Xét nghiệm máu có phải là cách phát hiện ung thư phổi?

(3.73) - 65 đánh giá

Xét nghiệm máu thường không phải là cách phát hiện ung thư phổi nhưng có thể giúp bác sĩ đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe của bạn. Bác sĩ có khi yêu cầu bạn tiến hành kiểm tra công thức máu và xét nghiệm di truyền để chọn ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư, thường được chẩn đoán khá muộn. Chỉ có khoảng 15% các trường hợp ung thư phổi được phát hiện trong giai đoạn đầu, trước khi tế bào ung thư lan rộng.

Ban đầu, bạn có thể được chẩn đoán mắc ung thư phổi dựa trên các triệu chứng. Sau đó, bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm nhất định, chẳng hạn như chụp X–quang, CT, sinh thiết để xác nhận tình trạng bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư phổi bao gồm ho không dứt, khó chịu ở ngực, khó thở và ho ra máu.

Các loại xét nghiệm máu khi ung thư phổi

Xét nghiệm máu giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, cho thấy ung thư đang phát triển thế nào hay cách điều trị có ảnh hưởng đến cơ thể hay không.

Khi bác sĩ nghi ngờ bạn mắc phải ung thư phổi, bạn có thể phải làm những xét nghiệm máu sau đây.

Công thức máu toàn phần (CBC)

Xét nghiệm này sẽ kiểm tra số lượng từng loại tế bào máu để đánh giá tình trạng sức khỏe. Chẳng hạn như khi số lượng tế bào hồng cầu thấp, bạn sẽ bị thiếu máu và cảm thấy khó thở, mệt mỏi. Nếu số lượng bạch cầu giảm thấp, bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, hay số lượng tiểu cầu thấp khiến bạn có nguy cơ chảy máu trong (xuất huyết).

Kiểm tra công thức máu toàn phần (CBC) mang lại khá nhiều lợi ích. Nó giúp bác sĩ đánh giá bạn có đủ khả năng để thực hiện phẫu thuật hay không, cơ thể bạn đang đáp ứng với các phương pháp hóa trị như thế nào…

Xét nghiệm sinh hóa máu

Các xét nghiệm này giúp đo nồng độ của một vài chất trong máu để kiểm tra các vấn đề bất thường ở các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ như khi ung thư phổi di căn đến gan, nồng độ enzyme lactate dehydrogenase (LDH) trong máu sẽ cao hơn bình thường.

Xét nghiệm di truyền thông qua máu

Một số loại thuốc đã được phê duyệt để điều trị ung thư phổi chỉ có hiệu quả ở những người có loại khối u nhất định. Các xét nghiệm di truyền này thường được chẩn đoán đồng hành cùng người bệnh vì họ giúp cung cấp thông tin cần thiết cho việc sử dụng một loại thuốc tương ứng một cách an toàn và hiệu quả. Hầu hết xét nghiệm di truyền thực hiện thông qua sinh thiết mô nhưng vẫn có thể tiến hành qua xét nghiệm máu.

Hiện tại, không có bất kỳ xét nghiệm máu nào là cách phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm nhất nhưng các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu. Những xét nghiệm đó sẽ dựa trên quá trình phát hiện thay đổi ADN hoặc sự xuất hiện một vài chất trong máu (được gọi là chất đánh dấu sinh học) chỉ hiện diện ở những người bị ung thư phổi.

Quy trình xét nghiệm máu

Khi bạn đã lên lịch đi xét nghiệm máu, hãy tuân thủ theo bất kỳ hướng dẫn nào mà bác sĩ yêu cầu. Chẳng hạn như bác sĩ sẽ nhắc nhở bạn không được ăn uống bất cứ thứ gì trong một khoảng thời gian nhất định trước khi tiến hành lấy máu xét nghiệm.

Vào ngày lấy máu, bạn hãy mặc áo sơ mi ngắn tay hoặc áo có tay dễ xắn lên vì máu sẽ được lấy từ cánh tay ở khu vực khuỷu tay.

Quá trình này chỉ mất từ 1–2 phút, nhân viên y tế sẽ thực hiện các thao tác như sau:

  • Làm sạch vùng da lấy máu bằng bông sát trùng
  • Cột một sợi dây quanh phần trên cánh tay
  • Đưa kim tiêm vào tĩnh mạch
  • Rút máu và đựng vào một hoặc nhiều lọ chứa
  • Tháo bỏ dây cột trên cánh tay
  • Dùng băng gạc dán lại vị trí lấy máu

Mẫu máu sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Xét nghiệm máu có thể gây khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy đau khi kim tiêm được đưa vào tĩnh mạch và xuất hiện vết bầm ở khuỷu tay trong một vài ngày.

Kết quả thường có sau vài giờ nhưng bác sĩ sẽ không đưa ra nhận định khi chỉ dựa vào mỗi kết quả xét nghiệm máu. Bạn có thể được yêu cầu thực hiện thêm những xét nghiệm khác để xác nhận chẩn đoán và giúp đánh giá thêm tình trạng bệnh.

Những ai nên xét nghiệm máu khi ung thư phổi?

Xét nghiệm máu không phải là cách phát hiện ung thư phổi phổ biến. Bác sĩ cần xác nhận và khẳng định tình trạng bệnh bằng những xét nghiệm khác hay chẩn đoán hình ảnh để tìm thấy khối u trong phổi.

Tuy nhiên, người bệnh ung thư phổi cũng cần xét nghiệm máu ở một số giai đoạn bệnh. Bác sĩ sẽ quyết định các xét nghiệm cụ thể có liên quan và cần thiết.

Các xét nghiệm khác giúp phát hiện ung thư phổi

Ngay cả khi bạn không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh, một khối u có thể được phát hiện trong lúc chụp X–quang ngực khi kiểm tra định kỳ hoặc trước khi phẫu thuật cho một tình trạng bệnh khác.

Tuy nhiên, chụp X–quang ngực thường xuyên cũng không đủ tin cậy trong việc phát hiện khối u trong phổi ở giai đoạn đầu. Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ hiện khuyến cáo những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi nên tầm soát ung thư phổi hàng năm bằng cách chụp cắt lớp điện toán liều thấp (chụp CT liều thấp). Bạn được coi là có nguy cơ cao nếu đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:

  • Trong độ tuổi từ 55–74
  • Người đang hút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc trong 30 năm (một gói một ngày trong 30 năm hoặc hai gói một ngày trong 15 năm)
  • Từng hút thuốc nhưng đã ngưng trong vòng 15 năm.

Nếu ung thư phổi được tìm thấy sau khi xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ có thể sẽ thực hiện sinh thiết. Khi đó, một mảnh mô nhỏ từ phổi được lấy ra và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Nếu bạn ho có tạo ra đờm, bác sĩ cũng lấy mẫu và quan sát đờm dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư.

Các xét nghiệm ung thư phổi bổ sung bao gồm:

  • Kiểm tra thể chất để kiểm tra các dấu hiệu quan trọng và lắng nghe phổi
  • Chụp MRI
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)
  • Chọc dò dịch màng phổi
  • Nội soi phế quản
  • Siêu âm
  • Nội soi trung thất
  • Xét nghiệm chức năng phổi
  • Nội soi lồng ngực
  • Xét nghiệm đột biến gen dựa trên sinh thiết mô

Hầu hết các xét nghiệm trên dùng để đánh giá xem tế bào ung thư phổi đã lan rộng (di căn) hay chưa. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán các giai đoạn của bệnh ung thư phổi.

Để tìm hiểu thêm về các cơ quan ung thư phổi thường di căn đến, bạn có thể tham khảo bài viết “Ung thư phổi có thể di căn đến những cơ quan nào?“.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Không hẳn lúc nào cũng phải nhổ răng khôn

(39)
Bạn từng đọc rất nhiều bài báo nói rằng cần phải loại bỏ răng khôn, nhưng nếu chúng không gây ra trở ngại gì với bạn thì có nên nhổ răng khôn hay ... [xem thêm]

Nhiễm trùng xoang: Những điều nên và không nên làm

(41)
Nhiễm trùng xoang là một tình trạng dễ gặp phải ở mọi đối tượng khiến người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu. Thế nhưng, không phải ai cũng ... [xem thêm]

Câu trả lời cho việc thụ thai nhờ châm cứu

(97)
Vô sinh hiện nay có lẽ đang là một vấn đề nóng của y học hiện đại, nhiều kĩ thuật tiên tiến đã được phát triển nhằm giúp cho các cặp vợ chồng ... [xem thêm]

Lưu ý vàng khi các chàng vệ sinh cậu nhỏ

(53)
Nhiều chàng thường có suy nghĩ chỉ vệ sinh cậu nhỏ trước và sau khi quan hệ tình dục là đủ. Tuy nhiên, các bạn nam nên vệ sinh cậu nhỏ hằng ngày và vệ ... [xem thêm]

Làm sao để tha thứ khi cả hai đang xung đột?

(17)
Mối quan hệ càng sâu sắc, bạn sẽ lại càng dễ bị tổn thương hơn. Làm sao để tha thứ khi cả hai đều cảm thấy đối phương không hiểu mình?Khi cả hai xung ... [xem thêm]

Những điều cần biết về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

(80)
Viêm tai giữa ở trẻ em là chứng bệnh phổ biến nhưng rất khó để nhận ra. Do đó, bạn nên biết được các dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa để có thể ... [xem thêm]

Nhận biết dấu hiệu rách cơ

(30)
Rách cơ là một chấn thương thể thao khá phổ biến với 3 mức độ nguy hiểm khác nhau. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương sẽ có các phương pháp ... [xem thêm]

6 cách giảm quầng thâm mắt không nhọc sức

(38)
Một buổi sáng thức dậy, bạn hẳn sẽ rất buồn lòng khi soi gương và nhận thấy một người phụ nữ với đôi mắt thâm quầng đang nhìn bạn. Tuy nhiên, với ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN