Mẹ bầu nuôi thú cưng có an toàn?

(3.82) - 69 đánh giá

Đối với một số gia đình, thú cưng đã từ lâu được xem như một thành viên trong nhà. Thú cưng có thể đem lại nhiều niềm vui, nhưng không phải loài nào cũng an toàn, nhất là khi mang thai.

Mẹ bầu nên lưu ý khi trong nhà có thú nuôi và học cách chăm sóc chúng mà vẫn giữ an toàn cho thai nhi. Sau đây Chúng tôi sẽ giúp bạn một số cách giúp mẹ bầu nuôi thú cưng an toàn.

Nuôi chó có an toàn cho phụ nữ mang thai?

Chó là loài động vật thân thiện và trung thành, vì vậy không có lý do gì mà mẹ bầu không thể nuôi chó được cả. Tuy nhiên, để an toàn cho mẹ bầu, bạn nên lưu ý những điều sau.

Mẹ bầu không nên để chó nhảy chồm lên bụng. Nếu chú chó nhà bạn có một vài thói quen xấu như thích cắn và thích nhảy, bạn nên huấn luyện để nó ngưng ngay thói quen đó trước khi sinh con. Cũng trong thời gian trước khi sinh, mẹ bầu cũng nên nhớ đem chó đi tiêm ngừa vaccine cần thiết tại các phòng khám thú y. Nếu bạn và chú chó nhà bạn đặc biệt thân thiết, bạn nên nhờ người thân dành thêm nhiều thời gian chăm sóc chúng trước khi bé con của bạn ra đời. Đấy là vì sau khi sinh con, bạn sẽ không còn thời gian để mà lo cho chú chó cưng của mình nữa.

Mẹ bầu nuôi mèo có an toàn?

Khi nuôi mèo, mẹ bầu cần hết sức lưu ý do chú mèo nhà bạn có thể bị nhiễm ký sinh trùng toxoplasma gondii và thải chúng ra qua phân. Mẹ bầu khi tiếp xúc với mèo hoặc dọn dẹp phân mèo có thể bị nhiễm phải loài ký sinh trùng này. Bạn cũng có thể bị nhiễm loại ký sinh trùng này khi ăn thịt chưa nấu chín, đặc biệt là thịt heo, cừu hoặc bê.

Ngoài ra, bạn nên nhờ người thân thay bạn dọn dẹp phân mèo mỗi ngày và nhắc họ rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với mèo hoặc phân mèo. Bạn nên giữ mèo trong nhà, tránh để chúng ra ngoài đường và nên tránh xa những con mèo hoang. Nếu mẹ bầu hay làm vườn, hãy nhớ rửa tay kỹ sau khi làm xong nhé.

Lưu ý đừng cho mèo của mình ăn thịt sống hoặc chưa chín kỹ nhé bạn.

Mẹ bầu nuôi chuột kiểng có an toàn?

Nhiều người thích nuôi động vật gặm nhấm như chuột hamster hoặc chuột lang làm thú cưng. Nếu bạn đang mang thai hoặc sắp sửa có thai, bạn cần phải cẩn thận với những loài gặm nhấm này. Chúng có thể mang đến loại virus gọi là lymphocytic choriomeningitis (LCMV) gây nguy hiểm cho bạn và bé cưng trong bụng do LCMV có thể gây dị tật thai nhi hoặc sẩy thai.

Mẹ bầu có thể bị nhiễm LCMV nếu bị chúng cắn hoặc tiếp xúc với máu, nước tiểu hoặc các vật dụng trong lồng nuôi chúng.

Kể cả việc hít phải những bụi bặm hoặc hạt nhỏ liti khi dọn dẹp nơi ở của chuột hamster hoặc chuột lang cũng có thể làm bạn bị nhiễm LCMV.

Nếu có những triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ hoặc cứng cổ, buồn nôn, nôn mửa hoặc không thấy đói, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay vì có thể đã bị nhiễm LCMV đấy.

Thực tế chuột nhà (loại chuột hoang trốn trong nhà hoặc gần nhà) mới là nguồn chứa chính của virus LCMV. Nhưng các bé hamster hoặc chuột lang của bạn có thể bị nhiễm phải LCMV do tiếp xúc với chuột nhà tại nhà hoặc nơi bán.

Mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân khỏi virus LCMV bằng cách nuôi các bé chuột tại khu riêng biệt trong nhà và rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với chúng.

Mẹ bầu nên nhờ người thân chăm sóc và dọn dẹp chỗ ở cho chúng và nên dọn dẹp ở bên ngoài hoặc ở những nơi thông thoáng.

Mẹ bầu không nên để chuột tiếp xúc gần với mặt và tránh xa các loài chuột hoang ra.

Nếu gia đình bạn hoặc gần nhà có nhiều chuột hoang, bạn nên sử dụng bẫy chuột hoặc nuôi mèo để bắt chúng. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại bẫy chuột có chứa hóa chất như keo dính chuột nhé.

Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, bạn nên đảm bảo rằng có người lớn trông bé khi bé chơi gần chỗ nuôi chuột và không cho bé giữ chuột trong tay hoặc bế sát mặt. Bạn cũng nên dạy bé cách rửa tay sau khi tiếp xúc với chuột để tránh bị nhiễm LCMV.

Mẹ bầu có được nuôi bò sát và các loại thú nuôi lạ khác?

Một số người thích nuôi các loài bò sát như thằn lằn, rắn hoặc rùa để làm thú cưng. Tuy nhiên, chúng có thể mang vi khuẩn gây bệnh cho mẹ bầu, một trong số đó là vi khuẩn salmonella (khuẩn thương hàn).

Hầu hết những người bị nhiễm salmonella đều do ăn phải thịt hoặc trứng bị nhiễm. Nhưng cũng có một vài trường hợp nhiễm Salmonella do tiếp xúc với các loài bò sát. Thậm chí nếu bạn cho chú thằn lằn nhà bạn đi xét nghiệm salmonella và kết quả âm tính cũng không có nghĩa là nó không bị nhiễm. Mẹ bầu và trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao bị nhiễm salmonella. Vì thế nếu bạn đang mang thai, bạn nên đem cho chúng đi trước khi sinh con nhé.

Chúng tôi hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin về thú cưng và lựa chọn được những vật nuôi phù hợp khi đang mang thai nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc trị viêm đại tràng và những điều bạn cần biết

(50)
Sử dụng thuốc trị viêm đại tràng là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho căn bệnh này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nó.Viêm đại tràng là ... [xem thêm]

Nhận biết triệu chứng đau dạ dày và đau ruột thừa

(81)
Đau ruột thừa không phải là tình trạng sức khỏe hiếm gặp. Tuy nhiên, thực tế, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn dấu hiệu đau dạ dày với đau ruột ... [xem thêm]

Mang thai ở độ tuổi mãn kinh có khả thi?

(28)
Mang thai ở độ tuổi mãn kinh là điều hoàn toàn có thể xảy ra nhưng cũng không hề dễ bởi những khó khăn mà tuổi tác mang đến cho cặp vợ chồng.Một số ... [xem thêm]

Chẩn đoán ung thư gan ở trẻ, bố mẹ nên phản ứng ra sao?

(58)
Trước đây, các bác sĩ thường khuyên những bệnh nhân ung thư gan nên dành thời gian nghỉ ngơi và tránh các hoạt động thể chất. Thế nhưng, hiện nay nhiều ... [xem thêm]

Tầm quan trọng của việc lên kế hoạch xạ trị cho ung thư vú

(37)
Bệnh ung thư vú được chia thành các giai đoạn từ 0 đến 4. Trong đó, ung thư vú giai đoạn 2 được xem là giai đoạn phát triển, tế bào ung thư có thể lan ... [xem thêm]

Bạn biết gì về hội chứng tiền kinh nguyệt?

(33)
Đôi khi kỳ kinh nguyệt là nỗi khổ, theo đúng nghĩa đen, mà bất cứ bạn gái nào cũng ngán ngẩm. Trước ngày “đèn đỏ”, chắc chắn bạn thường xuyên phải ... [xem thêm]

Mẹ có con trai cần biết cách vệ sinh vùng kín đúng cho bé

(66)
Dù cách vệ sinh vùng kín cho bé trai không phức tạp bằng bé gái, nhưng bạn cũng cần thực hiện đúng để bé không bị viêm nhiễm.Nếu dương vật của bé chưa ... [xem thêm]

Trà hoa dâm bụt: liều thuốc thần kỳ cho người cao huyết áp

(99)
Dâm bụt – loài hoa đơn sơ, bình dị nhưng mang đến hiệu quả thần kì cho những ai bị cao huyết áp.Hoa dâm bụt là một loại thảo dược có nhiều lợi ích, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN