Sắt polymaltose

(3.6) - 60 đánh giá

Tên gốc: sắt polymaltose

Tên biệt dược: Maltofer®, Ferrum Hausmann®, Polyferon®, Ferrum Lek®

Phân nhóm: vitamin & khoáng chất (trước & sau sinh), thuốc trị thiếu máu

Tác dụng

Tác dụng của sắt polymaltose là gì?

Sắt polymaltose được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt trong các trường hợp sau đây:

  • Khi bạn không thể uống thuốc trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt;
  • Khi quá trình hấp thu sắt ở ruột không hiệu quả;
  • Khi bệnh nhân không thể hoặc không dung nạp kéo dài ở đường tiêu hóa làm cho việc uống thuốc không khả thi.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng sắt polymaltose cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt:

Dạng uống: bạn dùng 100mg nguyên tố sắt dạng viên hoặc siro hàng ngày. Liều tối đa là 300mg mỗi ngày.

Tiêm bắp: bạn sẽ được tiêm bắp vào bên ngoài cơ mông theo phương pháp Hochstetter. Lượng sắt cần dự trữ là 15mg/kg cho người dưới 34kg và tối đa 500mg cho người trên 34kg. Bác sĩ có thể chỉ định liều 2ml xen kẽ giữa các ngày (hoặc 4ml với khoảng thời gian dùng liều lâu hơn) cho đến khi đạt đến tổng liều. Liều tối đa duy nhất mỗi ngày cho người từ 10-45kg là 2ml và người trên 45kg là 4ml.

Tiêm truyền tĩnh mạch: bạn sẽ được được truyền tĩnh mạch chậm (5-10 giọt/phút) 50ml cho liều khởi đầu. Nếu bạn dung nạp tốt, bác sĩ sẽ chỉ định tăng tỷ lệ đến 30 giọt/phút (mỗi giọt 0,067ml).

Liều dùng sắt polymaltose cho trẻ em là gì?

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt:

Tiêm bắp: trẻ sẽ được tiêm bắp vào phần hơi cao hơn và bên ngoài của cơ mông theo phương pháp Hochstetter. Liều tối đa cho trẻ từ 10-45kg là 2ml mỗi ngày 1 lần, trẻ từ 5-10kg là 1ml mỗi ngày 1 lần và trẻ sơ sinh (dưới 5kg) là 0,5ml mỗi ngày 1 lần.

Tiêm truyền tĩnh mạch: trẻ sẽ được truyền tĩnh mạch chậm (5-10 giọt/phút) 50ml cho liều khởi đầu. Nếu trẻ dung nạp tốt, bác sĩ sẽ chỉ định tăng tỷ lệ đến 30 giọt/phút (mỗi giọt 0,067ml).

Cách dùng

Bạn nên dùng sắt polymaltose như thế nào?

Với dạng uống, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Với dạng tiêm, thuốc chỉ được dùng dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ và chuyên viên y tế. Sắt polymaltose chỉ tương thích với dung dịch natri chroride 0,9% và không dùng để trộn với các thuốc hoặc dung dịch khác.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Với dạng thuốc uống, nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Với dạng thuốc tiêm, vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ gì khi dùng sắt polymaltose?

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Đỏ mặt, đổ mồ hôi, ớn lạnh và sốt;
  • Đau ngực và đau lưng;
  • Đau tại chỗ tiêm;
  • Sưng hạch vùng bẹn;
  • Đau góc phần tư bụng dưới;
  • Nôn mửa;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Đau khớp và cơ bắp;
  • Cứng cánh tay, chân hay mặt;
  • Ngất xỉu;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Hạ huyết áp;
  • Trụy tuần hoàn;
  • Bệnh phế quản kèm khó thở;
  • Bệnh liên quan đến hạch bạch huyết;
  • Phát ban;
  • Mề đay;
  • Phù tiết niệu.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng sắt polymaltose bạn cần lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của sắt polymaltose;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý như thiếu máu không phải đơn thuần do thiếu sắt (thiếu máu tán huyết, thiếu máu do thiếu vitamin B12, rối loạn trong erythropoesis, rối loạn giảm sản sinh tủy), quá tải sắt, hội chứng Osler-Rendu-Weber, viêm đa khớp mạn tính, hen phế quản, viêm thận đang trong giai đoạn cấp tính, cường cận giáp mất kiểm soát, xơ gan mất bù, viêm gan truyền nhiễm;

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng sắt polymaltose trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Bạn nên báo cho bác sĩ nếu bạn đang trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Tương tác thuốc

Sắt polymaltose có thể tương tác với thuốc nào?

Sắt polymaltose có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Dùng đồng thời chế phẩm sắt đường tiêm với chất ức chế men chuyển (ACE) có thể làm tăng tỉ lệ mắc tác dụng phụ như ban đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và hạ huyết áp.

Sắt polymaltose có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến sắt polymaltose?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Hen phế quản;
  • Thiếu hụt axit folic;
  • Tiền sử có các rối loạn dị ứng;
  • Suy gan;
  • Bệnh tim mạch;
  • Viêm khớp dạng thấp.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản sắt polymaltose như thế nào?

Bạn nên bảo quản sắt polymaltose dưới 250C, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Sắt polymaltose có những dạng và hàm lượng nào?

Sắt polymaltose có dạng viên nén, siro, dung dịch tiêm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rezoclav

(34)
Thành phần: amoxicilin trihydrat 500mg, kali clavulanat 62,5mgPhân nhóm: thuốc kháng sinh – PenicillinTên biệt dược: RezoclavTác dụngTác dụng của thuốc Rezoclav là ... [xem thêm]

Thuốc Calcium Sandoz Forte®

(28)
Tên gốc: Ca carbonate 300 mg, Ca lactate-gluconate 2,94 gTên biệt dược: Calcium Sandoz Forte®Phân nhóm: canxi/phối hợp vitamin với canxiTác dụngTác dụng của thuốc Calcium ... [xem thêm]

Dolomite

(85)
Tác dụngTác dụng của dolomite là gì?Dolomite là một loại đá vôi giàu magiê và canxi cacbonat và một lượng nhỏ các khoáng chất. Người ta dùng dolomite như một ... [xem thêm]

Doxorubicin

(70)
Tác dụngTác dụng của doxorubicin là gì?Doxorubicin là một loại anthracycline hóa trị được sử dụng đơn độc hoặc kết với phương pháp điều trị hoặc các ... [xem thêm]

Thuốc ethionamide

(89)
Thuốc gốc: ethionamideThuốc biệt dược: Trecator®Thuốc ethionamide thuộc nhóm thuốc kháng lao.Tác dụngTác dụng của thuốc ethionamide là gì?Ethionamide được sử ... [xem thêm]

Glycomacropeptide

(50)
Tác dụngTác dụng của glycomacropeptide là gì?Glycomacropeptide là một loại protein ngắn, hình thành từ một protein sữa trong quá trình làm phô mai. Không giống như ... [xem thêm]

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamogan Tuệ Linh có tác dụng gì?

(18)
Thành phần: Phospholipid đậu nành châu Âu (Chiết xuất tinh khiết từ đậu nành châu Âu), nần nghệ, tinh chất tỏi, cao lá sen, cao cà gai leo.Phân nhóm: Thực phẩm ... [xem thêm]

Glatiramer

(97)
Tác dụngTác dụng của glatiramer là gì?Thuốc này được sử dụng để điều trị một loại bệnh u xơ cứng xảy ra khi các triệu chứng xuất hiện theo chu kỳ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN