Cải thiện bệnh Basedow nhờ sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương

(3.81) - 70 đánh giá

Basedow là một dạng bệnh lý nội tiết khá thường gặp, có liên quan đến việc tăng cường chức năng tuyến giáp. Mặc dù đây không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng bạn vẫn nên nắm rõ thông tin về bệnh Basedow cũng như cách điều trị để tránh gặp phải các biến chứng.

Basedow là tình trạng cường chức năng tuyến giáp, có liên quan đến cơ chế tự miễn dịch. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ người mắc bệnh Basedow đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng, nhất là ở nữ giới. Làm thế nào để điều trị căn bệnh này là thắc mắc chung của những người đã hoặc đang có người thân mắc phải căn bệnh này? Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy tìm hiểu qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau của Hello Bacsi.

Basedow – Căn bệnh không thể chủ quan

Bệnh Basedow (hay còn gọi là bệnh Graves, bệnh Parry, bệnh bướu giáp độc lan tỏa hoặc bệnh cường giáp tự miễn) là một rối loạn miễn dịch khiến tuyến giáp hoạt động quá mức. Khi mắc bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể globulin làm cho tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến dư thừa và làm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm hệ thần kinh, phát triển não bộ, nhiệt độ cơ thể và các yếu tố quan trọng khác.

Người bị bệnh Basedow thường vấn đề về mắt, cụ thể là tình trạng viêm nhiễm các cơ và mô quanh mắt. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác như lồi mắt, chảy nước mắt, sạn trong mắt, khô mắt, đau mắt, sưng mi mắt, áp lực trong mắt, đỏ hoặc viêm trong mắt, tầm nhìn đôi, nhìn nhòe, sợ ánh sáng, nhạy cảm với ánh sáng, tầm nhìn hạn chế do sự di chuyển mắt không được linh hoạt, loét giác mạc.

Bên cạnh đó, người mắc bệnh Basedow còn có một số triệu chứng điển hình như:

  • Mất ngủ, khó ngủ
  • Mệt mỏi
  • Run ngón tay, bàn tay
  • Rối loạn nhịp tim (nhịp tim nhanh)
  • Tăng nhạy cảm với nhiệt, không chịu được nóng
  • Tiêu chảy
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Bướu cổ
  • Sút cân đột ngột
  • Thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt

Nguyên nhân nào gây ra bệnh Basedow?

Bản chất của bệnh Basedow nằm ở hệ miễn dịch. Bình thường, hệ miễn dịch có nhiệm vụ phá hủy những tác nhân gây hại xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, ở một số người, hệ miễn dịch lại sinh ra những kháng thể chống lại các cơ quan của chính mình, gây phá hủy hoặc kích thích hoạt động. Ở bệnh Basedow, các kháng thể phản ứng với những protein trên bề mặt tuyến giáp, dẫn đến sự sản xuất quá mức các hormone tuyến giáp.

Bên cạnh nguyên nhân là rối loạn hệ miễn dịch, còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh Basedow như:

  • Trong gia đình có người thân mắc bệnh Basedow
  • Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới
  • Dưới 40 tuổi
  • Có các sang chấn về tâm thần hoặc thể chất, căng thẳng quá mức
  • Mang thai
  • Hút hoặc tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài.

Chẩn đoán và điều trị bệnh Basedow

Để chẩn đoán bệnh Basedow, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Khám tổng quát: Bác sĩ sẽ kiểm tra xem mắt có bị kích ứng, viêm, lồi hay không, tuyến giáp có bị mở rộng không. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể kiểm tra mạch, huyết áp để xem có dấu hiệu của sự run cơ không.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ hormone kích thích tuyến giáp TSH, hormone tuyến yên.
  • Thử nghiệm iod phóng xạ: Sử dụng camera chuyên dụng để xác định tốc độ thu nhận iod của tuyến giáp.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp CT.

Dựa vào kết quả của những xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ chẩn đoán về tình trạng bệnh của bạn. Nếu mắc bệnh Basedow, bác sĩ đề nghị bạn áp dụng một số phương pháp điều trị phù hợp nhằm ngăn chặn sự sản xuất hormone tuyến giáp và giảm nhẹ triệu chứng. Các phương pháp điều trị có thể được áp dụng như:

1. Liệu pháp iod phóng xạ

Liệu pháp iod phóng xạ được sử dụng theo đường uống. Cơ chế của liệu pháp này là phá hủy các tế bào tuyến giáp sản xuất hormone dư thừa, từ đó giúp giảm nhẹ triệu chứng và thu nhỏ kích thước khối bướu cổ. Hiệu quả của phương pháp này thường thấy được sau khoảng vài tuần đến vài tháng.

Nhược điểm của liệu pháp iod phóng xạ là làm tăng nguy cơ biểu hiện bệnh mắt hoặc khiến tình trạng này nặng lên. Mặc dù, điều này chỉ là tạm thời nhưng đa phần, liệu pháp iod phóng xạ không được sử dụng cho người có các vấn đề về mắt. Ngoài ra, liệu pháp này còn có một số tác dụng phụ khác như tăng hormone tuyến giáp tạm thời, giảm testosterone ở nam giới.

2. Thuốc kháng giáp

Thuốc kháng giáp thường được sử dụng cho người bị cường giáp và bệnh Basedow. Nhóm thuốc này sẽ tác động đến quá trình sử dụng iod của tuyến giáp. Nhược điểm của phương pháp này là bệnh có thể bị tái phát, ngoài ra có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau khớp, phát ban, suy gan, giảm bạch cầu. Thuốc kháng giáp có thể được sử dụng sau hoặc trước liệu pháp iod phóng xạ với vai trò là một phương pháp bổ trợ.

3. Thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta không can thiệp đến sự sản xuất hormone của tuyến giáp mà chỉ có tác dụng ngăn cản những ảnh hưởng của hormone lên cơ thể. Các tác dụng phụ thường gặp là nhịp tim bất thường, run tay, chân, kích thích, lo lắng, nhạy cảm với nhiệt, tiêu chảy, đổ mồ hôi, yếu cơ. Các thuốc chẹn beta không được khuyến cáo cho người mắc hen phế quản, đái tháo đường

4. Phẫu thuật

Nếu việc điều trị bằng các phương pháp trên không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm phẫu thuật. Với phương pháp này, một phần tuyến giáp sẽ bị cắt bỏ. Những nguy cơ, rủi ro của phẫu thuật tuyến giáp là mất giọng do tổn thương dây thanh âm và suy tuyến cận giáp.

Ích Giáp Vương – Lựa chọn an toàn cho người bị bệnh Basedow

Hiện nay, để hỗ trợ điều trị bệnh Basedow, không ít người đã tin dùng những sản phẩm từ thiên nhiên giúp tăng cường sức khỏe cho tuyến giáp, ngăn chặn biến chứng như Ích Giáp Vương. Đây là một thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên.

Sản phẩm Ích Giáp Vương có nguồn gốc thảo dược giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh Basedow an toàn, hiệu quả

Ích Giáp Vương chứa thành phần chính là hải tảo, một loại rong biển có công dụng điều hòa miễn dịch, tác động vào một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh Basedow. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, neem, vừa tác động đến nguyên nhân gây bệnh, lại cải thiện các triệu chứng như lồi mắt, nhịp tim nhanh, lo lắng, thân nhiệt tăng,…

Người bị bệnh Basedow nên đi khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định. Nếu được điều trị đúng cách, người bệnh sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm và chất lượng cuộc sống được cải thiện. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ ăn, tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán, nhiều dầu mỡ và tích cực tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe.

Nếu bạn vẫn còn có những thắc mắc về bệnh lý tuyến giáp như bệnh Basedow, suy giáp, cường giáp,…. hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm Ích Giáp Vương, hãy gọi ngay đến tổng đài miễn cước 1800 6103 hoặc điện thoại số 090 220 7582 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nhé.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách chị em những điều thú vị về cách chăm sóc nhũ hoa

(22)
Vùng ngực cũng như nhũ hoa là quà tặng mà tạo hóa ưu ái ban cho người phụ nữ, thế nhưng rất ít chị em có đầy đủ kiến thức để chăm sóc vùng đặc ... [xem thêm]

Những câu nói hay về phụ nữ giúp bạn thêm tự tin

(28)
Nếu bạn đang cảm thấy hoài nghi về giá trị của bản thân, những câu nói hay về phụ nữ chính là lời động viên tinh thần giúp bạn tự tin hơn. Đừng mãi ... [xem thêm]

7 dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng chuyển sang thể ác tính

(97)
U nang buồng trứng là bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Hầu hết các khối u là lành tính nhưng bạn không nên chủ quan vì một số trường hợp u nang có nguy ... [xem thêm]

Bạn nên chọn sản phẩm vệ sinh nào cho ngày đèn đỏ?

(87)
Thay vì dùng băng vệ sinh trong ngày đèn đỏ, bạn có thể chọn sản phẩm vệ sinh như quần lót nguyệt san, cốc nguyệt san, bọt biển vệ sinh… Đây là những ... [xem thêm]

5 lí do khiến bạn đột ngột mất kinh dù không mang thai

(61)
Kinh nguyệt đôi khi gây khó chịu cho bạn nhưng nếu đến ngày mà bạn không thấy xuất hiện kinh nguyệt thì rõ là không vui và bạn sẽ thấy nhiều vấn đề ... [xem thêm]

8 dấu hiệu buồng trứng đa nang bạn cần biết

(39)
Kinh nguyệt không đều, tăng cân, nổi mụn, rụng tóc… đều là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị buồng trứng đa nang. Phát hiện sớm các dấu hiệu buồng trứng ... [xem thêm]

Nhiễm khuẩn âm đạo (viêm âm đạo do vi trùng)

(31)
Định nghĩaNhiễm khuẩn âm đạo (viêm âm đạo do vi trùng) là bệnh gì?Nhiễm khuẩn âm đạo, hay viêm âm đạo do vi trùng, là tình trạng số lượng vi khuẩn trong ... [xem thêm]

Lạc nội mạc tử cung

(11)
Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.Tìm hiểu chungBệnh lạc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN