Thai nhi 31 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.65) - 72 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 31 tuần tuổi

Thai nhi 31 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Bé lúc này sẽ có kích thước cỡ một quả dừa, nặng khoảng 1,5kg và dài hơn 40 cm tính từ đầu đến gót chân.

Vào thời điểm thai nhi được 31 tuần tuổi, bé sẽ thải khoảng hơn 250 ml nước tiểu mỗi ngày vào dịch ối. Bé cũng nuốt nước ối nhưng nước ối sẽ được thay hoàn toàn nhiều lần một ngày. Nếu chất lỏng dư thừa trong túi ối sẽ khiến bé không nuốt được bình thường, tức là mẹ đang bị tắc nghẽn đường tiêu hóa. Việc không đủ nước trong túi ối sẽ khiến bé không đi tiểu đúng cách, cho thấy là mẹ gặp vấn đề với thận hoặc đường tiết niệu. Bác sĩ sẽ đo lường mức độ của nước ối của mẹ trong quá trình siêu âm thai.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 31

Mang thai 31 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Nhiều phụ nữ khi mang thai đến tuần 31 cảm thấy cơ tử cung thỉnh thoảng siết chặt, đó có thể là cơn gò co thắt Braxton Hicks thường xảy ra trong giai đoạn nửa sau của thai kỳ. Chúng xảy ra không thường xuyên, thường kéo dài khoảng 30 giây và không đau. Mặt khác, tình trạng co thắt thường xuyên, kể cả không làm tổn thương tới mẹ và bé, cũng có thể là một trong những dấu hiệu sinh non. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu mẹ có nhiều hơn bốn cơn co thắt trong một giờ hoặc bất kỳ dấu hiệu khác của sinh non như: sự gia tăng tiết dịch âm đạo hoặc một sự thay đổi tiết dịch (nếu nó trở nên lỏng, giống chất nhờn hoặc có máu – ngay cả khi nó chỉ có màu hồng hoặc chỉ nhuốm máu), đau bụng hoặc chuột rút như đau bụng kinh, cảm giác gia tăng áp lực ở vùng xương chậu hoặc đau lưng dưới, đặc biệt là nếu mẹ không có những dấu hiệu này trước đó.

Vào giai đoạn thai nhi 31 tuần tuổi, các tuyến sữa trong ngực của mẹ bắt đầu hoạt động để tạo sữa non. Sữa non là sữa ban đầu cung cấp cho bé lượng calo và chất dinh dưỡng trong vài ngày đầu tiên trước khi mẹ có sữa và nếu mẹ có dự định nuôi con bằng sữa. Một số mẹ vào tuần thai thứ 31 có sữa non rất loãng và trong giống như nước, trong khi sữa non của một số mẹ khác lại đặc và có màu vàng. Nếu mẹ nhận thấy ngực bị rò rỉ sữa non, mẹ có thể mua miếng đệm ngực dùng một lần hoặc loại có thể giặt rửa để bảo vệ quần áo của mẹ không bị ướt.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Để đáp ứng nhu cầu của thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ sẽ tạo nhiều máu hơn bình thường và tim của mẹ sẽ bơm máu nhanh hơn. Thật không may, những thay đổi trong hệ thống tuần hoàn của mẹ để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi có thể gây ra một số tác dụng phụ mới và gây khó chịu cho mẹ. Khi tĩnh mạch của mẹ trở nên lớn hơn để chứa lưu lượng máu tăng lên, chúng có thể nhô ra và mẹ có thể nhận thấy mạch máu hơi xanh hoặc màu đỏ bên dưới bề mặt da của mẹ, đặc biệt trên chân và mắt cá chân của mẹ.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 31 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Vào ba tháng cuối của thai kỳ, đặc biệt là khi thai nhi 31 tuần tuổi, mẹ lại có thêm một vấn đề ở bàng quang là triệu chứng són tiểu vì tăng áp lực trong bụng. Mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang khiến nước tiểu bị rò rỉ khi mẹ ho, hắt hơi, nhấc một cái gì đó nặng nề hoặc thậm chí cười. Để chắc chắn rằng mẹ bị rò rỉ nước tiểu mà không phải là nước ối, hãy ngửi thử mùi của nó. Nếu chất lỏng không có mùi amoniac giống như nước tiểu mà có mùi ngọt của nước ối, hãy báo ngay cho bác sĩ!

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Đây có thể là lần kiểm tra hàng tháng cuối cùng của mẹ. Bắt đầu tháng tiếp theo, mẹ sẽ gặp bác sĩ thường xuyên hơn, cách mỗi hai tuần lúc đầu tiên, và sau đó một lần một tuần cho đến khi em bé được sinh ra. Mang thai 31 tuần, trong lần tái khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra lại huyết áp và trọng lượng của mẹ và hỏi mẹ về bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng mẹ có thể gặp phải. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ mô tả các cử động và lịch trình hoạt động của bé: khi nào bé hoạt động và khi nào bé yên lặng. Cũng như các lần khám trước sinh khác, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của em bé bằng cách đo kích thước của tử cung trong thai kỳ.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 31

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Khi thai nhi được 31 tuần tuổi, việc đi bộ nhiều có thể tốt cho sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ không được khuyến khích đi quá xa hay mang theo vật nặng.

Nếu mẹ bị chứng nhau tiền đạo – trường hợp lá nhau đóng ở phần thấp nhất của tử cung hoặc cổ tử cung, thì mẹ không nên chạy bộ quá nhiều vì các cú xóc thể làm cho mẹ bị chảy máu. Việc chạy bộ quá nhiều cũng không an toàn nếu mẹ có huyết áp cao khi mang thai hoặc có nguy cơ cao sinh non.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Nghẹt bao quy đầu

(56)
Định nghĩaNghẹt bao quy đầu là bệnh gì?Nghẹt bao quy đầu, hay bao quy đầu hẹp, là tình trạng bao quy đầu không thể kéo lại về phía trước để che đầu ... [xem thêm]

Đừng nhầm lẫn giữa bạch tạng và bạch biến

(52)
Bạch tạng và bạch biến đều là những tình trạng giảm sắc tố do những rối loạn liên quan đến hắc sắc tố trong cơ thể. Điểm khác biệt chính giữa hai ... [xem thêm]

Khi nào nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh?

(26)
Khi con bị bệnh, một vài bà mẹ vì muốn trẻ hết bệnh càng nhanh càng tốt thế nên đã cho con uống thuốc kháng sinh. Nhưng bạn biết không, thuốc kháng sinh ... [xem thêm]

Cách sử dụng trà túi lọc chăm sóc cho đôi mắt sáng khỏe

(75)
Tận dụng bã túi trà lọc sau khi uống để đắp lên mắt cũng một trong những cách sử dụng trà túi lọc hiệu quả, không chỉ giúp mắt sáng khỏe mà còn giúp ... [xem thêm]

6 bài tập yoga giúp đẹp da

(27)
Yoga không chỉ giúp tinh thần thoải mái, cơ thể thư giãn mà còn giúp bạn có nước da sáng khỏe hơn. Bạn sẽ có thể cải thiện làn da rất tốt nếu chọn ... [xem thêm]

10 chứng nghiện bạn có thể đang mắc phải

(48)
Đừng nghĩ rằng chỉ có chứng nghiện bia rượu, thuốc lá hay cà phê mới gây ra nhiều tác hại. Chứng nghiện bạn có thể đang mắc nhiều khi dễ lầm tưởng ... [xem thêm]

Sử dụng isoflavone đậu nành để nhanh có tin vui

(37)
Nghe có vẻ khó tin, nhưng các loại thực phẩm chức năng chứa isoflavone đậu nành có thể giúp nhiều phụ nữ thụ thai và tận hưởng hành trình được làm ... [xem thêm]

10 thói quen giúp bạn khỏe mạnh không cần ăn kiêng

(63)
Các chế độ ăn kiêng như low-carb hay low-fat luôn được các nàng ưu ái vì vừa giúp giảm cân vừa tránh được các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Liệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN