụng chế độ này có thể giúp giảm các triệu chứng như đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.

Nghiên cứu của các nhà khoa học ngày nay đã chỉ rõ hơn về vai trò của thói quen ăn uống tác động đối với bệnh gút. Hãy nhớ rằng chỉ thay đổi về thói quen ăn uống không khiến các triệu chứng của bệnh hoàn toàn biến mất. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về lợi ích của việc thay đổi thực đơn ăn uống. Đừng ngừng sử dụng thuốc đã được kê đơn nếu không được sự đồng ý của bác sĩ.

Áp dụng chế độ ăn ít Purine nếu bạn mắc bệnh gút hoặc các bệnh gây ra bởi hàm lượng acid uric cao

(Nguồn ảnh: janderson99.hubpages.com)

Làm thế nào để bắt đầu?

Bắt đầu bằng cách học tập mà các loại thực phẩm bạn ăn có nhiều chất purine. Cố gắng tránh ăn thực phẩm giàu purin. Xem biểu đồ dưới đây cho một số gợi ý.

Thực phẩm

nên tránh

Thực phẩm

nên giới hạn

Thực phẩm

nên ăn

Bia

Thịt gà, bò, lợn, vịt

Ít nhất 12 ly chất lỏng (nước hoặc nước trái cây)

Thức uống nhẹ có chứa đường

Cua, tôm hùm, hàu và tôm

Các sản phẩm ít hoặc không chất béo, như phô mai và sữa chua

Thực phẩm chứa chất béo

Bữa trưa với thịt, đặc biệt là các loại thịt nhiều chất béo

Trứng (trong chừng mực)

Các loại thịt nội tạng (ví dụ: gan) của bất kỳ loại động vật nào

Rượu

Bơ lạc và các loại hạt

Thịt xông khói, thịt bê và thịt nai

Gạo, mì, pasta và khoai tây

Đồ ăn lên men

Hoa quả

Cá cơm, cá mòi, cá trích, sò, cá tuyết, sò điệp, cá hồi và cá tuyết chấm đen

Rau củ

Nước xốt thịt

Vang (trong chừng mực)

Cà phê (trong chừng mực)

Cơ thể của mỗi người sẽ phản ứng khác nhau với những loại thực phẩm khác nhau. Dần dần, bạn có thể nhận ra loại thực phẩm nào có tác động hoặc không có tác động đối với bạn. Nếu bạn thấy loại thực phẩm nào khiến bệnh gút của bạn có chiều hướng gia tăng, hãy ngừng ăn loại thực phẩm đó. Tương tự như vậy, bạn có thể chọn ăn thỏa thích những loại thực phẩm không gây ra vấn đề trên.

Giảm cân cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh gút. Tuy nhiên, điều quan trọng là không để giảm cân quá nhanh. Những thực đơn ăn kiêng giúp giảm cân quá nhanh chóng có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể bạn. Bạn cũng không nên áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate (low-carb), vì các thực phẩm giàu chất béo và protein trong thực đơn này thường chứa rất nhiều purine.

Tài liệu tham khảo

Low purine diet – Familydoctor.org

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Thùy Dung - Ngô Xuân Trung
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chế độ ăn uống lành mạnh và sức khỏe hệ thần kinh

(42)
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với hệ thần kinh chúng ta. Một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ ... [xem thêm]

Ăn dưa leo có tác dụng gì cho sức khỏe?

(96)
Có thể bạn chưa biết việc tiêu thụ dưa leo có tác dụng gì, mặc dù đây là một trong những loại thực phẩm khá quen thuộc với mỗi bữa ăn của mọi gia ... [xem thêm]

Hạt sầu riêng: Món vặt thơm ngon bổ dưỡng bất ngờ

(29)
Nếu chỉ ăn phần thịt sầu riêng và vứt hạt đi thì bạn đã lãng phí rất nhiều tác dụng của hạt sầu riêng tốt cho sức khỏe đấy. Phần hạt này có thể ... [xem thêm]

Kê đơn dinh dưỡng

(16)
Giới thiệu Tên bệnh nhân:……………………… Ngày:……………………… 1: Nhóm thực phẩm Lượng đề nghị hằng ngày Lượng ăn hàng ngày Lượng cần ... [xem thêm]

9 món giúp giảm cảm giác buồn nôn thông thường

(35)
Trong ba tháng đầu, mẹ bầu sẽ đối mặt với mệt mỏi, ốm nghén, chán ăn do thay đổi hormone. Để vượt qua, hãy dùng 9 thực phẩm giảm cảm giác buồn nôn ... [xem thêm]

Thời gian ăn uống trong ngày: hiểu để khỏe hơn

(88)
Trong nhiều thập kỷ qua, các chuyên gia dinh dưỡng không ngừng tranh luận về chế độ dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe. Ngày nay, ngoài những thực phẩm nên ... [xem thêm]

Chất béo chuyển hoá

(14)
Chất béo chuyển hóa là gì? Chất béo chuyển hóa là một loại axit béo được tìm thấy trong các loại thực phẩm chúng ta ăn. Axit béo là một nguồn năng ... [xem thêm]

Đừng nghĩ nước ngọt không đường là tốt cho cơ thể!

(48)
Mọi người đều biết việc uống nước ngọt (hay còn gọi là soda, nước giải khát có gas) không mang lại lợi ích cho sức khỏe, vì thức uống này chứa rất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN