Cây bạch chỉ là thảo dược gì?

(3.75) - 51 đánh giá

Tên thông thường: Angelica archangelica, synonymous with Archangelica officinalis

Tên khoa học: European angelica, wild parsnip, garden angelica, holy ghost, masterwort, wild celery, fjällkvanne (Swedish), chien-tu (Chinese), angélique (French), Engelwurz (German)

Tác dụng

Cây bạch chỉ dùng để làm gì?

Cây bạch chỉ được trồng như cây thuốc ở các nước Scandinavia kể từ thế kỷ 12 và ở Anh từ thế kỷ 16. Cây bạch chỉ trước đây đã được dùng như thuốc an thần.

Rễ và hạt cây này được dùng để chưng cất một loại dầu dễ bay hơi và dùng làm hương liệu cho rượu trắng và thức uống có cồn. Lá và thân cây được dùng để trang trí bánh.

Dầu cây bạch chỉ được dùng để kích thích tiết dịch dạ dày và điều trị chứng đầy hơi. Ngoài ra, nó được dùng điều trị chứng thấp khớp và rối loạn về da.

Cơ chế hoạt động của cây bạch chỉ là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cơ chế hoạt động của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy:

  • Cây bạch chỉ có tác dụng diệt khuẩn đường tiêu hóa và tăng tiết axit dạ dày. Cả hai yếu tố này có thể góp phần làm suy yếu hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây ra chứng đau dạ dày và khó chịu;
  • Cây bạch chỉ cũng hữu ích cho lưu thông máu kém và đã được dùng điều trị bệnh Buerger, làm hẹp động mạch bàn tay và chân.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho cây bạch chỉ là gì?

Cây bạch chỉ thường được dùng với liều lượng 3-6g/ngày dưới dạng rễ cây thô.

Liều dùng của cây bạch chỉ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây bạch chỉ là gì?

Cây bạch chỉ có ở dạng rễ ngâm rượu.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây bạch chỉ?

Furanocoumarins trong cây có thể gây viêm da do ánh sáng.

Đây chưa phải là tất cả các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng cây bạch chỉ bạn nên lưu ý những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây Đương quy hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây bạch chỉ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây bạch chỉ như thế nào?

Theo báo cáo, đã có trường hợp ngộ độc khi dùng liều cao các loại dầu cây bạch chỉ.

Không có đủ thông tin về việc sử dụng cây bạch chỉ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác

Cây bạch chỉ có thể tương tác với những gì?

Bạn tránh sử dụng rễ cây bạch chỉ cùng với warfarin.

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi bạn sử dụng cây bạch chỉ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tinh dầu hoa oải hương

(81)
Tên gốc: Oải hươngTên khoa học: LavandulaTên tiếng Anh: English lavender, common lavender, true lavender, narrow-leaved lavende.Tìm hiểu tinh dầu hoa oải hươngOải hương là ... [xem thêm]

Barberry

(95)
Tìm hiểu chungBarberry dùng để làm gì?Barberry là một loại cây bụi được tìm thấy ở châu Âu và Bắc Mỹ. Trái cây, vỏ và rễ cây thường được dùng để ... [xem thêm]

Dược liệu Trầu không có công dụng gì?

(61)
Tên thường gọi: Trầu khôngTên gọi khác: Trầu cay, trầu lương, thược tương, thổ lâu đằngTên nước ngoài: Betel pepper, vine pepper…Tên khoa học: Piper betle ... [xem thêm]

Cây cẩm chướng đơn tím là thảo dược gì?

(60)
Tên thông thường: Cockle, corn campion, cây cẩm chướng đơn tím, corn rose, crown-of-the-field, purple cockleTên khoa học: Agrostemma githagoTác dụngCây cẩm chướng đơn tím ... [xem thêm]

Dầu hồng hoa có tác dụng gì?

(32)
Tên thông thường: Alazor, American Saffron, Bastard Saffron, Benibana, Benibana Oil, Benibana Flower, Cártamo, Carthame, Carthame des Teinturiers, Carthamus tinctorius, Chardon Panaché, ... [xem thêm]

Thảo dược glycin

(55)
Tên thông thường: glycinTên khoa học: axit 2-aminoaceticTác dụngTác dụng của thảo dược glycin là gì?Thảo dược glycin thường được sử dụng để hỗ trợ ... [xem thêm]

Bạch đàn là thảo dược gì?

(25)
Tên thông thường: Bạch đànTên khoa học : EucalyptusTìm hiểu chungBạch đàn dùng để làm gì?Lá bạch đàn được sử dụng để điều trị:Nhiễm trùngSốtĐau ... [xem thêm]

Củ maca là thảo dược gì?

(55)
Tên thông thường: Ayak Chichira, Ayuk Willku, Ginseng Andin, Ginseng Péruvien, Lepidium meyenii, Lepidium peruvianum, Maca Maca, Maca Péruvien, Maino, Maka, Peruvian Ginseng, Peruvian ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN