Chế độ ăn cho người bệnh nhồi máu cơ tim

(4.21) - 43 đánh giá

Chế độ ăn uống liên quan trực tiếp đến sức khỏe trái tim. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi thói quen ăn uống, đặc biệt là khi bạn va trải qua mt cơn nhồi máu cơ tim nguy kch. Hãy đọc bài viết sau để có lời giải cho câu hỏi: “Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì?”.

Chế độ ăn cho người bệnh nhồi máu cơ tim

Chế độ ăn có lợi cho người bệnh nhồi máu cơ tim bao gồm thịt nạc, cá, ngũ cốc nguyên hạt, rất nhiều trái cây và rau xanh. Tất cả chúng đều là những thực phẩm chứa ít chất béo và có lượng calo thấp. Theo nguyên tắc, để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, bạn phải phối hợp đầy đủ các loại thực phẩm trên trong bữa ăn của mình.

Cá là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho tim. Trong đó, cá có dầu chứa nhiều axit béo omega-3 là tốt nhất. Chúng giúp làm giảm lượng cholesterol và ngăn xơ vữa động mạch xảy ra.

Các loại cá tốt cho tim mạch bao gồm:

  • Cá hồi
  • Cá mòi
  • Cá trích
  • Cá thu

Nếu bạn quan tâm đến kế hoạch ăn kiêng có khoa học hơn, hãy theo đui chế ăn độ Địa Trung Hải. Chế độ ăn kiêng này chia thực phẩm thành 4 nhóm cơ bản:

  • Nhóm thực phẩm nên ăn nhiều: Rau củ, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, thảo mộc, cá, hải sản và dầu ô liu nguyên chất.
  • Nhóm thực phẩm nên ăn vừa phải: Thịt, các loại gia cầm, trứng và các sản phẩm từ sữa (nên dùng sữa ít béo, tách béo hoặc sữa chua không đường).
  • Nhóm thực phẩm hạn chế: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt cừu…
  • Nhóm thực phẩm không nên ăn: Thức uống có đường và thực phẩm chế biến sẵn.

Bệnh nhồi máu cơ tim không nên ăn gì?

Theo nguyên tắc, người bệnh nhồi máu cơ tim phải tránh xa đường, muối và các chất béo không lành mạnh. Đây là danh sách một số loại thực phẩm cần tránh:

  • Thức ăn nhanh
  • Đồ chiên
  • Thức ăn đóng hộp
  • Bánh, kẹo
  • Kem
  • Mayonnaise, sốt cà chua và các loại nước sốt đóng gói sẵn
  • Thịt đỏ

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), chất béo bão hòa chỉ nên chiếm không quá 6% tổng lượng calo hàng ngày, trong khi lượng natri phải ở mức 1.500 mg hoặc ít hơn.

Có nên dùng thực phẩm chức năng?

Thực phẩm chức năng chỉ nên dùng khi người bệnh không nhận đủ chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống. Cơ thể xử lý thực phẩm chức năng khác với thực phẩm. Cho nên, bệnh nhân có thể hấp thu nhiều dinh dưỡng từ thực phẩm thông thường hơn là thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng mà người nhồi máu cơ tim nên bổ sung:

  • Vitamin B12
  • Sắt
  • Vitamin A
  • Omega-3

Tuy nhiên, không được sử dụng các thực phẩm chức năng này mà chưa có sự đồng ý hay hướng dẫn của bác sĩ.

Thói quen sống lành mạnh khi bị nhồi máu cơ tim

Dinh dưỡng là một phần quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn, đặc biệt là trái tim. Bên cạnh ăn uống tốt, thói quen sống lành mạnh cũng giúp cho trái tim khỏe mạnh hơn.

Tập thể dục thường xuyên

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bệnh nhân nhồi máu cơ tim nên dành 150 phút mỗi tuần để luyện tập thể thao. Những bài tập khuyến nghị dành cho người nhồi máu cơ tim là:

  • Aerobic
  • Đi bộ
  • Chạy bộ
  • Đạp xe đạp
  • Bơi lội

Giảm cân nếu cần thiết

Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ góp phần làm xấu đi sc khe trái tim của bạn. Việc giảm cân cho những người đang mắc bệnh về tim mạch không h dàng. Nếu không lựa chọn đúng phương pháp, rất có thể sẽ khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.

Để giảm cân hiệu quả cũng như cải thiện được tình trạng bệnh, bạn cần nói chuyện với bác sĩ và các chuyên gia trước để tìm ra chế độ dinh dưỡng và bài tập phù hợp cho mình.

Học cách kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng ảnh hưởng rất nhiều đến trái tim. Vì vậy, bạn nên học cách kiểm soát căng thẳng như thiền, yoga, nói chuyện với bác sĩ tâm lý hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời.

Bỏ thuốc lá

Trong khói thuốc có rất nhiều chất độc như nicotine, hắc ín, formaldehyd, cyanid… làm tăng nguy cơ mắc và tử vong bởi bệnh tim mạch. Các nguy cơ này tỷ lệ thuận với s lượng thuốc bạn hút và thời gian bạn hút thuốc. Do đó nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy tập thói quen bỏ nó ngay từ bây giờ để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những việc bạn nên làm sau cơn nhồi máu cơ tim

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều cần tránh khi bị táo bón

(60)
Chứng táo bón xuất hiện khi bạn gặp khó khăn lúc đi đại tiện và số lần đi ít hơn bình thường. Bạn cần lưu ý những điều cần tránh khi táo bón sau đây ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về bệnh nhiễm ký sinh trùng ở mắt

(29)
Nhiễm ký sinh trùng ở mắt không phải là bệnh lý phổ biến nhưng lại là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa trên toàn thế giới. Bài viết sẽ giúp ... [xem thêm]

Bật mí cách chọn loại nhựa an toàn cho sức khỏe cả nhà

(73)
Nhựa tổng hợp có ở khắp mọi nơi. Nhựa có trong đồ chơi trẻ em, hộp đựng thức ăn, chai lọ mỹ phẩm và các vật dụng gia đình. Một số loại nhựa thì ... [xem thêm]

Những lưu ý về căng cơ trong tập luyện thể thao

(14)
Khái niệm cơ bản của việc khởi động Khởi động cơ thể trước khi vận động rất quan trọng. Khởi động trong khoảng 5-10 phút có tác dụng lớn trong việc ... [xem thêm]

6 nguyên tắc vàng đảm bảo an toàn cho con ở trường học

(97)
Trẻ con là tình yêu và cũng là nỗi lo lắng của bố mẹ. 6 nguyên tắc vàng dưới đây sẽ giúp bố mẹ đảm bảo an toàn cho con ở trường học.Mong muốn của ... [xem thêm]

Liệu nam giới bị tinh trùng yếu có chữa được hay không?

(75)
Tinh trùng yếu có chữa được không hiện đang là vấn đề khiến rất nhiều chàng trai lo lắng bởi tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến đời ... [xem thêm]

Liệu bạn có mắc phải những sai lầm này khi muốn giảm cân?

(59)
Hội làm đẹp thường rỉ tai nhau những bí quyết giảm cân, nào là hạn chế tiêu thụ tinh bột, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thậm chí bỏ bữa … Thế ... [xem thêm]

Bệnh tự miễn lupus ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

(81)
Lupus là một bệnh tự miễn, không rõ nguyên nhân, gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể. Hơn 90% trường hợp bệnh tự miễn lupus xảy ra ở phụ nữ trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN