Những vết hở nhỏ và trầy xước trong miệng sẽ lành lại hoàn toàn trong vòng 3 hoặc 4 ngày , nhanh gấp hai lần so với các tổn thương trên da. Vết đứt ở lưỡi và bên trong má do vô tình cắn phải trong khi ăn là những chấn thương miệng phổ biến nhất. Vết rách ở phần thịt giữa môi trên và nướu cũng khá phổ biến. Vết đứt này thoạt nhìn có thể trông rất tệ và gây chảy máu khá nhiều cho đến khi cầm được máu, tuy nhiên vết đứt sẽ không để lại tổn hại nghiêm trọng nào. Các chấn thương nghiêm trọng có khả năng xảy ra ở miệng bao gồm các vết thương ở amidan, vòm miệng hoặc cổ họng.
Dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương miệng là gì?
Khi bị chấn thương miệng, bạn có thể sẽ thấy các dấu hiệu sau:
- Tổn thương răng: Răng có thể bị nứt, sứt mẻ, lung lay, nằm lệch vị trí hoặc rơi ra. Bạn có thể cảm thấy cạnh sắc nhọn hoặc thô ráp nhô ra trên răng;
- Chảy máu hoặc bầm tím: Môi cũng có thể sẽ xuất hiện vết bầm hoặc vết nứt. Nướu hoặc các mô mềm khác bên trong miệng bị chảy máu;
- Gãy xương hàm: hàm hoặc miệng bị bất động do xương hàm bị gãy;
- Hàm răng không ăn khớp: Răng có thể không khớp nhau khi khép hai hàm lại.
Bạn phải làm gì khi bị chấn thương miệng?
Chăm sóc tại nhà khi bị chấn thương miệng
Cầm máu bằng cách giữ lên vết thương trên răng hoặc hàm trong vòng 10 phút. Khi bị chảy máu ở lưỡi, nén chặt vết thương bằng gạc vô trùng hoặc miếng vải sạch.
Không được nhấc tay ra khỏi vết thương trong 10 phút. Khi phía bên trong môi trên đã ngừng chảy máu, không nên kéo môi lên để kiểm tra vì mỗi lần làm vậy sẽ khiến môi tiếp tục chảy máu.
Giảm đau
Vết thương có thể làm bé đau trong 1 hoặc 2 ngày. Hãy cố gắng chườm đá cho bé thường xuyên nhất có thể. Nếu bé thấy đau trong lúc ngủ, hãy uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Cho bé ăn thức ăn mềm trong khoảng 1 hoặc vài ngày. Tránh bất kỳ loại thực phẩm có vị mặn hoặc chua để không bị nhói buốt. Để tránh thức ăn dính vào vết thương, bạn nên súc miệng ngay sau khi ăn.
Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu:
- Chảy máu không ngừng sau khi đè lên vết thương được 10 phút;
- Vết đứt sâu hay bị rách cần phải may lại;
- Vết thương ở mặt sau cổ họng;
- Trẻ bị đau buốt dữ dội;
- Bạn cho rằng bé cần được khám bác sĩ.
Bạn nên đi khám bác sĩ sau đó nếu:
- Vết thương bị nhiễm trùng, đặc biệt có cảm giác đau và sưng sau 48 giờ;
- Sốt;
- Bạn cảm thấy tình trạng của bé đang trở nên tệ hơn.
Phòng ngừa
Làm thế nào để tránh chấn thương miệng cho người lớn và trẻ nhỏ?
Ngăn chặn bằng cách dạy bé không chạy hoặc chơi khi đang ngậm những đồ vật có cạnh sắc trong miệng.
Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên. Nếu nướu răng và răng khỏe mạnh, vết thương có khả năng phục hồi nhanh chóng hơn khi bị chấn thương.
Sử dụng dây an toàn để ngăn ngừa hoặc làm giảm chấn thương miệng nếu xảy ra tai nạn khi lái xe. Luôn luôn đặt bé ngồi ghế giành cho trẻ em để tránh bị thương.
Mang đệm bảo vệ răng trong khi chơi thể thao. Bạn có thể tìm mua ở phòng khám nha khoa hoặc tại cửa hàng bán đồ thể thao.
Đội mũ bảo hiểm và che chắn mặt khi chơi các môn thể thao dễ bị chấn thương mặt, miệng và đầu.
Nếu bạn đeo thiết bị chỉnh hình răng, chẳng hạn như đai niềng, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ răng hàm mặt để sử dụng và chăm sóc sao cho phù hợp. Tìm hiểu cặn kẽ về các thiết bị chỉnh hình răng hàm.
Không ăn thức ăn quá cứng, dai, giòn hoặc dính.
Đừng kéo đẩy niềng răng.
Bảo quản các dụng cụ làm răng được cung cấp bởi nha sĩ.
Nếu bạn niềng răng, hãy hỏi ý kiến nha sĩ xem có cần đến chắn bảo vệ miệng hay không.