Cách xử lý khi bạn bị đau cột sống

(3.86) - 89 đánh giá

Tình trạng đau cột sống sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động cơ thể, khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Liệu có cách nào giúp bạn xua tan cảm giác đau cột sống để nhanh chóng trở lại vận động bình thường?

Cột sống hay xương sống là xương lớn nhất trong cơ thể có tác dụng chống đỡ trọng lực cơ thể và kết nối các xương khác lại với nhau. Giống như một căn nhà cần cột trụ thì cột sống cũng có vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Nếu cột sống bị tổn thương sẽ khiến bạn bị đau cột sống, gây cản trở đến sinh hoạt hàng ngày. Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về chứng đau cột sống cũng như cách xử lý vấn đề phổ biến này nhé!

Các chứng đau cột sống

Chứng đau cột sống được phân loại dựa theo vị trí đau trên cột sống. Có 3 vị trí đau cột sống thường gặp là đau cột sống cổ, đau cột sống lưng trên và đau cột sống lưng dưới.

1. Đau cột sống cổ

Cột sống cổ được tạo thành từ 7 đốt sống, phân tách bằng các đĩa chứa chất nhầy gọi là đĩa đệm. Theo thời gian, các đĩa đệm sẽ bắt đầu bị mài mòn và thoái hóa.

Không gian giữa các đốt sống hẹp lại và rễ thần kinh bị chèn ép sẽ gây ra bệnh thoái hóa cột sống cổ, dẫn đến các cơn đau cột sống cổ. Khi bệnh thoái hóa cột sống cổ tiến triển, khu vực cổ sẽ trở nên kém linh hoạt và bạn có thể cảm thấy đau cổ và cứng khớp, đặc biệt là vào cuối ngày. Ngoài triệu chứng đau cổ và tê cứng vùng cổ, bạn cũng có thể bị đau, tê hoặc cảm thấy yếu ở hai bên vai, cánh tay và bàn tay.

Nghiên cứu cho thấy có khoảng 25% người bệnh không có triệu chứng dưới 40 tuổi và 60% người trên 40 tuổi mắc thoái hóa cột sống cổ ở một vài cấp độ từ nhẹ đến nặng.

Đau cột sống cổ là hiện tượng thoái hóa cột sống mãn tính, do quá trình lão hóa làm bào mòn và xơ cứng các đốt xương, sụn khớp hoặc đĩa đệm.

2. Đau cột sống lưng trên

Vùng cột sống lưng trên được thiết kế có chức năng neo lồng xương sườn và bảo vệ các cơ quan nội tạng quan trọng trong ngực. So với các cơn đau cột sống cổ và cột sống lưng dưới, vùng cột sống lưng trên có khả năng chống chấn thương và đau đáng kể hơn. Đau cột sống lưng trên xảy ra thường là do tư thế xấu trong thời gian dài hoặc một chấn thương làm quá sức chịu đựng của cột sống.

Đau cột sống lưng trên có thể gặp cả ở người trẻ tuổi, người già và phụ nữ. Theo một đánh giá năm 2009 được công bố trên Tạp chí chuyên về Rối loạn cơ xương khớp BMC, tình trạng đau cột sống lưng trên có ảnh hưởng tới 35,5% dân số mỗi năm. Nghiên cứu cũng cho thấy thanh thiếu niên có nguy cơ dễ bị đau cột sống lưng trên hơn bởi thói quen đeo ba lô không đúng cách.

Cơn đau cột sống lưng trên có thể xuất hiện như một cơn đau nhói, đau cục bộ ở một điểm, bùng phát và có thể lan đến vai, cổ hoặc ở nơi khác. Cơn đau trở nên tồi tệ sẽ khiến bạn phải hạn chế các hoạt động.

3. Đau cột sống lưng dưới

Đau cột sống lưng dưới hay đau thắt lưng là những cơn đau xuất hiện ở vùng ngang thắt lưng, cơn đau có thể kéo xuống mông và chân.

Cột sống thắt lưng là một cấu trúc khá vững chắc bao gồm khớp, các dây thần kinh, dây chằng và cơ bắp cùng hoạt động để duy trì sức mạnh và sự mềm dẻo. Tuy nhiên, chính cấu trúc phức tạp này cũng khiến cho vùng lưng dưới dễ bị tổn thương và bị đau.

Cơn đau có thể thay đổi từ một cơn đau liên tục đến cảm giác nhói đột ngột. Đau lưng dưới có thể được phân loại theo thời gian cấp tính (đau kéo dài dưới 6 tuần), bán mãn tính (6 đến 12 tuần) hoặc mãn tính (hơn 12 tuần). Các triệu chứng đau lưng dưới thường được cải thiện trong vòng vài tuần kể từ thời điểm bắt đầu, với 40 – 90% người hoàn toàn khỏe hơn sau 6 tuần.

Nghiên cứu thấy có khoảng 9 – 12% số người mắc chứng đau cột sống lưng dưới tại bất kỳ thời điểm nào và gần 25% xuất hiện cơn đau trong khoảng thời gian một tháng.

Nguyên nhân gây đau cột sống

Các đoạn của cột sống được đệm bằng các miếng đệm giống như sụn gọi là đĩa. Vấn đề với bất kỳ thành phần nào trong số này cũng có thể dẫn đến đau cột sống.

1. Cột sống bị quá tải

Đau cột sống thường bắt nguồn từ căng thẳng hoặc chấn thương. Các nguyên nhân thường gặp là:

  • Căng cơ
  • Căng dây chằng
  • Co thắt cơ bắp
  • Thoái hóa đĩa đệm
  • Chấn thương, gãy xương

Một số hoạt động cũng có thể dẫn đến tình trạng căng quá mức cho các cơ vùng lưng như nâng vật không đúng tư thế hoặc nâng vật quá nặng.

2. Cột sống gặp vấn đề về cấu trúc

Một số vấn đề về cấu trúc cũng có thể dẫn đến đau cột sống như:

• Vỡ đĩa đệm: Mỗi đốt sống trong cột sống đều được đệm bởi các đĩa. Nếu đĩa vỡ sẽ tạo nhiều áp lực lên dây thần kinh, dẫn đến đau cột sống.

• Phồng đĩa đệm: Cũng tương tự như khi các đĩa đệm bị vỡ, đĩa đệm phồng cũng có thể gây áp lực lên dây thần kinh, làm xuất hiện các cơn đau.

• Đau thần kinh tọa: Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa chủ yếu là do các tổn thương xảy ra ở phần đĩa đệm hay xương khớp vùng thắt lưng, gây chèn ép lên các dây thần kinh tọa.

• Viêm khớp: Viêm khớp có thể gây ra các vấn đề với khớp ở hông, lưng dưới và nhiều vị trí khác.

• Loãng xương: Bệnh loãng xương ít có triệu chứng điển hình, khi biểu hiện thì thường dưới dạng đau cột sống thắt lưng hay đau nhức xương.

• Độ cong bất thường của cột sống: Khi cột sống bị uốn cong bất thường có thể dẫn đến đau cột sống, trong đó, trường hợp phổ biến là bệnh cong vẹo cột sống.

• Các vấn đề về thận: Nếu bạn bị sỏi thận hoặc mắc các nhiễm trùng thận cũng có thể gây ra tình trạng đau lưng.

3. Đau cột sống do di chuyển và tư thế

Đau cột sống cũng có thể là hậu quả xuất phát từ những hoạt động hàng ngày hoặc tư thế không đúng như:

  • Ho, hắt hơi
  • Vặn xoắn lưng
  • Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài
  • Uốn lưng sai tư thế trong một thời gian dài
  • Đẩy, kéo, nâng hoặc mang vật gì đó sai cách
  • Căng cổ hướng về phía trước khi lái xe hoặc sử dụng máy tính
  • Ngủ trên nệm không có chức năng nâng đỡ cơ thể và giữ cột sống thẳng

4. Những nguyên nhân khác

Một số tình trạng bệnh lý cũng thể khiến bạn bị đau cột sống như:

• Hội chứng đuôi ngựa: Hội chứng đuôi ngựa ảnh hưởng đến một bó rễ thần kinh gọi là thần kinh đuôi ngựa. Chúng gửi và nhận các tín hiệu đến và đi từ chân, bàn chân và các cơ quan vùng chậu. Dấu hiệu thường thấy của bệnh là đau cột sống lưng dưới và đau, tê một hoặc cả hai chân làm bạn dễ vấp ngã hoặc khó khăn khi đứng dậy từ tư thế ngồi.

• Ung thư xương cột sống: Khối u nếu xuất hiện trên cột sống có thể ép vào dây thần kinh, dẫn đến đau lưng.

• Nhiễm trùng cột sống: Nhiễm trùng cột sống sẽ khiến bạn có cảm giác nóng ran ở khu vực bị nhiễm trùng ở cột sống.

• Các dạng nhiễm trùng khác: Bệnh viêm vùng chậu, nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm trùng thận cũng có thể dẫn đến đau cột sống.

• Rối loạn giấc ngủ: Nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ thì nhiều khả năng có thể bị đau cột sống hơn so với những người khác.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 12 thói quen gây hại cho cột sống mà bạn không hề biết

Cách điều trị chứng đau cột sống

Người đau cột sống cần được nghỉ ngơi và thực hiện một số liệu pháp điều trị.

Điều trị y khoa chữa đau cột sống

Trường hợp các phương pháp điều trị tại nhà không thể giúp làm giảm đau cột sống, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu.

• Thuốc chữa đau lưng thoái hóa cột sống: Trường hợp đau cột sống không đáp ứng tốt với thuốc giảm đau không kê toa thì bạn có thể cần đến nhóm thuốc NSAIDs (thuốc chống viêm không chứa steroid). Các thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như amitriptyline cũng có thể được bác sĩ sử dụng trong một vài trường hợp hạn chế.

• Vật lý trị liệu: Liệu pháp sử dụng các kích thích bằng nhiệt, siêu âm và điện cũng như một số kỹ thuật tác động vào cơ ở lưng có thể giúp giảm đau và làm mềm các cơ. Khi cơn đau được cải thiện, các bác sĩ vật lý trị liệu có thể giới thiệu cho bạn một số bài tập thay thế để tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và bụng.

• Tiêm cortisone: Cortisone là một loại thuốc chống viêm có thể được tiêm vào xung quanh tủy sống, quanh rễ thần kinh để gây tê vùng bị đau.

• Botox: Botox ngoài công dụng làm đẹp, theo một số nghiên cứu còn được cho là có thể làm giảm đau bằng cách làm tê liệt các cơ bị đau.

• Trị liệu nhận thức – hành vi (CBT): Đây là cách trị liệu thần kinh cột sống có thể giúp kiểm soát chứng đau lưng mãn tính bằng cách khuyến khích sự tác động đến suy nghĩ. Liệu trình có thể bao gồm các kỹ thuật thư giãn và duy trì cách suy nghĩ tích cực. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy cách trị liệu CBT có thể giúp người bệnh trở nên năng động tập thể dục, làm giảm nguy cơ tái phát đau cột sống đáng kể.

Các biện pháp khác trị đau cột sống

Một số phương thức khác có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau cột sống kết hợp cùng quá trình trị liệu bằng thuốc.

1. Liệu pháp Shiatsu: Liệu pháp Shiatsu hay còn được gọi là liệu pháp áp lực ngón tay. Đây là một kỹ thuật massage cổ truyền, ra đời từ hơn 4.000 năm trước của Nhật Bản. Liệu pháp Shiatsu bao gồm các phương pháp ấn huyệt trị bệnh, trị liệu để đào thải chất độc, làm khí huyết lưu thông, phục hồi khả năng hoạt động tối ưu của nội tạng, hệ thần kinh tự chủ và hệ nội tuyến.

2. Châm cứu: Kỹ thuật châm cứu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Châm cứu có thể giúp cơ thể giải phóng endorphin – liều thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể cũng như kích thích các dây thần kinh và mô cơ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thực hư về hiệu quả của châm cứu trong điều trị thoái hóa cột sống

3. Yoga: Một số động tác yoga có thể hỗ trợ rất tốt trong việc chữa đau cột sống. Bạn có thể thực hiện một số tư thế yoga trị đau thắt lưng và cột sống cổ sau đây.

• Tư thế em bé: Đây là tư thế yoga an toàn và dễ thực hiện nhất để chữa đau cột sống. Bạn hãy ngồi xuống sàn, gập chân lại với nhau và ngồi lên gót chân. Khi cảm thấy thoải mái, bạn tiếp tục mở rộng đầu gối và hông, gập người về trước giữa hai đùi. Bạn vươn thẳng tay qua đầu, thẳng hàng với đầu gối, thả lỏng vai trên sàn.

Tư thế em bé giúp chữa đau cột sống

• Tư thế thư giãn lưng dưới: Tư thế này dựa vào trọng lực để giữ hông và thân người của bạn trên cùng một mặt phẳng, hỗ trợ chữa đau cột sống lưng dưới rất hiệu quả. Bạn hãy đặt lưng nằm xuống, thả lỏng tay sang hai bên, để phần sau đầu gối tựa vào một miếng đệm và giữ sao cho bắp chân song song với mặt đất. Hai đầu gối bạn hãy để tạo thành một góc 90° và giữ nguyên tư thế trong 5 phút.

Tư thế thư giãn lưng dưới giúp chữa đau cột sống

• Tư thế cây cầu: Tư thế yoga này làm cho cột sống và hai hông giãn ra hết cỡ. Bạn hãy nằm ngửa trên thảm, để hai tay xuôi theo người, co đầu gối lại và để lòng bàn chân chạm đất. Bạn nâng hông từ từ lên khỏi mặt đất, hai tay nắm dưới hông hoặc để xuôi như ban đầu.

Tư thế cây cầu giúp chữa đau cột sống

• Tư thế con bò – con mèo: Tư thế yoga này giúp tăng độ uốn và giãn của xương cột sống. Bạn hãy đặt hai tay dưới hai vai và hai hông ngay dưới hai khớp gối. Khi hít vào, bạn giữ toàn thân thẳng, đẩy bụng xuống sàn và võng lưng, mắt nhìn lên trần nhà. Khi thở ra, bạn nâng bụng, đẩy cột sống cao lên, đầu hướng xuống đất.

Tư thế con bò – con mèo giúp chữa đau cột sống

• Tư thế xoay người: Tư thế này giúp kéo giãn phần lưng giữa nhờ vào tác động xoay. Bạn hãy bắt đầu bằng cách duỗi một chân ra và kéo chân kia lại sao cho hai lòng bàn chân đều ở phía trước. Hãy để các ngón chân hướng về phía trước khi khớp gối hướng lên trên. Đồng thời, bạn xoay người về phía chân bị kéo về và ôm chân bằng một tay, tay còn lại chạm vào mặt đất phía sau lưng để chống.

Tư thế xoay người giúp chữa đau cột sống

Điều trị đau cột sống tại nhà

Bạn có thể áp một túi nước đá chườm vào chỗ đau để giảm cơn đau. Đồng thời, nghỉ ngơi và cố gắng hạn chế những hoạt động gắng sức để giảm bớt áp lực cho cột sống.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Các biện pháp tại nhà giúp giảm đau do trượt đốt sống cổ

Nhiều trường hợp đau cột sống kéo dài nhưng không ít người chủ quan khiến bệnh nặng hơn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động, khó phục hồi. Nếu muốn nhanh chóng xua tan cơn đau cột sống, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời nhé.

Tuyết Trinh | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tại sao chúng ta thích bẻ khớp đốt ngón tay?

(89)
Mọi người thường bảo nhau bẻ khớp ngón tay không hề tốt, nó sẽ làm cho xương tay bạn to và thô hơn. Ngoài ra, việc làm ấy còn khiến bạn dễ bị viêm ... [xem thêm]

Đếm tế bào CD4+

(57)
Tên kỹ thuật y tế: Đếm tế bào CD4+Bộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungĐếm tế bào CD4+ là gì?Đếm tế bào CD4+ là xét nghiệm máu để xác định ... [xem thêm]

Tìm giải pháp cho nguyên nhân khiến bé không chịu ngủ

(20)
Bé không chịu ngủ cũng đồng nghĩa với việc bố mẹ lại một đêm thức trắng. Hiểu rõ nguyên nhân giúp bạn có biện pháp đối phó kịp thời.Quốc Minh là ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về ngừa thai khẩn cấp

(72)
Phần lớn các biện pháp tránh thai đều cần được thực hiện trước khi quan hệ một thời gian. Tuy nhiên, nếu trong tình huống bất đắc dĩ, bạn không kịp ... [xem thêm]

Vì sao phụ nữ dễ đột quỵ hơn nam giới và giải pháp?

(32)
Theo thống kê, tỉ lệ các bà mẹ bị đột quỵ trong khi mang thai và sau khi sinh đã tăng lên đáng báo động. Do đó, các nhà nghiên cứu đã thực hiện so sánh số ... [xem thêm]

Tại sao chúng ta thích xem phim kinh dị?

(58)
Hàng loạt các bộ phim ma hay phim kinh dị đang cháy vé trong dịp cuối năm, đặc biệt là cận kề với mùa lễ Halloween. Nhiều người xem phim với lý do là phim ... [xem thêm]

Thai nhi 7 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(17)
Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổiThai nhi tuần 7 phát triển như thế nào?Thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước bằng quả táo xanh và đã tăng gấp đôi so với ... [xem thêm]

“Hội chứng cháy sạch” khiến bạn kiệt sức ở công sở

(61)
Bạn có thấy mỗi sáng không nhấc nổi người dậy đi làm hay cả người rã rời khi bước vào chỗ làm? Không chỉ là do tình trạng mệt mỏi thông thường mà ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN