Chất gây nghiện ảnh hưởng đến thai kì như thế nào?

(3.77) - 17 đánh giá

Chất gây nghiện chứa những thành phần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trí não của người sử dụng nó. Chất gây nghiện được đưa vào cơ thể bằng đường uống, hít hay nhiều con đường khác. Hầu hết các loại chất gây nghiện đều được xếp vào nguyên nhân gây nguy hiểm đến thai kì dù chỉ là một lượng rất nhỏ.

Chất gây nghiện ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Hầu hết các chất đi qua nhau thai đều để lại tác động vào cơ thể thai nhi như làm giảm lượng ô-xy cung cấp cho sự phát triển của cơ thể bé. Trong giai đoạn đầu của thai kì, một vài chất có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé.

Chất gây nghiện còn có ảnh hưởng trễ đến thai kì khi chúng ảnh hưởng đến nhau thai. Đôi khi chúng sẽ gây xuất huyết nghiêm trọng, gọi là nhau bong non. Nhau bong non là một tình trạng nguy hiểm đe dọa sự sống của bạn và bé.

Các loại chất gây nghiện khác nhau ảnh hưởng như thế nào?

Hầu hết các chất gây nghiện đều không được sử dụng ở nước ta. Chất gây nghiện gây ra những hậu quả khôn lường đến sức khỏe. Dưới đây là danh sách các chất gây nghiện và tác động xấu của chúng.

Thuốc lá

Hút thuốc lá dễ dàng gây ra những vấn đề sinh sản, trong đó phụ nữ hút thuốc lá gặp nhiều rủi ro khi mang thai hơn là những phụ nữ không hút. Nếu một cô gái hút thuốc lá trong khi không phát hiện đang mang thai có thể gây nên rất nhiều thương tổn cho cả bản thân và thai nhi. Thuốc lá có thể gây tổn thương đến phổi và não bộ của bé, thương tổn này thậm chí còn phát triển trong suốt thời ấu thơ.

Rượu

Các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ muốn có thai không nên uống chất cồn dù chưa hoặc đang mang thai để làm giảm nguy cơ gây ra các vấn đề cho sức khỏe thai nhi. Rượu bia làm tăng gấp đôi nguy cơ sảy thai và thai lưu

Cần sa

Mẹ bầu sử dụng cần sa khi mang thai có thể khiến bé sinh ra không ổn định tâm trí và dễ bị giật mình. Mẹ sử dụng thời gian lâu hơn có thể gây ra nhiều vấn đề về biểu hiện và học tập của bé khi bé lớn lên.

Hút cần sa là nguyên nhân dẫn đến dễ sinh non, bé thiếu cân, SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) và nhiều biến chứng khác.

Ma túy đá, ma túy tổng hợp

Bạn nên ngưng sử dụng chúng trước khi mang thai để an toàn hơn cho bé. Nếu đang mang thai, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn về các chương trình điều trị bỏ thuốc vì ngưng đột ngột có thể khiến bạn bị sẩy thai.

Ma túy tổng hợp và ma túy đá gây thiếu ô-xy và dinh dưỡng qua nhau thai hay còn gọi là suy thai. Ngoài ra chúng còn có thể khiến bé sinh ra nhẹ cân hoặc sinh non và gây tình trạng nhau bong non.

Thuốc lắc

Có nhiều người quan tâm đến tác dụng phụ lâu dài của việc sử dụng thuốc lắc. Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu tìm hiểu về tác động của thuốc lắc lên thai kì và thai nhi. Thuốc lắc có thể ảnh hưởng lên sự phát triển vận động của bé và là nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh.

Cocaine

Sử dụng cocaine trong thai kì có thể gia tăng nguy cơ sẩy thai, bong nhau thai của mẹ bầu. Mẹ sử dụng cocaine khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé, làm giảm khả năng học tập và biểu hiện của bé khi lớn lên.

Ma túy dạng thuốc phiện

Ma túy dạng thuốc phiện (bao gồm heroin và một số thuốc giảm đau như morphine, dolargan, tramadol) tăng nguy hiểm cho bé, giảm khả năng phát triển thể chất và trí não, thậm chí có thể khiến bé khó thở khi vừa mới sinh ra. Nếu đang sử dụng ma túy dạng thuốc phiện, bạn nên cố gắng điều trị cai nghiện càng sớm càng tốt.Việc ngưng đột ngột sẽ gây hại cho bạn và bé, nguy cơ bị sẩy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Cách tốt nhất là bạn cai thuốc theo sự hướng dẫn y khoa và theo một chương trình điều trị thích hợp.

Nếu bạn sử dụng thuốc phiện mà không nhận ra mình đã mang thai, tốt nhất, bạn nên tìm sự giúp đỡ và tư vấn từ bác sĩ để có thể giải quyết được vấn đề.

Người nghiện thuốc phiện nên làm gì khi muốn có thai và đảm bảo an toàn cho bé?

Nếu bạn đang sử dụng chất gây nghiện và có ý định mang thai hoặc đã có thai, tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa sản. Bác sĩ cần biết loại thuốc phiện bạn đang sử dụng để đưa ra giải pháp chăm sóc tốt nhất. Bạn nên nói rõ về loại thuốc và bày tỏ mong muốn khát khao được có con khỏe mạnh. Bác sĩ càng hiểu biết rõ về bạn, họ sẽ càng có thêm nhiều giải pháp để bạn và bé được điều trị tốt nhất.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Muốn con thông minh: ăn cá trong 3 tháng đầu thai kì
Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 mẹo đơn giản chữa nghẹt mũi cho trẻ

(32)
Nghẹt mũi không chỉ gây khó chịu cho trẻ em mà còn là nguy cơ gây ra nhiều bệnh khác. Ba mẹ hãy tìm hiểu cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh để con được ... [xem thêm]

13 thực phẩm dễ làm giả bạn nên cẩn thận khi mua

(69)
Bạn có thể mua phải thực phẩm dễ làm giả mà không hề hay biết như táo, trứng, mì tôm, thịt băm, sò điệp… Làm sao để bạn nhận ra các loại thực phẩm ... [xem thêm]

Làm thế nào để có làn da rám nắng an toàn?

(80)
Đối với nhiều người, mùa hè có nghĩa là đi bể bơi hoặc đi biển, tắm mình trong ánh nắng để có được một làn da rám nắng như ý. Nhưng trước khi mặc ... [xem thêm]

Bài tập thể dục cho bà bầu ba tháng cuối

(83)
Ngay trong tam cá nguyệt thứ 3, các mẹ đã có thể bắt đầu các bài tập thể dục để duy trì một sức khỏe tốt cho suốt giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ ... [xem thêm]

Thẩm mỹ vùng mặt: Có phải ai cũng được làm?

(48)
Hằng năm, có khoảng hàng triệu người, cả nam và nữ, đã chọn cách làm đẹp bằng dao kéo. Tuy nhiên, phẫu thuật thẩm mỹ luôn có hai mặt tốt và xấu.Việc ... [xem thêm]

Bạn đã biết về bệnh thoái hóa khớp? (Phần 1)

(19)
Bệnh thoái hóa khớp là tình trạng phần sụn nằm ở đầu xương mòn dần theo thời gian. Đây là dạng phổ biến nhất của viêm khớp, ảnh hưởng đến hàng ... [xem thêm]

4 triệu chứng không dung nạp lactose bạn cần biết

(82)
Tình trạng không dung nạp lactose ảnh hưởng đến 70% số người trên toàn thế giới, có thể gây ra những triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa. Vậy làm ... [xem thêm]

Nguy cơ dẫn đến tiểu đường

(53)
Nếu sớm nhận biết các yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường, bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro sức khỏe và có thể ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Tiểu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN