Cách trị mụn cám ở mũi đơn giản bạn có thể áp dụng ngay

(3.74) - 19 đánh giá

Mụn cám cứng đầu khó trị mà còn thường xuyên nổi ở mũi khiến bạn khó chịu, tự ti. Tuy nhiên, chỉ với những cách trị mụn cám ở mũi đơn giản ngay dưới đây, bạn có thể dễ dàng “đánh bay” và ngăn ngừa loại mụn khó chịu này quay lại đấy.

Mũi thuộc vùng chữ T – khu vực khá nhiều dầu và da chết. Do đó, đây là khu vực rất dễ mọc mụn, đặc biệt là mụn cám. Nếu những nốt mụn cám trên mũi đang là vấn đề khiến bạn đau đầu, hãy đọc ngay bài viết sau để tìm cách trị mụn cám nhanh và hiệu quả nhé.

Tại sao bạn bị mụn cám ở mũi?

Mụn cám là một loại mụn khó điều trị và loại bỏ vì loại mụn này có đầu kín. Giống như mụn đầu đen, mụn cám hình thành khi lỗ chân lông bị tắc. Nếu lỗ chân lông quá nhiều dầu và tế bào da chết, những chất này sẽ cứng lại và bít lỗ chân lông rồi tạo thành mụn cám. Những nốt mụn này sẽ khiến da sần sùi và lỗ chân lông to ra.

Da bình thường luôn có tế bào chết và dầu trong lỗ chân lông. Tế bào chết đi để da có thể sản sinh ra những tế bào mới. Dầu hay còn gọi là bã nhờn lại giúp giữ ẩm cho da. Tuy nhiên, những vùng da có quá nhiều tế bào chết và dầu lại một nơi lý tưởng cho mụn cám.

Mụn cám rát khó nặn mà lại gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là khi mọc trên mũi. Tuy nhiên, mũi và các vùng da nhiều dầu khác như vùng chữ T lại rất dễ bị mụn cám vì loại mụn này hình thành do da thừa dầu. Hơn nữa, mũi là vùng dễ bị bỏ qua khi bạn tẩy trang hay dưỡng da nên thường có nhiều chất bẩn và dễ nổi mụn hơn.

Ngoài việc da mũi nhiều dầu hay bạn tẩy trang vùng mũi không kỹ, mụn cám cũng có thể do:

  • Đang trong tuổi dậy thì
  • Lo lắng, căng thẳng quá mức
  • Tiền sử gia đình có người hay bị mụn
  • Đang trong kỳ kinh nguyệt hay giai đoạn mãn kinh
  • Da quá khô do sử dụng quá nhiều sản phẩm trị mụn
  • Trang điểm và dùng sản phẩm chăm sóc da có chứa dầu.

Cách trị mụn cám ở mũi hiệu quả

Bạn có thể tìm cách trị mụn cám ở mũi tại nhà hoặc đi khám bác sĩ da liễu nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên, điều đầu tiên bạn cần nhớ nếu muốn chữa mụn cám là không bao giờ được dùng tay nặn mụn.

Cách trị mụn cám ở mũi tại nhà

Trước khi dùng thuốc, bạn có thể cân nhắc các biện pháp khắc phục tại nhà nếu mụn vẫn còn nhẹ. Bạn cũng có thể kết hợp những phương pháp này với thuốc trị mụn mình đang dùng.

1. Cách làm sạch mụn cám ở mũi bằng xông hơi

Xông hơi mặt là phương pháp nhiều chuyên gia thẩm mỹ sử dụng để mở lỗ chân lông và loại bỏ bụi cũng như các chất bẩn. Quá trình này cũng có thể mở lỗ chân lông bị tắc do da chết và dầu, từ đó trị mụn cám ở mũi.

Các bước xông hơi mặt:

  • Đun sôi nước. Khi nước đã sôi, bạn cẩn thận đặt nồi nước vào chỗ mình ngồi xông.
  • Nghiêng mặt để xông hơi nước nóng trong 5 đến 10 phút.
  • Bạn có thể áp dụng cách này vài lần mỗi tuần.

2. Tẩy tế bào chết bằng yến mạch

Có nhiều mỹ phẩm chứa bột yến mạch nhưng bạn có thể tự chế hỗn hợp tẩy tế bào chết cho mũi. Mũi ít tế bào chết sẽ bớt mụn và mịn màng hơn.

Cách làm hỗn hợp tẩy tế bào chết để làm sạch mụn cám ở mũi:

  • Trộn yến mạch và sữa chua nguyên chất theo tỷ lệ bằng nhau
  • Sau khi có hỗn hợp, bạn thoa một lớp mỏng lên mũi
  • Bạn để yên trong 10 – 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm
  • Bạn có thể áp dụng cách này tối đa vài lần mỗi tuần.

3. Sát trùng bằng mật ong

Mật ong nguyên chất có đặc tính kháng khuẩn, từ đó có thể làm giảm các vấn đề về mụn. Bạn có thể tận dụng lợi ích này để trị mụn cám ở mũi. Bạn hãy mua mật ong ở nguồn uy tín để có mật ong thật nguyên chất nhé.

Cách sát trùng bằng mật ong:

  • Thoa một lượng nhỏ mật ong lên mũi và giữ yên để mật ong không dây ra những khu vực khác trên mặt hay quần áo.
  • Sau 15 – 30 phút, bạn hãy rửa sạch mũi bằng nước ấm.
  • Bạn có thể áp dụng cách này vài lần mỗi tuần.

Cách trị mụn cám trên mũi bằng thuốc không kê đơn

Một cách trị mụn cám ở mũi khác cũng khá hiệu quả là sử dụng các loại thuốc không kê đơn (OTC). Hai loại thuốc benzoyl peroxide và axit salicylic là các loại thuốc trị mụn OTC khá quen thuộc. Benzoyl peroxide chủ yếu điều trị mụn do viêm còn axit salicylic giúp loại bỏ tế bào da chết.

Dù bạn dùng thuốc gì, hãy kiên nhẫn thử ít nhất một tháng trước khi đổi loại thuốc khác. Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ (American Academy of Dermatology), phải mất khoảng một đến hai tháng các sản phẩm trị mụn mới có hiệu lực đầy đủ. Ngoài ra, bạn cũng không nên thử nhiều loại thuốc cùng một lúc mà hãy thử từng thuốc một.

1. Benzoyl peroxide

Benzoyl peroxide giúp loại bỏ vi khuẩn và dầu thừa trên mặt. Thuốc này có thể trị mụn cám trên mũi và trị mụn cả những vùng khác trên mặt. Dùng Benzoyl peroxide trị mụn cám ở mũi còn có thể giúp giảm viêm ở khu vực xung quanh.

Bạn hãy tìm một sản phẩm có ít nhất 2% benzoyl peroxide và bôi lên vùng bị mụn một lần mỗi ngày và tăng lên hai lần mỗi ngày khi da đã quen. Bạn nhớ rửa tay ngay sau khi sử dụng benzoyl peroxide vì loại thuốc này có thể dây ra tóc và quần áo đấy.

2. Axit salicylic

Giống như benzoyl peroxide, axit salicylic có thể làm giảm việc sản sinh dầu trong lỗ chân lông. Thuốc cũng giúp loại bỏ các tế bào chết có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Axit salicylic phát huy hiệu quả nhất khi bạn dùng thuốc để phòng mụn cám. Bạn có thể bôi thuốc 1–3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, một số mỹ phẩm như toner hay kem dưỡng ẩm cũng có hoạt chất axit salicylic. Bạn có thể dùng các mỹ phẩm này thay vì bôi thuốc.

3. Retinoid

Retinoid là hợp chất của các loại vitamin A thường được dùng để chữa các bệnh về da. Chất này cũng thường có mặt trong kem dưỡng da mặt hàng ngày để chống lão hóa và mở lỗ chân lông. Bạn có thể cân nhắc dùng thuốc Adapalene, một loại thuốc có chứa retinoid không kê đơn trị mụn rất hiệu quả.

Bạn nên bôi thuốc lên toàn bộ khuôn mặt chứ không phải chỉ bôi chỗ bị mụn. Nếu bạn có da khô hoặc nhạy cảm, hãy thử sử dụng thuốc mỗi 2–3 ngày một lần rồi tăng lên dần nếu không có vấn đề gì. Nếu Adapalene không hiệu quả, bạn hãy đi khám để nhờ bác sĩ kê thuốc chứa retinoid bôi trực tiếp mạnh hơn.

Bạn hãy cẩn thận khi áp dụng cách trị mụn cám ở mũi này vì thành phần retinoid có thể làm cho da của bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng. Bạn hãy bôi kem chống nắng hàng ngày và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp vào giờ cao điểm.

Cách ngăn ngừa mụn cám ở mũi

Ngoài các cách trị mụn cám ở mũi tại nhà, bạn cũng cần biết cách ngăn ngừa trước khi mụn hình thành. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ làn da và tiết kiệm thời gian trị mụn sau này. Một số cách ngăn ngừa mụn ở mũi bạn có thể thử như:

  • Rửa mặt hai lần mỗi ngày: Bạn hãy chọn sữa rửa mặt có khả năng loại bỏ bụi bẩn và dầu trong lỗ chân lông mà không làm khô da. Bạn cũng nên tẩy trang kỹ, đặc biệt là ở phần mũi, mỗi tối.
  • Không để mặt dính mồ hôi: Bạn hãy dùng khăn sạch lau mặt sau khi đổ mồ hôi để phòng dầu thừa kẹt lại lỗ chân lông nếu không có điều kiện đi tắm ngay sau khi vận động.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ: Bạn hãy tẩy tế bào chết ít nhất một lần một tuần cho toàn bộ khuôn mặt và ba lần mỗi tuần cho vùng mũi. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng việc tẩy tế bào chết. Tẩy tế bào chết quá thường xuyên có thể làm khô da vùng mũi và khiến da tiết nhiều dầu hơn. Lượng dầu thừa này có thể khiến tình trạng mụn cám ở mũi nặng thêm.
  • Chọn mỹ phẩm cẩn thận: Những mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm và kem chống nắng là những sản phẩm cần thiết cho làn da của bạn. Tuy nhiên, bạn hãy chọn mỹ phẩm không chứa dầu để lỗ chân lông được thông thoáng hơn. Nếu bạn thường xuyên trang điểm, có thể bạn sẽ dặm thêm kem nền hoặc kem che khuyết điểm để che mụn cám ở mũi. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận khi trang điểm để không làm bít lỗ chân lông nhé.
  • Gội đầu thường xuyên: Việc gội đầu thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa dầu đi vào các lỗ chân lông vùng mũi, đặc biệt nếu bạn có tóc dài.
  • Tránh đụng tay vào mũi: Ngay cả khi bạn không trực tiếp nặn mụn cám ở mũi, bạn cũng cần tránh dùng tay đụng lên mặt. Nếu bạn phải dùng tay thoa mỹ phẩm lên mặt, hãy rửa tay thật kỹ để loại bỏ hết bụi bẩn và dầu.

Bạn có rất nhiều cách trị mụn cám ở mũi và ngăn ngừa mụn quay lại. Chỉ cần bạn kiên trì và bỏ chút thời gian chăm sóc da là đã có thể có được làn da như ý rồi đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chuẩn bị tinh thần cho người chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ

(86)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

5 thực phẩm lợi sữa dành cho mẹ thời kỳ cho con bú

(92)
Sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng quý giá giúp bé yêu nâng cao sức đề kháng và phát triển khỏe mạnh. Chính vì vậy, điều mà mẹ quan tâm nhất trong ... [xem thêm]

Tầm soát ung thư tuyến giáp có thực sự quan trọng?

(49)
Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Mỹ, trong năm 2015, có 1.920 ca tử vong do bệnh ung thư tuyến giáp trong tổng số 62.450 trường hợp mắc bệnh này. Tại Việt ... [xem thêm]

5 lý do tại sao bạn không nên uống nước vitamin

(66)
Cùng với trào lưu tập luyện thể thao, các sản phẩm nước vitamin ngày càng trở nên phổ biến vì mức độ tiện dụng hơn hẳn so với nước ép trái cây. Liệu ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa bóc tách các động mạch và đột quỵ

(88)
Tìm hiểu chungBóc tách động mạch chủ là bệnh gì?Bóc tách động mạch chủ là một căn bệnh rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Khi mắc bệnh, các lớp ... [xem thêm]

Đau đầu vì con nhút nhát, bố mẹ cần làm gì?

(58)
Bạn có biết con nhút nhát thường là do nhiều cảm xúc? Đó là kết quả của một chuỗi những cảm giác sợ hãi, căng thẳng, dè chừng và bối rối. Trẻ nhút ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về chứng đột quỵ

(59)
Bạn có xu hướng ngại hỏi bác sĩ khi đi khám bệnh? Vậy là bạn đã bỏ lỡ mất cơ hội chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình rồi đấy!Để chủ ... [xem thêm]

Bật mí cho bạn cách tẩy trắng răng hiệu quả và an toàn

(49)
Ngày này, việc tẩy trắng răng trở nên rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, các biện pháp tẩy trắng răng có thực sự an toàn như mọi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN