Cách thảo luận với bác sĩ về bệnh viêm khớp dạng thấp

(4.16) - 37 đánh giá

Các cơn đau viêm khớp dạng thấp kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh, từ mệt mỏi đến giảm thèm ăn, cơ thể trở nên mệt mỏi. Không chỉ tác động đến sức khỏe người bệnh, căn bệnh này còn làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, các hoạt động hằng ngày. Vậy làm sao để điều trị viêm khớp dạng thấp? Tham khảo bài viết sau đây để biết thêm các cách hỗ trợ chữa trị căn bệnh hiệu quả

Nguyên nhân chủ yếu gây ra cơn đau do viêm khớp dạng thấp là sưng và viêm bao khớp. Các bao khớp là những túi dịch xung quanh khớp, cung cấp chất bôi trơn để xương dễ chuyển động. Tuy nhiên, ở những người bị viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch sẽ tấn công các bao khớp này.

Để giảm đau do viêm khớp dạng thấp, điều quan trọng là bạn phải kiểm soát được tình trạng viêm. Viêm khớp có thể gây ra các cơn đau cấp tính hoặc các cơn đau âm ỉ trong thời gian dài.

Một nguyên nhân khác gây ra cơn đau là do sụn khớp bị mài mòn mạn tính trong thời gian dài. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì có nhiều phương pháp giúp bạn giảm đau.

Bạn có thể cần một số phương pháp điều trị để kiểm soát viêm khớp dạng thấp. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc – một số có thể làm chậm tổn thương khớp, một số khác có thể làm giảm đau khớp. Các liệu pháp thay thế, như châm cứu, kết hợp với thuốc có thể giúp bạn cảm thấy khỏe hơn, nhưng sẽ mất một khoảng thời gian. Dưới đây là 10 cách có thể giúp bạn chống lại cơn đau do viêm khớp dạng thấp mạn tính.

Những phương pháp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp tại nhà:

#1. Chế độ ăn uống

Không có bằng chứng nào chứng minh chế độ ăn uống có thể làm giảm cơn đau viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, axit béo omega-3 có thể làm giảm tình trạng viêm, do đó ngăn ngừa được đau khớp.

Omega-3 có trong các loại cá nước lạnh và dầu cá.

#2. Kiểm soát cân nặng

Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau khớp tốt hơn. Giảm cân có thể giúp bạn giảm lượng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp.

Theo một nghiên cứu, khoảng 93% người tham gia nghiên cứu đang sử dụng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm trước khi làm phẫu thuật giảm cân, nhưng đã giảm xuống còn 59% sau 1 năm làm phẫu thuật.

#3. Massage

Theo một nghiên cứu, khoảng 42 người bị viêm khớp dạng thấp ở cánh tay khi được massage mức độ nhẹ hoặc trung bình và tự massage ở nhà trong 1 tháng, họ cảm thấy bớt đau và có thể chuyển động nhiều hơn.

#4. Tập thể dục

Khi bị viêm khớp dạng thấp, nhiều người thường không thích vận động và cho rằng việc vận động sẽ tạo áp lực lên cơ thể. Tuy nhiên, các bài thể dục nhẹ nhàng có thể làm giảm đau cơ và khớp, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội và đạp xe.

Yoga cũng giúp làm giảm cơn đau do viêm khớp dạng thấp. Các tư thế yoga có thể được điều chỉnh phù hợp với khả năng của bạn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện một bài tập nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn cũng nên báo cho bác sĩ nếu cảm thấy cơn đau nghiêm trọng hơn trong quá trình tập.

#5. Dụng cụ chỉnh hình

Dụng cụ chỉnh hình là những dụng cụ hỗ trợ cơ học có thể giúp hỗ trợ và bảo vệ các khớp xương. Ví dụ như lót đệm cho giày và nẹp hoặc niềng để giữ cho khớp được căn chỉnh đúng cách. Bạn thậm chí có thể nhận được găng tay đặc biệt nếu bị viêm khớp dạng thấp ở tay và ngón tay. Các dụng cụ chỉnh hình sẽ được các nhà vật lý trị liệu chỉ định.

#6. Chườm nóng và chườm lạnh

Chườm nóng giúp giãn cơ trong khi chườm lạnh có thể giảm cảm giác đau do viêm khớp dạng thấp. Bạn có thể chườm xen kẽ giữa nóng và lạnh để giảm đau khớp.

Điều trị viêm khớp dạng thấp với thuốc

Đối với viêm khớp dạng thấp mạn tính, tất cả các thuốc giảm đau không thể kiểm soát tình trạng viêm. Lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị bệnh là dùng các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARD. Những thuốc này có tác dụng ngăn chặn hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Bên cạnh đó, chúng còn giúp ngăn ngừa tổn thương khớp và làm chậm tiến triển bệnh.

Các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm thường được chỉ định ngay khi bác sĩ chẩn đoán bệnh để phòng ngừa càng ít tổn thương khớp càng tốt. Thuốc thường được sử dụng nhất để điều trị là methotrexate, dùng dạng uống hoặc dạng tiêm.

Bên cạnh đó, các tác dụng phụ phổ biến của các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (đặc biệt là thuốc methotrexate dạng uống) là vấn đề tiêu hóa, như buồn nôn và tiêu chảy.

Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra như rụng tóc, loét miệng và buồn ngủ.

Methotrexate thường được dùng 1 lần/tuần và phải mất 5 hoặc 6 tuần để có tác dụng. Bạn có thể cần chờ từ 3–6 tháng để thấy tác dụng đầy đủ của thuốc. Bác sĩ có thể kết hợp thuốc này với các thuốc chống thấp khớp khác hoặc các thuốc khác.

Đối với các cơn đau cấp tính, các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) là lựa chọn lý tưởng, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen hoặc celecoxib. Mặc dùng các thuốc kháng viêm không steroid điều trị cơn đau khớp, nhưng nó không thể phòng ngừa tổn thương khớp. Bên cạnh đó, các thuốc này còn kích thích niêm mạc dạ dày và gây tổn thương thận khi dùng trong thời gian dài.

Các thuốc giảm đau mạnh hơn, như nhóm opioid, có thể được dùng để trị các cơn đau nghiêm trọng. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ hạn chế chỉ định các thuốc này.

Các thuốc giảm đau cần được sử dụng cẩn thận vì có thể dẫn đến nghiện thuốc.

Phương pháp trị liệu viêm khớp dạng thấp không thuốc, không phẫu

Điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng tận gốc bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic)

Tuy nhiên, các bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp sẽ có thể điều trị tình trạng bệnh của mình bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống. Đây được xem là phương pháp tối ưu, với khảo sát hơn 80% bệnh nhân tại Mỹ và châu Âu cảm thấy hiệu quả rõ rệt, cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị.

Các bác sĩ chuyên môn sẽ tiến hành dùng lực từ tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của viêm khớp dạng thấp và giảm chèn ép dây thần kinh. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc.

Ngoài ra, tùy theo liệu trình phục hồi và tình trạng của bệnh nhân, các y bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị kết hợp:

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điểm danh 10 loại thực phẩm tốt cho gan

(37)
Gan là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, bạn cần bảo vệ để giúp cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn. Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho gan ... [xem thêm]

Phụ nữ mang thai thèm ăn đá lạnh liệu có nguy hiểm?

(26)
Trong thời gian mang thai, cảm giác thèm đá lạnh là một điều thường gặp. Mặc dù ăn đá lạnh có thể giúp giữ ẩm cho cơ thể nhưng bạn không nên quá lạm ... [xem thêm]

6 cách giúp bạn kéo dài tuổi thọ khi bị đái tháo đường típ 2

(47)
Đái tháo đường típ 2 là một bệnh mạn tính, thời gian mắc bệnh càng lâu thì nguy cơ xảy ra biến chứng càng nhiều. Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có nguy ... [xem thêm]

[Infographic] Dạy trẻ quy tắc an toàn khi con ở nhà một mình

(76)
Chuyện cho con ở nhà một mình thật ra không quá đáng sợ nếu bạn dạy trẻ những quy tắc an toàn khi con ở nhà một mình. Đôi khi vì công việc hay một vấn ... [xem thêm]

Điều trị sâu răng khi mang thai

(36)
Có thể bạn đã từng nghe qua nhiều thông tin về mối liên hệ giữa mang thai và sâu răng. Những quan niệm sai lầm và thông tin sai lệch về sức khỏe răng miệng ... [xem thêm]

Bị dị ứng thức ăn, bạn nên ăn gì ở công sở?

(43)
Định nghĩaBệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?Dị ứng thức ăn hay dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng ... [xem thêm]

Các triệu chứng tăng nhãn áp bạn chớ bỏ qua

(46)
Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng gây tổn thương thần kinh thị giác của mắt. Theo thời gian, bệnh ngày càng trở nên tồi tệ. Ngoài ra, bệnh tăng nhãn áp còn ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Nhiệt Đới TP HCM

(29)
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới (nhiều người thường gọi là Bệnh viện Nhiệt Đới) là một trong những bệnh viện uy tín ở khu vực phía Nam, được nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN