Tại sao chúng ta thích bẻ khớp đốt ngón tay?

(4.48) - 89 đánh giá

Mọi người thường bảo nhau bẻ khớp ngón tay không hề tốt, nó sẽ làm cho xương tay bạn to và thô hơn. Ngoài ra, việc làm ấy còn khiến bạn dễ bị viêm khớp nữa đấy.

Nhiều người thích bẻ khớp ngón tay vì âm thanh lách tách tạo ra nghe vui tai. Tuy nhiên, điều này được cho là nguy hiểm nếu bạn cứ duy trì thói quen xấu này.

Từ năm 1998, tôi đã nhìn thấy rất nhiều khớp tạo ra một số tiếng “vui tai” và tôi đã thực hiện nghiên cứu về nó. Bạn có bao giờ tự đặt ra câu hỏi:

  • Điều gì thực sự xảy ra khi bạn bẻ các khớp?
  • Bạn có nên lo lắng về tiếng lách tách đó?
  • Các bước cụ thể bạn có thể thực hiện để bảo vệ khớp của mình là gì?

Đầu tiên, tôi sẽ giải thích “cavitation” (vỡ bóng nước) là gì về mặt lý thuyết và có điều gì đang xảy ra trong khớp của bạn khi bạn nghe những tiếng lách tách.

“Vỡ bóng dịch” ở khớp là gì?

Mọi hoạt động được bắt đầu từ khớp hoạt dịch – khớp xương cho phép tất cả các khớp trong cơ thể chuyển động như khớp ngón tay, khớp gối, khuỷu tay, khớp nối tủy sống…

Có một bao khớp xung quanh khớp, chứa đầy chất dịch. Khi có sự thay đổi áp suất và các khí tự nhiên trong chất dịch đó, sẽ dẫn đến sự hình thành các khoang nhỏ, tạo ra những tiếng lách tách.

Phải mất khoảng 20 phút để các khí tự nhiên đó đầy trở lại, đó là lý do tại sao bạn không thể bẻ khớp ngón tay liên tục.

Bất kỳ khớp hoạt dịch nào cũng có thể tạo ra tiếng lách tách

Bạn nghe tiếng “click” (như tiếng nhấp chuột) và tiếng lách tách khi bạn di chuyển hoặc tập thể dục thì sao? Có phải chúng cũng như nhau không?

Thông thường, những âm thanh này là như nhau, nhưng chúng có thể dự báo cho những vấn đề khác:

  • Đôi khi, tiếng “click” như tiếng nhấp chuột lặp đi lặp lại có thể ám hiệu rằng: các mô liên kết nào đó đang nằm lệch vị trí. Cũng có thể do dây thần kinh lớn đã bị lệch tâm, chẳng hạn như dây thần kinh trụ di chuyển vào và ra khỏi rãnh bình thường của nó khi bạn uốn cong và duỗi thẳng khuỷu tay.
  • Tiếng lách cách: Các âm thanh lách cách xảy ra đột ngột kèm theo đau, sau đó sưng tấy và bầm tím có thể là do rách mô sẹo.

Nếu bạn không thấy đau, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều.

Tại sao bạn cảm thấy dễ chịu khi “bẻ khớp”?

Khi bạn bẻ khớp sẽ có một chỗ căng trên túi khớp, làm giãn cơ xung quanh khớp (bằng cách kích thích các cơ quan cảm thụ cơ khớp loại III – làm vỡ các bong bóng dịch khớp).

Những âm thanh lách tách hay răng rắc này khiến bạn cảm thấy đặc biệt dễ chịu, nhất là khi khớp của bạn đang cứng. Vì vậy, khi bạn bẻ khớp nhiều, đó là một cách hữu ích để đánh giá xem các cơ bắp xung quanh mà bạn vận động có bị xơ cứng hay không.

Liệu bẻ khớp đốt ngón tay có tốt cho bạn?

Có nhiều ý kiến cho rằng khi bẻ đốt ngón tay, các khớp bị co giãn một cách đột ngột nên phát ra tiếng kêu. Nếu quá ngưỡng giãn, bao khớp phải chịu một tác động rất lớn khiến dây chằng dễ bị giãn và rách. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy rằng bẻ khớp đốt ngón tay gây ra bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, vẫn còn một số tranh luận rằng về việc ép các khớp một cách liên tục có dẫn đến việc suy giảm hoặc viêm sưng khớp hay không?

Dù vậy, cảm giác dễ chịu khi bạn bẻ các khớp để tạo ra tiếng lách tách lại là lý do khiến bạn “nghiện” nó. Điều này cho thấy các cơ và các mô xung quanh khớp của bạn đang căng, do đó, sẽ có ích nếu bạn di chuyển nhiều để cải thiện sự vận động của mình.

Điểm mấu chốt: bản thân việc bẻ khớp đốt ngón tay hoặc các khớp khác không phải là xấu, nhưng thực hiện điều này liên tục và lâu dài cũng không phải chuyện hay.

Hãy thử những bài tập sau đây để khớp khỏe mạnh

Đây chỉ là một vài động tác bạn có thể làm để tăng cường và vận động khớp, giữ cho mình khỏe mạnh và hạnh phúc:

1. Tư thế con gấu đi bộ

  • Bắt đầu bằng tư thế cúi đầu, chổng mông lên;
  • Đặt hai tay xuống mặt đất;
  • Di chuyển tay trái và chân trái cùng lúc về phía trước, sau đó di chuyển tay và chân phải;
  • Duy trì cách đi kiểu này một cách chậm rãi.

Bằng cách gia tăng áp lực thông qua tay và cổ tay, bạn sẽ tăng cường các cơ xung quanh các khớp cổ tay, khuỷu tay và khớp vai của mình. Theo thời gian, khi bạn luyện tập duỗi thẳng chân, bạn cũng sẽ tăng cường các cơ, giúp cho mắt cá chân, đầu gối và hông của bạn trở nên khỏe mạnh. Khi luyện tập, cơ lưng và xương sống của bạn cũng khỏe hơn.

2. Tư thế con khỉ

  • Bạn cần bắt đầu bằng cách ngồi xổm;
  • Chống tay trên mặt đất và hướng người về phía trước;
  • Di chuyển chân trái lên trước hai tay, sau đó di chuyển chân phải;
  • Đưa tay ra trước như vị trí ban đầu.

Thực hành tư thế con khỉ giúp bạn cải thiện việc ngồi xổm một cách từ từ, nhưng chắc chắn. Việc này cũng giúp hông, đầu gối và mắt cá chân của bạn hỗ trợ được nhiều hơn cho trọng lượng khi di chuyển.

3. Tư thế con ếch

  • Tương tự như tư thế con khỉ, bạn sẽ bắt đầu bằng cách ngồi xổm;
  • Chống tay trên mặt đất khoảng một bước chân trước mặt bạn, hai bàn tay nằm trong khoảng giữa hai đầu gối;
  • Ấn tay xuống đất và nhảy chân lên để chạm tay;
  • Đặt lại bàn tay về vị trí ban đầu và làm tiếp tục động tác đó.

Động tác này tập trung vào việc ngồi xổm, tốt cho sức khỏe của khớp. Tuy nhiên, động tác con ếch tập trung nhiều hơn về cổ tay, khuỷu tay và sức mạnh vai. Khi bạn khỏe hơn, bạn nên tăng dần áp lực lên tay và giúp các khớp hỗ trợ ngày càng nhiều hơn cho trọng lượng cơ thể.

Bạn có thể nhận ra rằng các tiếng lách tách đã giảm dần theo thời gian, và cảm giác cần phải bẻ khớp có thể sẽ biến mất hoàn toàn!

Thả lỏng cơ thể khỏi các động tác làm bạn đau đớn

Theo thời gian, khi bạn tiếp tục vận động và luyện tập các bài tập để thay đổi cơ thể, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi về sức mạnh, tính linh hoạt và sự phối hợp các bộ phận cũng có tiến triển.

Vận động theo cùng một khuôn mẫu lặp đi lặp lại có thể khiến các khớp và gân trở nên quá căng thẳng, dẫn đến tình trạng tiếng lách tách xảy ra thường xuyên, sẽ diễn ra liên tục và gây đau đớn. Vì thế, để bảo vệ khớp trong cơ thể, bạn nên làm theo những động tác trên để bảo vệ sức khỏe của mình.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Hỗ trợ điều trị sốt rét tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên

    (62)
    Sốt rét là một trong những bệnh do muỗi truyền nhiễm. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do sốt rét là rất cao. Ngoài phương pháp y tế thông thường, người bệnh ... [xem thêm]

    Hãy dạy ngay 10 kỹ năng sống cần thiết cho trẻ

    (85)
    Không chỉ chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ và chuyện học hành mà bạn còn dạy kỹ năng sống cần thiết cho trẻ để con có thể tự lập khi không có bạn ở ... [xem thêm]

    Giảm khô âm đạo ở tuổi mãn kinh hiệu quả

    (68)
    Vào thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ bắt đầu sản xuất ít estrogen hơn, từ từ sẽ ngưng hẳn quá trình này. Sau đó phụ nữ sẽ phải trải qua khá nhiều ... [xem thêm]

    13 kỹ năng sống cực kỳ cần thiết cho bạn

    (78)
    Hello Bacsi đã thu thập được 13 kỹ năng sơ cứu và sinh tồn cực kỳ hiệu quả và cần thiết cho bạn. Dù không mong bạn gặp phải trường hợp cần dùng đến ... [xem thêm]

    Các món ngon từ khoai lang giàu dinh dưỡng

    (95)
    Nếu khéo tay và chịu khó thay đổi, bạn sẽ có được một thực đơn hấp dẫn với những món ngon từ khoai lang như khoai lang kén, mứt khoai lang,…Từ xa xưa, ... [xem thêm]

    Những vị trí ung thư da bạn không ngờ đến

    (86)
    Ngày nay, do thói quen sinh hoạt thường ngày mà bệnh ung thư da đã không còn xa lạ với chúng ta và trở thành một trong số những căn bệnh gây chết người nhiều ... [xem thêm]

    Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung vitamin gì?

    (84)
    Giai đoạn mãn kinh thường khiến bạn gặp những triệu chứng gây mệt mỏi như mất ngủ, bốc hỏa… Hãy thử bổ sung vitamin cho phụ nữ tiền mãn kinh, đây có ... [xem thêm]

    Mẹo giúp bạn quản lý chi phí điều trị ung thư

    (77)
    Điều trị ung thư có nhiều giải pháp và phụ thuộc nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả là chi phí điều trị ung ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN