Betaine anhydrous

(4.28) - 86 đánh giá

Tên thông thường: 2(N,N,N-trimethyl)ammonium-acetate, Betaína Anhidra, Bétaïne Anhydre, Betaine Anhydrous, Bétaïne de Glycine, Bétaïne de Glycocoll, Cystadane, Glycine Betaine, Glycocoll Betaine, Glycylbetaine, Lycine, Oxyneurine, TMG, Trimethyl Glycine, Trimethylbetaine, Trimethylglycine, Trimethylglycine Anhydre, Trimethylglycine Anhydrous.

Tên khoa học : Betaine Anhydrous

Tìm hiểu chung

Betaine anhydrous dùng để làm gì?

Betaine anhydrous được sử dụng để điều trị nồng độ homocysteine trong nước tiểu cao. Mức homocysteine cao có liên quan đến bệnh tim, xương yếu (loãng xương), các vấn đề về xương.

Ngoài ra, người ta sử dụng betaine anhydrous cho:

  • Điều trị bệnh gan, trầm cảm, viêm xương khớp, suy tim sung huyết và chứng béo phì
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Cải thiện hiệu suất thể thao
  • Ngăn ngừa các khối u không phải ung thư ở đại tràng

Betaine anhydrous có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của betaine anhydrous là gì?

Betaine anhydrous hỗ trợ quá trình trao đổi chất homocysteine, chất hóa học liên quan đến chức năng bình thường của nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm máu, xương, mắt, tim, dây thần kinh và não. Betaine anhydrous ngăn chặn sự tích tụ homocysteine ở những người có vấn đề về sự trao đổi chất từ lúc sinh.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của betaine anhydrous là gì?

Với homocystin niệu: Liều duy trì 3g thường được dùng hai lần mỗi ngày ở cả người lớn và trẻ em. Ở trẻ em, liều thường bắt đầu thấp và dần dần tăng lên mức này. Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, liều khởi đầu là 100mg /kg/ngày; tuần tới liều tăng lên 200mg /kg/ngày; tuần tiếp theo, liều tăng lên 300mg/kg/ngày và như vậy cho đến khi đạt được liều duy trì. Tất cả bệnh nhân đều có thể tăng liều cho đến khi mức homocysteine trong máu rất thấp hoặc quá thấp; đôi khi liều lượng lên đến 20g mỗi ngày. Bạn nên hoà tan bột trong nước trước khi dùng.

Liều dùng của betaine anhydrous có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Betaine anhydrous có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của betaine anhydrous là gì?

Betaine anhydrous có các dạng bào chế:

  • Bột
  • Viên nang.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng betaine anhydrous?

Betaine anhydrous có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ gồm buồn nôn và tiêu chảy.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng betaine anhydrous bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây betaine anhydrous hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng betaine anhydrous với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của betaine anhydrous như thế nào?

Betaine anhydrous an toàn cho hầu hết trẻ em và người lớn khi uống.

Tình trạng cholesterol cao

Betaine anhydrous có thể làm tăng mức cholesterol tỉ trọng thấp (LDL) ở người khỏe mạnh, người béo phì và người bị suy thận. Sử dụng betaine có thể làm cho hàm lượng cholesterol cao thậm chí còn cao hơn rất nhiều. Những người có cholesterol cao nên thận trọng sử dụng betaine khan.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Không có đủ thông tin việc sử dụng betaine anhydrous trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Tương tác

Betaine anhydrous có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng betaine anhydrous.
Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cải trời là thảo dược gì?

(18)
Tên thông thường: Acrid Lettuce, Bitter Lettuce, German Lactucarium, Green Endive, Lactuca virosa, Lactucarium, Laitue Amère, Laitue à Opium, Laitue Sauvage, Laitue Scariole, Laitue Serriole, ... [xem thêm]

Hoa chuông

(21)
Tác dụngHoa chuông dùng để làm gì?Cây hoa chuông được dùng làm trà giúp cho bệnh loét dạ dày, giúp chữa kinh nguyệt nặng, tiêu chảy, nước tiểu có máu, ho ... [xem thêm]

Tinh dầu ngọc lan tây là thảo dược gì?

(66)
Tên thông thường: Aceite de Cananga, Cananga odorata forma. macrophylla, Canangium odoratum forma. macrophylla, Huile de Cananga, Huile de Cananga Odorant, Huile de Cananga OdorataTên khoa ... [xem thêm]

Ackee là thảo dược gì?

(95)
Tên thông thường: Ackée, Akee, Akée, Aki, Akí, Anjye, Arbre Fricasse, Arbre à Fricassée, Blighia sapida, Daki, Ishin, Jakí, Kaha, Ris de Veau, Seso VegetalTên khoa học: Blighia ... [xem thêm]

Caralluma fimbriata

(65)
Tên thường gọi: C. Fimbriate, Caraluma, Caralluma Cactus, Caralluma Extract, Caralluma fimbriata Extract, Caraluma Pregnane Glycosides, Extrait de Caralluma, Extrait de Caralluma fimbriata , ... [xem thêm]

Hạt thầu dầu là thảo dược gì?

(94)
Tên thông thường: African Coffee Tree, Arandi, Bi Ma Zi, Bofareira, Castorbean, Castor Bean, Castor Bean Plant, Castor Oil, Castor Oil Plant, Castor Seed, Erand, Eranda, Gandharva Hasta, Graine ... [xem thêm]

Dược liệu Diếp cá là gì?

(67)
Tên thường gọi: Diếp cáTên gọi khác: Lá giấp, rau giấp cá, ngư tinh thảo…Tên nước ngoài: Fish mint, chameleon plant, houttuynia…Tên khoa học: Houttuynia cordata ... [xem thêm]

Chiết xuất đường bơ

(75)
Tìm hiểu chungChiết xuất đường bơ dùng để làm gì?Chiết xuất đường bơ là một chất chiết xuất từ quả bơ và được sử dụng làm thuốc.Người ta lấy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN