Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà chỉ với tuyệt chiêu đơn giản này!

(3.89) - 53 đánh giá

Trẻ nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo, tiểu học thường rất dễ lây bệnh đau mắt đỏ nếu trong lớp con học có trường hợp mắc bệnh. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, bạn cần phát hiện sớm và xác định chính xác nguyên nhân để có cách điều trị kịp thời.

Đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan nhanh chóng nên rất dễ khởi phát thành bệnh dịch. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường bùng phát vào mùa mưa, khi độ ẩm không khí tăng lên. Trẻ nhỏ bị đau mắt đỏ thường nặng và khó điều trị hơn do trẻ hay lấy tay dụi mắt để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Trẻ bị đau mắt đỏ nên được chăm sóc như thế nào khi hiện nay căn bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị là câu hỏi khiến nhiều bậc cha mẹ đau đầu. Những chia sẻ sau đây của Chúng tôi sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích.

Đau mắt đỏ – Căn bệnh lây lan với tốc độ chóng mặt

Đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng tổn thương lớp màng mỏng của mắt (kết mạc) do chấn thương, đeo kính sát tròng, dị ứng hay do nhiễm các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… Virus Adeno là nguyên nhân gây viêm kết mạc thường gặp nhất và dễ khởi phát thành dịch do virus này có thể lây lan một cách nhanh chóng. Trẻ có thể bị đau mắt đỏ do tiếp xúc với bạn bè hay những người xung quanh bị mắc căn bệnh này, đôi khi là do trẻ dùng chung khăn tắm, đồ chơi với trẻ bị bệnh hoặc đơn giản là do trẻ cầm nắm những vật dụng bị dính dịch tiết có chứa virus, vi khuẩn gây bệnh.

Trẻ bị đau mắt đỏ do virus thường có các triệu chứng của cảm lạnh. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị:

  • Chảy nước mắt liên tục
  • Mắt tiết nhiều dịch
  • Mí mắt sưng nề, mọng
  • Mắt đỏ, đau nhức

Ngoài virus, trẻ bị đau mắt đỏ còn có thể là do một số loại vi khuẩn như staphylococcus, streptococcus, haemophilus. Nếu là do nguyên nhân này, mắt bé sẽ có một số dấu hiệu như đỏ, xốn, tiết dịch trong suốt hoặc màu xanh lá cây hay màu vàng (như mủ), khi ngủ những dịch này có thể đóng thành lớp vảy cứng và làm cho hai mí mắt dính lại với nhau.

Người bị bệnh đau mắt đỏ thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và điều trị phù hợp, bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm kết mạc mãn tính, viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, giảm thị lực, mù mắt…

Cách chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ tại nhà

Hiện tại, chúng ta chưa có thuốc đặc trị tiêu diệt virus gây bệnh đau mắt đỏ. Việc điều trị chủ yếu là làm giảm các triệu chứng và tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại sự hoạt động của virus:

1. Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ

Mắt là cơ quan nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể. Do đó, khi thấy trẻ bị đau mắt đỏ, bạn không nên tự ý nhỏ thuốc hay đắp các loại lá cây. Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng thuốc nhỏ mắt của người khác cho trẻ mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì mỗi người sẽ phù hợp với các loại thuốc khác nhau.

Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng nước muối sinh lý 0,9% hay các loại nước mắt nhân tạo để làm sạch mắt và nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ. Nếu trẻ bị đau mắt đỏ do nhiễm virus, các triệu chứng của bệnh sẽ tự khỏi từ 1 đến 3 tuần. Còn nếu trẻ bị đau mắt đỏ là do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê toa thuốc cho bé uống.

2. Lau rửa mắt thường xuyên

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, mỗi ngày bạn nên lau rửa ghèn, gỉ mắt cho con ít nhất 2 lần bằng khăn ẩm hoặc bông sạch. Sau khi lau xong, bạn nên vứt bỏ bông, không dùng lại, còn với khăn thì bạn cần giặt sạch, luộc qua với nước sôi, phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn bám trên khăn.

3. Cho trẻ đeo kính để tránh bụi bẩn bay vào mắt

Nếu trẻ bị đau mắt đỏ, bạn nên cho trẻ đeo kính thường xuyên để hạn chế tình trạng mắt tiếp xúc với khói bụi khiến cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, việc cho trẻ đeo kính còn giúp hạn chế tình trạng trẻ thường xuyên dùng tay dụi lên mắt. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được loại kính phù hợp, đảm bảo an toàn cho mắt của trẻ.

4. Tránh lây lan sang cả hai mắt

Nếu trẻ chỉ bị đau một bên mắt, bạn cần chú ý giữ vệ sinh cẩn thận, tránh để virus gây bệnh có cơ hội tiếp xúc với bên mắt còn lại. Để làm được điều này, bạn nên tránh dùng một lọ thuốc để nhỏ cả hai bên mắt, dùng bông gòn vệ sinh từng bên mắt riêng lẻ. Trước và sau khi vệ sinh mắt cho trẻ, bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn.

5. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với mọi người

Trẻ bị bệnh cần được cho nghỉ học ở nhà, không đến những nơi công cộng để tránh lây lan. Ngoài ra, bạn cũng không nên để trẻ ôm, hôn người khác vì bệnh đau mắt đỏ thường lây lan qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay…

6. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Đây là việc làm quan trọng nhất bởi điều này có thể giúp trẻ giảm bớt mệt mỏi, ít bị mất sức và bệnh sẽ không có nguy cơ diễn tiến thành những biến chứng nặng nề. Bạn có thể tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách cung cấp cho trẻ một chế độ ăn khoa học với đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý giữ vệ sinh cơ thể trẻ bằng một sản phẩm chăm sóc da phù hợp để làm sạch bụi bẩn, hạn chế sự phát triển quá mức của các vi sinh vật gây bệnh và tăng cường đề kháng của da.

Đề kháng da là khả năng tự bảo vệ, tự phục hồi của làn da trước những tác động của môi trường bên ngoài như ánh nắng, môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất, nhất là vi khuẩn gây bệnh… Đây là một thành phần của hệ miễn dịch sẵn có trên cơ thể mỗi người và là một “vũ khí” vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, việc tăng cường đề kháng da sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể, đảm bảo sức khỏe và giúp bệnh của trẻ không tiến triển tiêu cực.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 thứ không nên đặt gần vùng kín

(58)
Âm đạo phụ nữ là một khu vực bí hiểm và tuyệt vời. Âm đạo có thể co giãn vừa cho em bé ra đời, và có thể tự chữa lành những vấn đề của riêng ... [xem thêm]

Vắc xin DTaP và những điều bố mẹ nên biết

(92)
Tiêm ngừa là việc cần thiết nhưng nhiều trẻ em lại rất sợ. Vắc xin DTap hay còn gọi là vắc xin 3 trong 1 sẽ giúp bố mẹ giảm bớt được việc tiêm ngừa ... [xem thêm]

Nhiệt kế thủy ngân là gì? Cách đo nhiệt kế thủy ngân đúng cách

(65)
Nhiệt kế thủy ngân (còn gọi là cặp nhiệt độ thủy ngân) là dụng cụ y tế quen thuộc của mỗi gia đình. Biết cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đúng cách ... [xem thêm]

Đánh trống ngực: Không nên xem thường dù nó chỉ thoáng qua

(71)
Đánh trống ngực là hiện tượng nhịp tim nhanh bất thường khiến bạn cảm thấy tim đã bỏ qua hoặc thêm một vài nhịp trong khoảng thời gian rất ngắn. Nó ... [xem thêm]

10 cách để thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể

(15)
Trao đổi chất là gì? Đây là quá trình cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng hoạt động. Các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate và chất béo ... [xem thêm]

Bị run tay chân, dùng thảo dược Câu đằng liệu có khỏi?

(45)
Khi các bác sĩ Tây y đã lắc đầu “Chứng run chân tay không có thuốc đặc trị, khó chữa lắm…”, người bệnh khắc khoải tìm đến liệu pháp Đông y. Từ ... [xem thêm]

Nghẹt bao quy đầu

(56)
Định nghĩaNghẹt bao quy đầu là bệnh gì?Nghẹt bao quy đầu, hay bao quy đầu hẹp, là tình trạng bao quy đầu không thể kéo lại về phía trước để che đầu ... [xem thêm]

4 triệu chứng không dung nạp lactose bạn cần biết

(82)
Tình trạng không dung nạp lactose ảnh hưởng đến 70% số người trên toàn thế giới, có thể gây ra những triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa. Vậy làm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN