Bạn có nguy cơ mắc bệnh nếu người thân bị ung thư?

(4.27) - 75 đánh giá

Khi người thân yêu của bạn nhận được kết quả chẩn đoán ung thư, có lẽ tất cả mọi thứ sẽ đều thay đổi chỉ trong một đêm. Vậy nên, một trong những việc quan trọng mà bạn có thể làm là hỗ trợ người thân bị ung thư về mặt tinh thần.

Từ giây phút biết được người thân bị ung thư, bạn nghĩ rằng thời gian mình được ở bên cạnh họ đang dần ít lại. Vậy bạn đã biết làm gì để người thân cảm thấy thoải mái nhất chưa? Hãy tham khảo những gợi ý sau đây.

1. Đừng tạo ra hy vọng giả

Bạn không cho người thân biết kết quả chẩn đoán ung thư vì không muốn người thân đau buồn, suy nghĩ tuyệt vọng… Bạn nói dối và từ chối cho người thân biết tình trạng bệnh thật sự của mình. Tuy nhiên, người thân bị ung thư của bạn có thể sẽ đoán được bệnh tình khi nhận thấy các triệu chứng bất thường như chảy máu, đau nhức… Khi biết được sự thật, họ sẽ trở nên thất vọng hơn và đưa ra những quyết định không đúng đắn, ví dụ như bỏ nhà đi, tự tử… Thay vì như vậy, bạn hãy cùng người thân đối diện với bệnh tình và cùng học cách chấp nhận sự thật.

2. Cố gắng sinh hoạt như bình thường

Nếu có thời gian để ở bên người thân yêu của bạn, hãy sử dụng nó một cách khôn ngoan. Thay vì để người bệnh nghĩ mình sẽ chết, bạn hãy hướng họ suy nghĩ tích cực hơn bằng cách có thể sống chung với bệnh. Tiếp tục thực hiện các sinh hoạt trước đây như đi chơi, mua sắm, nấu ăn cùng gia đình, làm việc nhà, gặp mặt bạn bè. Những hoạt động này sẽ giúp cải thiện tâm trạng của người bệnh rất nhiều và loại bỏ được những tư tưởng tiêu cực khi mắc căn bệnh quái ác này. Dù sao đi nữa, việc chữa trị thành công hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần lạc quan tích cực của bệnh nhân.

3. Không lan truyền thông tin người thân bị bệnh

Khi một người bị chẩn đoán ung thư, đột nhiên ai cũng biết về tình trạng bệnh của họ dù bản thân người bệnh không nói ra, đi kèm là những lời bình luận từ tích cực lẫn tiêu cực. Lúc này, cảm giác của bệnh nhân chắc hẳn không dễ chịu chút nào. Do vậy, đừng để người thân bị ung thư vướng phải tình trạng tương tự. Nên nhớ rằng, đây là bệnh của họ và bạn nên tôn trọng mọi ý kiến của họ, không nên nói ra tình trạng bệnh của họ cho bất cứ ai, đặc biệt là trên mạng xã hội.

4. Đưa ra câu hỏi, gợi ý

Đừng chỉ nhắc nhở người thân bị ung thư phải uống thuốc lúc nào hay đi khám bệnh ngày nào vì sẽ khiến họ mệt mỏi. Họ đã lớn và tự ý thức được tình trạng bệnh của mình nên cũng sẽ biết phải làm gì khi tham gia điều trị. Thay vào đó, bạn hãy chia sẻ cảm xúc cũng như hỏi người đó có dự tính gì cho tương lai, có đang lo lắng hay gặp khó khăn điều gì không và giúp họ tìm giải pháp.

5. Đừng áp đặt ý kiến cho người bệnh

Mỗi người sẽ có cách phản ứng với chẩn đoán ung thư theo hướng khác nhau. Bất kỳ câu hỏi hoặc lời chuyện trò bắt đầu với các từ như “phải, bắt buộc nên thế này, nên thế kia, tại sao lại không làm…” hoàn toàn không giúp ích được gì. Vì vậy, đừng để cảm xúc của bạn lấn át mong muốn của người bệnh.

6. Thật sự lắng nghe

Các chuyên gia tâm lý đã nhấn mạnh rằng khi biết mình mắc ung thư, bệnh nhân sẽ rất khó chấp nhận sự thật này. Vì vậy, họ luôn cần một người biết lắng nghe để có thể giúp họ giải tỏa căng thẳng. Khi nghe người thân bị ung thư tâm sự, bạn hãy phản ứng bằng cách gật đầu, nhìn thẳng vào mắt, mỉm cười và có một vài động tác an ủi thân mật (nắm tay)… Hãy để họ có cơ hội được bày tỏ hết những cảm xúc của mình nếu muốn.

7. Thường xuyên cười

Nếu luôn buồn bã hay ủ dột trong hành trình chống lại ung thư, người bệnh đã đóng cánh cửa của niềm vui trong cuộc sống. Bạn hãy giúp người thân bị ung thư sống vui vẻ trong những ngày chống chọi với bệnh tật bằng cách kể những câu chuyện cười, mua những món ăn ngon mà họ thích, nói chuyện hài hước…

8. Thực sự hỗ trợ bệnh nhân

Muốn giúp đỡ người thân bị ung thư, bạn đừng chỉ dùng lời nói mà nên thực hiện bằng hành động, chẳng hạn như cùng làm việc nhà, nấu nướng, đi mua sắm… Khi người bệnh mệt mỏi, bạn có thể đưa cho họ ly nước uống. Điều này sẽ giúp cả hai cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn rất nhiều.

9. Thảo luận những việc có thể xảy ra sau khi họ ra đi

Nếu người thân của bạn chỉ còn sống được một thời gian ngắn, bạn hãy giúp họ sắp xếp những vấn đề đang vướng bận, chẳng hạn như lập di chúc, phân chia tài sản, hướng chăm sóc con cái… Hãy ghi chú tất cả mọi thứ và thực hiện. Còn ngược lại, khi bệnh tình vẫn còn hy vọng, bạn đừng đề cập đến vấn đề này nhé.

10. Tạo ra danh sách những việc mong muốn thực hiện

Khi bệnh nhân đã bình tĩnh và chấp nhận kết quả chẩn đoán ung thư của mình, bạn có thể gợi ý cho họ về việc tạo một danh sách những việc muốn thực hiện. Hãy nói với người bệnh rằng bạn sẽ đồng hành cùng họ để thực hiện những mong muốn đó khi vẫn còn thời gian. Ví dụ, đi đến những danh lam thắng cảnh mà vì lý do gì đó người bệnh chẳng bao giờ đi được.

11. Phân chia công việc chăm sóc người bệnh

Các thành viên trong gia đình nên cùng nhau chia sẻ công việc chăm sóc người bệnh thay vì giao trách nhiệm cho một người. Ví dụ, nếu mẹ mắc bệnh, bố sẽ là người đưa mẹ đi tái khám còn bạn cùng em gái phân công nhau nấu ăn, tắm rửa (nếu bệnh nặng) và cho mẹ uống thuốc đúng giờ.

12. Đừng tiếc những cử chỉ thân mật

Nhiều người sợ hãi khi chạm vào bệnh nhân ung thư, nhưng lúc này, người bệnh lại rất cần những cử chỉ quan tâm và chăm sóc. Bạn có thể nắm tay hoặc xoa lưng mỗi khi họ cảm thấy khó chịu và đau đớn. Nếu bệnh nhân trong giai đoạn hôn mê, bạn vẫn có thể dành cho họ những cái ôm, vuốt tóc, nắm tay hay chỉ đơn giản là kể chuyện về một ngày của mình. Dù họ không thể đáp lại nhưng vẫn biết có người thân ở bên cạnh động viên nên sẽ cảm thấy an ủi phần nào.

13. Tôn trọng bệnh nhân

Trong quá trình điều trị bệnh, ung thư có thể khiến người bệnh trở nên xanh xao, tóc, lông mày rụng… Tuy nhiên, bạn không nên tỏ ra quá lo lắng vì hiện nay có những phương pháp giúp bệnh nhân ung thư vẫn tươi khỏe bằng cách đội tóc giả, tô son, kẻ lông mày… Ngoài ra, bạn không nên thay quần áo, tã hay khăn trải giường của họ khi đang có nhiều người đến thăm. Dù người thân đang trải qua những ngày cuối cùng trong tình trạng hôn mê, nhưng khi muốn nói về tình trạng bệnh của người thân, bạn nên đi ra khỏi phòng, tránh đứng tại giường bệnh thảo luận, đặc biệt là có những ý chê trách vì đã không chú ý đến sức khỏe của bản thân.

14. Cho phép bản thân đau buồn

Khi người thân yêu rời xa, việc chấp nhận sự thiếu vắng cũng như vượt qua nỗi đau có thể rất khó khăn và không bao giờ kết thúc. Hãy để bản thân được thể hiện cảm xúc, đừng cố gắng chịu đựng vì sẽ khiến bản thân bạn mệt mỏi hơn. Mỗi người có cách để làm lành vết thương của mình theo những cách khác nhau. Thời gian sẽ giúp bạn xóa mờ nỗi đau này nhưng cần phải từ từ và nhẹ nhàng với bản thân vì không có cách nào có thể giúp bạn vượt qua sự đau đớn một cách nhanh chóng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh viện 103 có tốt không?

(32)
Bệnh viện 103 (Bệnh viện Quân y 103) thuộc Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng Việt Nam. Bệnh viện được thành lập vào ngày 20/12/1950 với tên gọi Đội điều ... [xem thêm]

Kiểm soát mãn dục nam: Bạn hoàn toàn có thể

(89)
Ý thức kiểm soát mãn dục nam cần bắt đầu ngay từ khi còn trẻ bởi nó không xảy ra đột ngột ở tuổi trung niên. Dấu hiện mãn dục nam có thể biểu hiện ... [xem thêm]

Sơ cứu đột quỵ – Các bước cần ghi nhớ

(41)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Tại sao đàn ông phải quan tâm tới testosterone?

(85)
Testosterone là một hormone quan trọng của cơ thể, được sử dụng để điều trị các tình trạng như dậy thì chậm, liệt dương hoặc mất cân bằng hormone…Tìm ... [xem thêm]

Vôi hóa tuyến vú

(57)
Tìm hiểu chungVôi hóa tuyến vú là gì?Vôi hóa tuyến vú là tình trạng canxi lắng đọng trong các mô vú tạo thành các hạt hay nốt canxi. Chúng thường có kích ... [xem thêm]

4 bí kíp đơn giản mà hiệu quả giúp bạn mang thai dễ dàng

(60)
Để sinh ra một đứa con khỏe mạnh là cả một quá trình mà các cặp vợ chồng cần chuẩn bị cả về sức khỏe lẫn tinh thần trước đó. Việc tìm ra bí ... [xem thêm]

3 tác hại không ngờ của các trò chơi điện tử bạo lực đối với trẻ nhỏ

(11)
Ngoài việc mang đến yếu tố giải trí, trò chơi điện tử bạo lực còn ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ theo hướng tiêu cực. Bố mẹ hãy ... [xem thêm]

Khủng hoảng tuổi 30: Phải chăng bạn đã toan về già?

(25)
Khủng hoảng tuổi 30 có thể bất chợt ghé thăm bạn như một “vị khách” khó chịu mà chẳng hề báo trước. Bạn không thể xua đuổi vị khách này ngay tức ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN