Nên cho trẻ ăn hải sản khi nào để không bị dị ứng?

(3.68) - 19 đánh giá

Hải sản là một loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bạn không thể cho bé ăn hải sản tùy tiện mà cần tìm hiểu nên cho trẻ ăn hải sản khi nào để trẻ không bị dị ứng.

Bạn có con đang bước vào tuổi ăn giặm nên còn băn khoăn không biết cho con ăn những thực phẩm nào thích hợp? Một trong các loại thực phẩm bạn có thể cho con ăn là hải sản vì rất cần cho sự phát triển thể chất của trẻ do có nhiều canxi. Tuy nhiên, cho con ăn hải sản vào thời điểm nào để trẻ không bị dị ứng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Khi nào trẻ có thể ăn hải sản?

Dị ứng hải sản được xem là một vấn đề nghiêm trọng với trẻ nhỏ. Do đó, việc biết được khi nào trẻ có thể ăn hải sản là điều vô cùng quan trọng. Tiền sử gia đình, đặc biệt với các bệnh như hen suyễn và dị ứng được xem là những yếu tố quan trọng để quyết định khi nào nên cho trẻ ăn hải sản. Sau khi biết được trẻ có thể bắt đầu ăn hải sản, lúc này bạn có thể nghĩ cách chế biến những món ăn với hương vị thơm ngon cho bé.

Các bác sĩ khuyên bạn nên đợi cho đến khi con 9 tháng tuổi mới bắt đầu cho con ăn cá, chẳng hạn như cá hồi. Đối với trẻ 12 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn tôm sú. Đây cũng là thời điểm hệ miễn dịch của trẻ cần được phát triển đủ để làm giảm nguy cơ phản ứng dị ứng. Trường hợp trẻ có tiền sử gia đình bị dị ứng nghiêm trọng, bị dị ứng thức ăn hoặc có bệnh hen, chàm hoặc dị ứng theo mùa, bác sĩ sẽ đề nghị bạn chờ đến lúc trẻ 3 tuổi mới bắt đầu cho trẻ ăn những loại thực phẩm này. Trong khi chờ đến lúc con có thể ăn được tôm, cua, sò…, bạn có thể cho con ăn trái cây, rau, thịt lợn và gia cầm.

Cách giới thiệu hải sản cho con

1. Giới thiệu từng loại hải sản cho trẻ

Đầu tiên, cho trẻ ăn những loại hải sản ít gây dị ứng như tôm hay cua. Đừng cho trẻ tự cầm tôm cho đến khi bé có thể tự ăn bằng tay mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, cá luôn là lựa chọn tốt nhất cho trẻ ở thời điểm này.

2. Không cho trẻ ăn hải sản chưa qua chế biến

Trẻ không nên ăn hải sản chưa qua chế biến hoặc cá sống như sushi và gỏi hải sản. Những món ăn sống hay chưa qua chế biến có thể chứa nhiều vi khuẩn và virus ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

3. Đợi ít nhất 3 ngày mới cho bé ăn loại hải sản khác

Sau khi cho con ăn hải sản, hãy chờ ít nhất 3 ngày để xem trẻ có phản ứng dị ứng hay không rồi cho bé ăn loại hải sản khác.

4. Quan sát dấu hiệu dị ứng

Bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể hấp thu thực phẩm mới bao gồm hải sản. Do đó, nếu trẻ có những dấu hiệu dị ứng như tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, thở khò khè, phát ban da, sưng mặt, môi và lưỡi, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay.

Làm gì khi trẻ bị dị ứng hải sản?

1. Dị ứng hải sản là gì?

Mặc dù cá cũng được xem là hải sản nhưng dị ứng cá khác với dị ứng hải sản vì chúng khác biệt về mặt sinh học. Điều quan trọng là phải nhận biết được sự khác biệt vì người dị ứng hải sản cũng có thể ăn cá.

Có 2 dạng dị ứng hải sản: Dị ứng động vật giáp sát (tôm, cua…) và dị ứng động vật thân mềm (điệp, sò biển, trai). Dị ứng hải sản có thể phát triển ở bất kỳ lứa tuổi nào. Ai cũng có thể bị dị ứng hải sản kể cả người không bị dị ứng hải sản trước đó. Mặc dù một số người có thể tự hết dị ứng hải sản sau một thời gian nhưng điều này là rất hiếm. Nếu con bạn bị dị ứng hải sản nặng, bạn có thể đưa con đến bệnh viện để kiểm tra và được tư vấn cách sống chung với bệnh này.

2. Điều gì xảy ra khi trẻ bị dị ứng hải sản?

Trong trường hợp trẻ dị ứng hải sản, hệ miễn dịch sẽ phản ứng quá mức với protein trong hải sản. Trong quá tình giải phóng histamine có thể dẫn đến các triệu chứng như giảm huyết áp, sưng, nổi mẩn đỏ, mắt bị ngứa, sưng, chảy nước, tiêu chảy, đau cổ họng, khàn tiếng, ho, khó thở, khò khè.

Con của bạn có thể mắc phản ứng dị ứng khác nhau tùy thuộc vào loại hải sản trẻ ăn. Thỉnh thoảng, những triệu chứng bé mắc phải trong lần này là nhẹ nhưng lần khác lại nặng hơn.

3. Làm gì để phòng ngừa tái phát các triệu chứng dị ứng hải sản?

  • Đọc nhãn trên bao bì thực phẩm trước khi ăn: Hãy nhớ đọc kỹ nhãn trên bao bì thực phẩm để đảm bảo thực phẩm này không chứa hải sản. Tôm, cua là những loại hải sản xuất hiện trong danh sách thành phần gây dị ứng hàng đầu, kế tiếp là sò, ốc.
  • Tránh hải sản đã từng nghi ngờ bị dị ứng: Với những hải sản đã bị nghi ngờ gây dị ứng cho trẻ, bạn không cho trẻ ăn loại hải sản đó nữa. Tìm kiếm thực phẩm khác thay thế để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con.

Mời bạn xem thêm bài viết 8 loại thực phẩm có thể gây dị ứng hàng đầu ở trẻ để tránh không cho con ăn những thực phẩm này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chẩn đoán bệnh hen suyễn bằng lưu lượng thở ra đỉnh (Phần 1)

(84)
Hen suyễn là một tình trạng bệnh lý mạn tính được đặc trưng bởi sự viêm liên tục ở đường hô hấp. Các triệu chứng hen suyễn thường gặp gồm có bị ... [xem thêm]

Phát hiện nguyên nhân mới gây bệnh phổi

(61)
Tìm hiểu chungBệnh bụi phổi amiăng là bệnh gì?Bệnh bụi phổi amiăng là tình trạng xơ phổi do hít phải bụi amiăng. Amiăng là tên của một nhóm sợi tự nhiên ... [xem thêm]

6 triệu chứng làm nữ giới chán ân ái

(12)
Có nhiều lí do khiến âm đạo của bạn thay đổi, dẫn đến bệnh phụ khoa. Đó có thể là sự sụt giảm estrogen hay có thể do các chất kích thích. Bạn sẽ ... [xem thêm]

4 bài tập giúp nàng cải thiện đời sống tình dục

(32)
Nếu bạn đang giữ trong mình những phiền muộn về đời sống tình dục, chẳng hạn như chuyện yêu không gây khoái cảm, thời gian quan hệ quá ngắn, Chúng tôi ... [xem thêm]

6 nhóm thực phẩm ảnh hưởng đến phản ứng viêm

(27)
Phản ứng viêm có thể bị kích hoạt bởi nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài, bao gồm cả chế độ ăn uống. Một số nhóm thực phẩm có thể làm tình ... [xem thêm]

Nhận biết đau đầu do viêm xoang và cách giảm nhẹ

(56)
Khi xoang bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau, chất nhầy không thoát ra ngoài được và làm tăng áp lực ra xung quanh. Khi đó, người bệnh có thể cảm ... [xem thêm]

Bí quyết chăm sóc làn da trẻ sơ sinh bị chàm đúng cách

(27)
Trẻ sơ sinh bị chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa là tình trạng các mảng đỏ, thô ráp xuất hiện trên da bé, thường trong vài tháng đầu khi mới sinh. Chàm ... [xem thêm]

4 cách để từ bỏ thuốc lá hiệu quả

(63)
Bạn đã sẵn sàng từ bỏ thói quen hút thuốc của mình? Điều này chẳng mấy dễ dàng đặc biệt với những người đã trải qua quá trình hút thuốc lâu năm. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN