Cách phòng tránh lây nhiễm HIV

(3.99) - 93 đánh giá

HIV (Human Immunodeficiency Virus) là một loại virus lây lan qua một số dịch của cơ thể và tấn công vào hệ thống miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là tế bào lympho T mang thụ thể CD4. Qua thời gian, hệ thống miễn dịch của cơ thể không còn khả năng chống lại các nhiễm trùng và bệnh tật. Nếu không được điều trị, HIV là giảm số lượng tế bào lympho T trong cơ thể, hệ thống miễn dịch suy yếu, các nhiễm trùng cơ hội và bệnh ung thư sẽ phát triển, báo hiệu giai đoạn cuối của nhiễm HIV (AIDS).

Để bảo vệ bản thân không bị nhiễm HIV cũng như những người xung quanh bạn cần phải biết về những cách để phòng tránh lây nhiễm HIV.

Những đường lây truyền HIV

Trước hết, bạn phải hiểu rõ cách mà HIV lây từ người này sang người khác. Có rất nhiều thông tin lệch lạc về con đường truyền nhiễm HIV, vì vậy bạn cần phải biết những thông tin nào là đúng để bảo vệ chính mình. HIV lây truyền khi máu, sữa mẹ, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo có chứa virus tiếp xúc với da bị trầy xước hoặc qua các màng nhầy ví dụ như miệng, mũi, âm đạo, trực tràng, dương vật. HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn bằng đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn cũng như qua đường tiếp xúc với máu và các chất dịch cơ thể khác. Điều này có nghĩa rằng việc hôn nhau không hề lây nhiễm HIV (miễn là da ở vùng tiếp xúc không bị trầy xước), cũng như những hành động chạm vào da như ôm, bắt tay nhau hằng ngày cũng không lây bệnh.

Đừng cho rằng những người không có triệu chứng gì thì sẽ không bị HIV. Người bệnh có thể bị nhiễm HIV trong nhiều năm trước khi chuyển sang AIDS và bất cứ ai nhiễm HIV đều có thể truyền virus gây bệnh cho người khác.

Các cách phòng tránh lây nhiễm HIV

Tránh uống rượu và sử dụng ma túy

Điều thứ hai bạn cần làm là tránh lạm dụng rượu và ma túy. Những chất này ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và hành động của bạn, làm cho bạn dễ đồng ý thực hiện những hành vi không an toàn và làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Sử dụng một số loại ma tuý, nhất là ma tuý tiêm tĩnh mạch, cũng có thể làm cho bạn dễ bị lây nhiễm HIV hơn khi dung chung bơm kim tiêm với người khác.

Quan hệ tình dục an toàn

Điều này bao gồm việc sử dụng bao cao su. Nếu bạn quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV hay có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, hãy chú ý các biện pháp quan hệ tình dục an toàn và thường xuyên xét nghiệm HIV.

Nói chuyện với bạn tình hoặc đối tác của bạn về những người bạn tình trước đây của cả hai. Hiểu được điều này có thể giúp đỡ cả hai phòng tránh lây nhiễm HIV. Hiện nay đã có thuốc uống phòng lây nhiễm HIV cho người có nguy cơ bị lây nhiễm cao, chẳng hạn như bạn tình của người đã biết là nhiễm HIV. Loại thuốc này có thể làm giảm nguy cơ bị HIV. Tuy nhiên loại thuốc này khá đắt tiền, và dù bạn có dùng thuốc đi nữa thì bạn cũng phải quan hệ tình dục an toàn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có những thông tin đầy đủ hơn về loại thuốc này.

Không bao giờ dùng chung kim tiêm

Kim tiêm có thể dễ dàng lây truyền HIV từ người này sang người khác. Bạn không nên sử dụng kim tiêm đã qua sử dụng và chỉ nên sử dụng kim tiêm được cung cấp bởi các cơ sở y tế hoặc bác sĩ của bạn. Ngoài ra, việc sử dụng chung bơm kim tiêm còn có nguy cơ làm lây nhiễm virus viêm gan B và C.

Tránh chạm vào máu và các chất dịch của người khác

Bạn không bao giờ biết chắc được một người có bị nhiễm HIV hay không. Do đó, bạn nên tránh chạm vào máu của người khác nếu có thể và cũng tránh tiếp xúc với các chất dịch cơ thể khác có thể lây lan HIV. Trong trường hợp cần thiết phải tiếp xúc với những chất dịch này, bắt buộc phải sử dụng các dụng cụ bảo vệ như găng tay, cần chắc chắn không để các chất dịch tiếp xúc với những vết thương trên cơ thể nếu có. Những chất dịch cơ thể bao gồm:

  • Máu
  • Tinh dịch;
  • Dịch âm đạo;
  • Niêm mạc trực tràng;
  • Sữa mẹ;
  • Dịch ối, dịch não tủy và chất hoạt dịch trong khớp gối.

Điều trị HIV khi bạn mang thai

Tất cả phụ nữ mang thai đều được xét nghiệm máu để kiểm tra xem họ có bị nhiễm HIV không, xét nghiệm này là một phần trong các xét nghiệm cần làm trước sinh. Nếu không được điều trị, HIV có thể truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai, sinh con hoặc cho con bú. Điều trị HIV trong thai kỳ làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền cho em bé.

Hãy chuẩn bị cho mình một số kiến thức về HIV là cách tốt nhất giúp bản thân ngăn ngừa lây nhiễm HIV và giúp đỡ người bệnh sống tốt và có ích. Qua đó cũng giúp bạn sống với những người nhiễm HIV một cách vui vẻ và an toàn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 nguyên nhân gây rụng tóc mà bạn không ngờ tới!

(70)
Rụng tóc là tình trạng không chỉ ở người lớn mà còn xảy ra với trẻ em. Vậy những nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc ở trẻ là gì?Bạn lo lắng vì con hay ... [xem thêm]

Cảnh báo: đột quỵ vì đi làm đẹp

(89)
Mát-xa (xoa bóp) là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhằm tác động lên các huyệt, da thịt, gân, khớp để giảm đau và chữa bệnh.Bạn thường biết đến ... [xem thêm]

Những hiểu lầm về lỗ chân lông có thể bạn chưa biết

(37)
Mỗi chúng ta đều có vô số các lỗ chân lông trên làn da. Điều khác biệt giữa mỗi người chỉ nằm ở kích thước của từng dạng lỗ chân lông. Lỗ chân ... [xem thêm]

Giải mã 8 loại thực phẩm bà bầu thèm ăn trong cả thai kỳ

(30)
Trong suốt thai kỳ, cảm giác thèm ăn của mẹ bầu vẫn thường hay xuất hiện. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn cứ vô tư đáp ứng nhu cầu đó mà quên mất giá trị dinh ... [xem thêm]

Dinh dưỡng và thể dục trong thời gian điều trị ung thư vú

(84)
Dù bạn đang sử dụng phương pháp điều trị ung thư vú nào đi chăng nữa, thì một trong những điều quan trọng nhất để trị ung thư vú hiệu quả vẫn là ăn ... [xem thêm]

Yoga cho trẻ em, phương thuốc đẩy lùi căng thẳng hiệu quả

(92)
Nếu thời gian và điều kiện không cho phép, bạn hoàn toàn có thể tập yoga tại nhà chỉ với dụng cụ tập thích hợp cũng như các bài tập hợp lý.Đến lớp ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên đi khám phụ khoa thường xuyên?

(75)
Là phụ nữ, bạn nên đi khám phụ khoa thường xuyên để giữ gìn sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, khám phụ khoa lại là một vấn đề nhạy cảm mà nhiều phụ nữ ... [xem thêm]

Đau tim khi tập luyện: Dấu hiệu nghiêm trọng không thể bỏ qua

(62)
Luyện tập thể thao là thói quen tốt nhưng nếu trong quá trình vận động bạn có cảm giác đau tim thì lại trở thành một vấn đề đáng lo ngại.Nếu bạn đang ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN