Cách giúp bệnh nhân giải phẫu tuyến giáp nhanh hồi phục sức khỏe

(3.91) - 13 đánh giá

Giải phẫu tuyến giáp là thủ thuật y tế được áp dụng cho những bệnh nhân đã điều trị bệnh tuyến giáp bằng thuốc nhưng không hiệu quả.

Tuyến giáp là bộ phận nhỏ hình con bướm nằm ở phần dưới phía trước cổ. Khi giải phẫu tuyến giáp, bác sĩ sẽ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp của bạn để phục vụ cho mục đích điều trị. Phạm vi phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi và khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân.

Dù là một bộ phận rất nhỏ nhưng tuyến giáp có vai trò khá quan trọng. Nó sản xuất hormone giáp lưu thông khắp các bộ phận khác để điều chỉnh nhiệt độ và hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đồng thời, hormone giáp cũng là thành phần không thể thiếu để duy trì sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ xương khớp… Giải phẫu tuyến giáp sẽ làm bạn thiếu hụt hormone giáp. Từ đó, chức năng hoạt động của các bộ phận khác cũng ảnh hưởng theo. Khi đó, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc bổ sung hormone giáp.

Khi nào cần giải phẫu tuyến giáp?

Một người có nhiều khả năng phải loại bỏ tuyến giáp nếu:

⇒ Có khối u ác tính ở tuyến giáp. Thông thường, khối u xuất hiện trên tuyến giáp đều lành tính nhưng sau khi kiểm tra sinh thiết, bác sĩ phát hiện dấu hiệu ung thư thì có thể chỉ định bạn giải phẫu tuyến giáp để loại bỏ luôn khối u đó.

⇒ Hạch (bướu) tuyến giáp quá to gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như khó nuốt, khó thở, thay đổi giọng nói.

⇒ Mắc bệnh cường giáp nhưng không đáp ứng với phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc iốt phóng xạ.

⇒ Mắc bệnh Basedow hoặc biến chứng của căn bệnh này.

Các hình thức giải phẫu tuyến giáp

Có nhiều loại giải phẫu tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định bạn áp dụng một loại nhất định sau khi phân tích các yếu tố liên quan đến tình trạng tuyến giáp và sức khỏe tổng thể của bạn.

3 loại giải phẫu tuyến giáp phổ biến nhất bao gồm:

♦ Cắt tuyến giáp hoặc cắt thùy tuyến giáp

Hình thức này có liên quan đến việc loại bỏ một thùy hoặc một nửa tuyến giáp. Loại hình này được áp dụng cho những trường hợp có một nốt u ác tính hoặc ung thư ở một bên tuyến giáp.

♦ Cắt thùy nối (isthmus)

Thủ tục này sẽ loại bỏ một mảnh mô nối hai thùy của tuyến giáp nếu có khối u xuất hiện trên đó. Mô này có tên y học là isthmus.

♦ Cắt toàn bộ tuyến giáp

Điều này có nghĩa là bác sĩ sẽ giải phẫu để loại bỏ toàn bộ tuyến giáp ra khỏi cơ thể bạn. Nó đặc biệt cần thiết trong các trường hợp ung thư tuyến giáp giai đoạn nặng, nhiều khối u ở hai bên thùy và người mắc bệnh Graves (tên gọi khác của bệnh Basedow).

Quy trình giải phẫu tuyến giáp

Thông thường, bác sĩ điều trị sẽ dặn dò bạn chuẩn bị những thủ tục cần thiết. Điều này thường liên quan đến việc nhịn ăn uống trong một khoảng thời gian nhất định trước khi làm phẫu thuật.

Trong lúc giải phẫu, bệnh nhân được tiêm thuốc gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ sẽ bắt đầu rạch một đường nhỏ ở cổ thật cẩn thận để không động chạm đến dây thanh âm và khí quản. Cuộc phẫu thuật có thể kéo dài trong khoảng 2 giờ đồng hồ.

Sau khi ra khỏi phòng phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng hồi sức để theo dõi tích cực. Bác sĩ sẽ quan sát mức độ hồi phục của bệnh nhân và dặn dò những thông tin cần thiết cho lần tái khám tiếp theo.

Cách giúp bệnh nhân giải phẫu tuyến giáp nhanh hồi phục sức khỏe

Bệnh nhân vừa trải qua ca phẫu thuật sẽ được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, bệnh nhân đã có thể ăn các loại đồ ăn mềm, dễ nuốt.

Người nhà có thể chuẩn bị cháo loãng, cháo xay nhuyễn hoặc đồ ăn nhiều nước để cung cấp cho bệnh nhân trong khoảng 3-5 ngày sau mổ. Điều này vừa giúp bao tử dễ dàng làm việc trở lại sau một thời gian nhịn ăn chờ phẫu thuật, vừa giúp người bệnh dễ tiếp nhận thức ăn hơn.

Bệnh nhân vẫn phải được vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Bác sĩ có thể cho bệnh nhân cắt chỉ khâu vết mổ sau 7 ngày. Khi đó, bệnh nhân có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường và xuất viện.

Sau khi xuất viện, bệnh nhân phải tái khám và theo dõi định kỳ sau 7 ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ để tầm soát các biến chứng sớm có thể xảy ra. Trong lần thăm khám này, bác sĩ cũng sẽ cho bệnh nhân biết ca phẫu thuật đã đạt được mục đích điều trị bệnh tuyến giáp hay chưa.

Sau đó, bệnh nhân vẫn phải tái khám định kỳ sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng để tầm soát các biến chứng muộn sau ca phẫu thuật. Nếu phát hiện biến chứng trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn cách điều trị thích hợp.

Giai đoạn phục hồi sau giải phẫu tuyến giáp

Hầu hết mọi người đều có thể trở lại cuộc sống bình thường của họ sau khoảng 5-7 ngày giải phẫu. Tuy nhiên, bạn cần phải hạn chế tham gia các hoạt động thể dục thể thao như bơi lội, bóng đá, bóng chuyền… trong vài ngày, vài tuần hoặc đến khi bác sĩ cho biết bạn đã hoàn toàn bình phục. Trong khoảng thời gian này, bạn cũng không được khuân vác các vật nặng để tránh áp lực lên cổ, gây căng thẳng cho vết mổ.

Bạn có thể bị đau họng sau vài ngày khi vừa hoàn thành ca phẫu thuật. Lúc này, bạn có thể hỏi bác sĩ để dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn hoặc để nó tự hết. Nếu tình trạng đau họng quá nghiêm trọng hoặc bị khó thở, khàn giọng, bạn hãy thông báo cho bác sĩ để có được lời khuyên phù hợp.

Trong giai đoạn này, bác sĩ cũng sẽ theo dõi nồng độ hormone giáp và hàm lượng canxi tuyến giáp của bạn để kiểm tra tình trạng suy giáp hoặc suy tuyến cận giáp để kịp thời đưa ra những phương án y khoa thích hợp.

Cổ của bạn cũng có thể vẫn còn bị sưng và bầm nhẹ. Đây là dấu hiệu bình thường nhưng nếu vết sưng gây đau nhức hoặc cảm giác thốn khi chạm vào, bạn phải thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng.

Thời gian hồi phục hoàn toàn sẽ phụ thuộc vào loại hình giải phẫu, thể trạng và chế độ chăm sóc, ăn uống, nghỉ ngơi của từng người bệnh.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với những tác nhân độc hại!

(47)
Khác với làn da của người lớn, da trẻ sơ sinh thường rất dễ bị tác động bởi các chất kích thích và dễ gặp những tổn thương như bị phát ban, chàm, ... [xem thêm]

10 cách đơn giản “hóa giải” chứng tăng cân trong ngày lễ

(19)
Vui chơi, ăn uống thỏa thích dễ dẫn đến việc bị tăng cân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 10 cách đơn giản hóa giải chứng tăng cân trong ngày ... [xem thêm]

Bạn biết gì về máu?

(100)
Máu là mô lỏng lưu thông trong hệ thống tuần hoàn, được tạo thành từ thành phần hữu hình là huyết tương và các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết khi tập thể dục sau tuổi 50

(93)
Bước sang độ tuổi trung niên, bạn càng cần chú ý đến vận động để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh. Làm sao để duy trì tập thể dục sau tuổi 50 ... [xem thêm]

Thai nhi 31 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(72)
Sự phát triển của thai nhi 31 tuần tuổiThai nhi 31 tuần tuổi phát triển như thế nào?Bé lúc này sẽ có kích thước cỡ một quả dừa, nặng khoảng 1,5kg và dài ... [xem thêm]

Doga – môn yoga cho cả bạn và cún cưng

(45)
Chó là loài động vật đã thuần hóa và được xem là “người bạn thân thiết nhất của con người”. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta bị chúng tấn ... [xem thêm]

Phẫu thuật giá âm đạo không căng

(10)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật giá âm đạo không căng là gì?Giá âm đạo không căng là phẫu thuật để điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức. Tiểu không ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống dành cho người bị thoái hóa khớp gối

(63)
Đối với một số người bị thoái hóa khớp gối, việc kiểm soát bệnh có thể rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu chỉ cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng trong chế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN