Chaparral

(4.32) - 71 đánh giá

Tìm hiểu chung

Chaparral dùng để làm gì?

Mặc dù có một số nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, lá cây chaparral thường được dùng để làm thuốc cho các bệnh:

  • Các vấn đề về tiêu hóa như co thắt và đầy hơi;
  • Các vấn đề về hô hấp như cảm lạnh và nhiễm khuẩn;
  • Các chứng bệnh kéo dài lâu năm;
  • Ung thư;
  • Viêm khớp, thấp khớp;
  • Nhiễm trùng đường bài tiết;
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
  • Các bệnh về thần kinh trung ương;
  • Thủy đậu;
  • Nhiễm ký sinh trùng;
  • Béo phì;
  • Đau do rắn cắn.

Cơ chế hoạt động của chaparral là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy thuốc có tác dụng giảm đường huyết và chống u. Các chất hóa học trong cây thuốc có tác dụng chống oxy hóa. Chiết xuất từ lá cây có nhiều thành phần chống oxy hóa cao, đặc biệt là axit nordihydroguaiaretic.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của chaparral là gì?

Vì chaparral có thể gây độc cho gan ở liều dùng 1,5 – 3,5 g/ngày, vị thuốc ít được sử dụng. Liều dùng của chaparral có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Chaparral có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của chaparral là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Thuốc nang;
  • Thuốc viên;
  • Trà;
  • Rượu thuốc.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng chaparral?

Chaparral có thể là không an toàn. Đã có nhiều trường hợp ngộ độc gan cấp tính, cũng như thận và gan không hoạt động nữa. Chaparral cũng gây ra viêm da tiếp xúc.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng chaparral bạn nên biết những gì?

Lưu trữ thuốc tránh xa nơi ẩm ướt và ánh sáng.

Bạn cần liên tục theo dõi các dấu hiệu nhiễm độc gan (kết quả kiểm tra AST và ALT cao, phân có màu đất, đau một bên sườn). Ngoài ra bạn cần theo dõi các dấu hiệu viêm da tiếp xúc. Nếu có các triệu chứng này, ngưng dùng thuốc ngay lập tức.

Những quy định cho chaparral ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng chaparral nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của chaparral như thế nào?

Không nên dùng chaparral vì thuốc dễ gây độc. Cục An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ xếp chaparral vào nhóm cây gây độc.

Không dùng thuốc này cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Chaparral có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng chaparral.

Chaparral có thể tương tác với nhiều loại thuốc:

  • Thuốc chống đông, thuốc chống tụ tiểu cầu, salicylat;
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase.

Chaparral có thể làm thay đổi kết quả kiểm tra gan và kiểm tra lượng bilirubin trong cơ thể.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dược liệu Ma hoàng có công dụng gì?

(34)
Tên thường gọi: Ma hoàngTên gọi khác: Thảo ma hoàng, xuyên ma hoàng, sơn ma hoàng, mộc tặc ma hoàng, mộc ma hoàngTên khoa học: Ephedra sinica Stapf.Họ: Ma hoàng ... [xem thêm]

Củ cải ngựa là thảo dược gì?

(80)
Tên thông thường: Cran de Bretagne, Cranson, Grand Raifort, Great Raifort, Meerrettich, Mountain Radish, Moutarde des Allemands, Moutarde des Capucins, Moutardelle, , Pepperrot, Rábano Picante, ... [xem thêm]

Thảo dược cúc hoàng anh

(78)
Tên thông thường: cúc hoàng anhTên khoa học: solidagocanadensis hoặc solidagovirgaureaTác dụngTác dụng của cúc hoàng anh là gì?Cúc hoàng anh là một loại thảo dược ... [xem thêm]

Phosphatidylserine

(33)
Tên thông thường: BC-PS, Bovine Cortex Phosphatidylserine, Bovine Phosphatidylserine, Fosfatidilserina, LECI-PS, Lecithin Phosphatidylserine, Phosphatidylsérine, Phosphatidylsérine Bovine, ... [xem thêm]

Phi yến

(33)
Tìm hiểu chungPhi yến dùng để làm gì?Phi yến là một loại thảo mộc, trong đó hoa được dùng để làm thuốc. Phi yến được sử dụng để điều trị nhiễm ... [xem thêm]

Rùm nao là thảo dược gì?

(32)
Tên thông thường: Rùm nao, cánh kiếnTên khoa học : Mallotus philippinensisTìm hiểu chungRùm nao dùng để làm gì?Người ta dùng rùm nao để loại bỏ sán xơ mít trong ... [xem thêm]

Hạt tiêu đen

(19)
Tìm hiểu chungHạt tiêu đen dùng để làm gì?Hạt tiêu đen được làm từ trái tiêu phơi khô và xay nhuyễn. Hạt tiêu đen được dùng để các bệnh về đường ... [xem thêm]

Cao lanh là thảo dược gì?

(74)
Tên gốc: KaolinTên thông thường: cao lanh, đất sét cao lanhTên khoa học: hydrated aluminum silicateTác dụngTác dụng của cao lanhCao lanh được sử dụng điều trị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN