Cân nhắc trước khi quyết định cho bé cai sữa

(3.84) - 90 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Vào tuần thứ 46, con bạn có thể có khả năng:

  • Biết vỗ tay hay vẫy chào tạm biệt;
  • Bước đi trong khi vịn vào đồ đạc;
  • Chỉ vào những thứ bé muốn để đòi hỏi;
  • Tỏ ra vô cùng hứng thứ với việc đọc sách. Bé có thể lật một lượt các trang trong sách.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Trong những tháng qua, bé hẳn đã trải qua nhiều lần lo lắng mỗi khi phải rời xa cha mẹ. Đây là một điều hoàn toàn tự nhiên, bởi bé yêu thương và phụ thuộc vào bạn rất nhiều. Hãy hạn chế đi xa quá lâu. Nếu bắt buộc phải xa bé, bạn hãy cư xử thật lý trí khi phải gửi bé tại nhà trẻ hoặc để bé lại cho người giữ trẻ trông tại nhà. Điều quan trọng là bạn cần biết rằng bé sẽ sớm vui vẻ trở lại sau khi cha mẹ đi xa, vậy nên đừng làm bé thêm buồn bã bằng một màn tạm biệt dài dòng và đầy nước mắt.

Bạn có thể giúp bé cảm thấy độc lập hơn bằng cách đừng lúc nào cũng quẩn quanh bên bé. Tất nhiên, bé vẫn cần biết rằng bạn đang ở gần bên để cảm thấy yên tâm hơn. Nếu bé đi sang một phòng khác, hãy chờ một vài phút sau rồi hẵng đi theo bé. Nếu bạn phải đi qua một căn phòng khác, hãy gọi bé sang cùng phòng mình khi bạn đã đến nơi. Bạn cần chú ý đừng hớt hải chạy đến chỗ bé mỗi khi bé gọi bạn bởi hành động này chỉ làm cho bé lệ thuộc hơn vào bạn mà thôi.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Hầu hết các bác sĩ sẽ không khám sức khỏe định kì cho bé trong tháng này. Đây hóa ra lại là một việc tốt, vì trẻ em ở tuổi này không thích việc phải ngồi yên một chỗ khi đi khám bác sĩ. Những bé hay lo lắng khi gặp người lạ cũng có thể sẽ không thích các bác sĩ, cho dù họ thân thiện thế nào đi nữa. Bạn luôn có thể đưa bé đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào khẩn cấp mà không thể đợi đến kỳ khám tiếp theo.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Hầu hết các bé ở độ tuổi này đã sắp tới thời điểm cai sữa. Các bé cũng hết sức hiếu động và có thể ít nhất một lần bị chấn thương răng. Phần này của bài viết sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về hai vấn đề trên nhằm giúp bạn chăm sóc cho bé tốt hơn:

Cai sữa

Nếu bạn vẫn đang cho con bú, thời điểm cai sữa (cả sữa mẹ lẫn sữa bình) là một quyết định cá nhân phụ thuộc vào tình hình riêng của bạn và bé. Bạn có thể quyết định dựa trên các dấu hiệu sẵn sàng cai sữa của bé: đó là khi bé dường như không quan tâm hoặc bị phân tâm trong lúc bú. Bạn cũng nên quyết định cai sữa hay không bằng cách suy xét tâm trạng và sự sẵn sàng của chính mình: ngày hôm nay có thể bạn sẽ cảm thấy việc cai sữa sẽ vô cùng nhẹ nhàng đơn giản, nhưng ngày hôm sau bạn lại cảm thấy rối bời khi phải thực hiện nhiệm vụ vất vả này. Nhiều bà mẹ vẫn tiếp tục cho con bú sữa cho đến khi bé biết đi vững vàng. Tuy nhiên cũng có khá nhiều người thực hiện cai sữa cho bé khi bé được một tuổi.

Nếu bạn quyết định cho bé cai sữa, trước tiên hãy giảm dần số lần cho bé bú từng ngày một. Nếu bé đang bú mẹ, bạn nên cho bé dùng sữa bột hay sữa bò (nếu bác sĩ cho phép) để thay thế. Nếu bé đang bú bình, hãy thử cho bé chuyển sang dùng ly. Nhiều bé sẽ giảm số lần bú qua từng ngày cho đến khi hoàn toàn cai sữa. Bạn cũng có thể thử rút ngắn thời gian cho bé uống sữa để giúp việc cai sữa trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cai sữa nên là một quá trình dễ dàng chứ không nên là một chướng ngại tâm lý với bé. Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp bé cai sữa dễ dàng hơn:

  • Dành cho bé nhiều sự chú ý hơn và trong khoảng thời gian lẽ ra bé nên được cho bú như trước đây, bạn hãy ở bên và chơi đùa cùng bé;
  • Hãy thử đánh lạc hướng bé nếu bé dường như có vẻ muốn được bú sữa. Bạn có thể làm bé xao nhãng bằng một món đồ bé có thể quan tâm hay cho bé uống một ly nước lọc từ một chiếc ly của riêng bé;
  • Nhờ người khác đưa bé lên giường khi bé tỏ ra muốn được cho bú trước khi đi ngủ;
  • Nếu bạn đang cho con bú và vú bạn bị căng sữa trong quãng thời gian cai sữa, hãy thử dùng băng gạc sạch và vắt sữa bằng tay ra gạc trong vài ngày đầu tiên;
  • Nếu con bạn có vẻ không thích khi phải cai sữa, hãy dừng lại và chờ một thời gian trước khi thử cho bé cai sữa lại lần nữa.

Những tổn thương răng của bé

Một ngày nào đó, những chiếc răng sữa hiện tại sẽ sớm rụng và nhường chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn, vậy nên bạn đừng quá lo lắng khi bé có một cái răng bị mẻ. Những tổn thương răng như vậy là điều hết sức bình thường, bởi hằng ngày bé có thể bị té ngã hằng hà vô số lần. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng đó chỉ là vấn đề ảnh hưởng đến ngoại hình của bé.

Trước tiên, hãy kiểm tra răng của bé. Nếu như bạn nhìn thấy chúng có bất kì cạnh sắc nhọn nào, hãy cho bé đi khám nha sĩ ngay khi có cơ hội. Nha sĩ có thể sẽ khuyên bạn cho bé mài mịn bề mặt của cạnh răng hoặc chữa trị bằng cách trám răng bằng nhựa hoặc bọc sứ.

Tuy nhiên, hãy cho bé đi khám nha sĩ ngay lập tức nếu:

  • Bé bị đau răng (cho dù cơn đau này xuất hiện vài ngày sau khi bé bị sứt răng);
  • Chiếc răng bị mẻ của bé lung lay hoặc bị nhiễm trùng. Bạn có thể nhận biết điều này nếu thấy nướu của bé sưng lên;
  • Bạn nhìn thấy phần giữa của chiếc răng bị sứt mẻ chuyển sang màu hồng.

Các triệu chứng như trên có thể đồng nghĩa với việc các vết nứt trên răng đã ảnh hưởng đến các dây thần kinh của bé. Trong trường hợp đó, nha sĩ sẽ cần phải chẩn đoán bằng cách chụp X-quang để quyết định xem liệu có cần nhổ chiếc răng này hoặc điều trị dây thần kinh cho bé hay không. Chấn thương dây thần kinh răng nếu không được điều trị có thể làm hỏng chiếc răng vĩnh viễn đang được hình thành trong miệng bé. Dù kết quả như thế nào đi chăng nữa nữa, bạn hãy cố gắng luôn lạc quan và bình tĩnh vì chắc chắn là bé sẽ còn vấp ngã rất nhiều lần nữa trong quá trình tập đi hiện tại.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Vào tuần thứ 46, có rất nhiều điều mà bạn có thể quan tâm trong khi chăm sóc cho bé. Một trong số đó là việc dạy bé tập đi bô.

Trừ khi bạn đã bắt đầu tập cho bé đi bô trước đó, nếu không thì bạn nên chờ đến khi bé lớn tới tầm 18 đến 24 tháng tuổi thì hẵng tập đi bô cho bé. Bé sẽ sẵn sàng tập đi bô khi thể chất và cảm xúc của bé đã sẵn sàng để giúp bé tự đi bô đúng cách.

Về mặt thể chất

Dấu hiệu cho thấy con bạn đã sẵn sàng về thể chất bao gồm:

  • Bé đi tiểu khá thường xuyên và vào những thời điểm cố định;
  • Bé có thể chờ ít nhất hai giờ để đi tiểu;
  • Bé thải hết nước tiểu trong bàng quang mỗi lần đi;
  • Bé tự kéo quần của mình và có thể tự ra vào nhà vệ sinh hoặc ngồi lên bô.

Các dấu hiệu khác cho thấy bé đã sẵn sàng là khi bé hiểu được những từ liên quan đến nhà vệ sinh và có thể tuân theo những hướng dẫn đơn giản của bạn.

Về mặt cảm xúc

Các dấu hiệu về mặt cảm xúc sau sẽ giúp bạn biết bé đã sẵn sàng tập đi bô hay chưa:

  • Bé nhận biết và hiểu rằng bé đang đi tiểu trong tã: bé ngồi xổm trong một góc hoặc thậm chí cho bạn biết rằng bé đã tiểu xong.
  • Bé có vẻ buồn bã khi phải thay tã của mình.

Khi có được những điều kiện tiên quyết trên, con bạn đã sẵn sàng để học cách đi bô rồi đấy.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nên cho trẻ ăn hải sản khi nào để không bị dị ứng?

(19)
Hải sản là một loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bạn không thể cho bé ăn hải sản tùy tiện mà cần ... [xem thêm]

Bệnh sùi mào gà trong thai kỳ: Mẹ bầu nên lưu ý

(26)
Bệnh sùi mào gà trong thai kỳ là tình trạng hiếm gặp. Tuy vậy, phần lớn mẹ và bé đều không chịu ảnh hưởng từ vấn đề này.Mụn cóc sinh dục hay sùi mào ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh nhiễm trùng đường tiểu?

(90)
So với người trẻ tuổi, người cao tuổi dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu hơn. Nếu không được điều trị tận gốc, tình trạng này có nguy cơ dẫn ... [xem thêm]

Cho trẻ chơi đất sét có những lợi ích không ngờ

(87)
Đất sét là một món đồ chơi thú vị đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nắn, lăn và tạo hình với đất sét đều là những hoạt động ... [xem thêm]

5 hoạt động thể thao dành cho những người trên 40 tuổi

(22)
Bước vào độ tuổi trung niên, hẳn bạn đã mơ hồ cảm thấy những cơ bắp của mình không còn dẻo dai như trước, thế nhưng vì một lí do nào đó, bạn vẫn ... [xem thêm]

Bà bầu có nên ăn dưa hấu? Đọc ngay để tìm câu trả lời nhé!

(57)
Bà bầu có nên ăn dưa hấu? Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bầu lỡ yêu loại quả ngon ngọt này. Bên cạnh lợi ích, dưa hấu còn có tác dụng phụ cho mẹ ... [xem thêm]

Bí quyết tăng cường hệ tiêu hóa cho bé

(86)
Chúng ta đều biết những chất dinh dưỡng có tầm quan trọng như thế nào đến sức khỏe của trẻ em nhưng ít ai biết được dinh dưỡng cũng góp phần không ... [xem thêm]

Dấu hiệu cho thấy bạn bị rối loạn lo âu

(88)
Hầu như ai cũng có nỗi lo lắng của riêng mình. Lo thiếu thời gian, lo khi nói trước công chúng, hoặc lo lắng khi gặp khó khăn về tài chính… Tuy nhiên, khi sự ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN