Cách điều trị và phòng ngừa bệnh scurvy

(4.38) - 87 đánh giá

Bệnh scurvy (bệnh scorbut) là một chứng bệnh ít người biết đến. Nguyên nhân gây bệnh là tình trạng thiếu vitamin C liên tục trong nhiều ngày.

Bệnh scurvy là gì?

Scurvy (hay scorbut) được biết đến là một bệnh thiếu vitamin C nghiêm trọng.

Vitamin C (hay axit ascorbis) là một chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển một số cấu trúc, hoạt động của các quá trình chuyển hóa trong cơ thể như:

  • Sự hình thành của collagen
  • Quá trình chuyển hóa cholesterol và protein
  • Sự hấp thu sắt
  • Quá trình chống oxy hóa
  • Quá trình lành vết thương
  • Sự tạo thành các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và epinephrine

Triệu chứng bệnh scurvy

Như đã nói, vitamin C đóng nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể. Sự liên tục thiếu hụt vitamin C trong thời gian dài có khả năng gây ra các triệu chứng điển hình.

Các triệu chứng sớm

  • Cơ thể trở nên yếu ớt
  • Có những lúc bệnh nhân cảm thấy kiệt sức mà không rõ lý do
  • Chán ăn
  • Cáu gắt
  • Đau chân
  • Sốt nhẹ

Các triệu chứng sau 1-3 tháng

Triệu chứng phổ biến của bệnh scurvy khi không được điều trị sau 1-3 tháng như sau:

  • Thiếu máu: lượng hồng cầu hoặc sắc tố thiếu và xuống thấp tới một mức nhất định
  • Nướu viêm, sưng đỏ, mềm và dễ chảy máu
  • Xuất huyết da hoặc chảy máu dưới da
  • Những vết sưng giống như bầm ở nang lông (các đốm xuất huyết/ban xuất huyết), các sợi lông/tóc rất khô, xoắn lại, dễ gãy
  • Những vết bầm (màu đỏ hoặc xanh tím) xuất hiện, thường ở chân và các ngón chân
  • Sâu răng
  • Khớp mềm và bị sưng
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Khô mắt, mắt dễ bị kích ứng và xuất huyết ở lòng trắng mắt (kết mạc) hoặc dây thần kinh thị giác
  • Vết thương lâu lành, hệ miễn dịch suy giảm
  • Mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng
  • Tâm trạng thay đổi, thường xuyên cáu kỉnh và trầm cảm
  • Xuất huyết dạ dày
  • Đau đầu
  • Bệnh scurvy tuy điều trị không khó, nhưng nếu chủ quan không điều trị thì tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.

Trẻ sơ sinh bị bệnh scurvy sẽ dễ cáu kỉnh, lo lắng, khó dỗ yên. Các bé có nguy cơ bị tê liệt, khi nằm hay với tay, vươn chân nhưng cử động trông có vẻ bâng quơ, hoặc khi nằm chân co lại như chân ếch. Trẻ sơ sinh bị bệnh scurvy cũng dễ bị còi xương, xương phát triển yếu, giòn, dễ gãy, xuất huyết.

Khi người bệnh bỏ qua các triệu chứng của bệnh scurvy mà không điều trị thì sẽ xuất hiện các biến chứng:

  • Vàng da nặng
  • Hay bị tình trạng sưng đau
  • Tình trạng tan máu (hemolysis), một dạng thiếu máu khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ một cách bất thường
  • Sốt
  • Mất răng
  • Xuất huyết nội
  • Bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh, gây tê và đau, thường xuất hiện ở chi dưới và tay
  • Co giật
  • Suy nội tạng
  • Mê sảng
  • Hôn mê
  • Tử vong

Nguyên nhân gây bệnh scurvy và những yếu tố rủi ro

Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được vitamin C, tức là chúng ta phải tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống cần thiết để bổ sung đủ lượng vitamin C cho cơ thể.

Hầu hết những người mắc bệnh scurvy không có điều kiện tiếp cận với trái cây, rau quả tươi hoặc không có chế độ ăn uống lành mạnh. Cụ thể hơn, các yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng và bệnh scurvy bao gồm:

  • Chưa có thói quen ăn uống lành mạnh, hoặc không có điều kiện tiếp cận chăm sóc cho bữa ăn, tiếp cận nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng
  • Người sống một mình, lơ là bữa ăn
  • Đối tượng phụ thuộc (người già, trẻ nhỏ, người khuyết tật)
  • Người theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, hà khắc
  • Người có thu nhập thấp (người tị nạn, vô gia cư)
  • Ngoài ra, người đang sống ở những nơi mà theo văn hóa truyền thống, chế độ ăn uống chủ yếu bao gồm carbohydrate như bánh mỳ, mì ống và ngô cũng có nguy cơ bị scurvy cao hơn
  • Thói quen dùng các chất kích thích thường xuyên: rượu bia, thuốc lá, ma túy gây giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.
  • Người có các vấn đề về sức khỏe khác như:
    • Các dạng bệnh viêm ruột (inflammatory bowel disease – IBD), bao gồm hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh Crohn, viêm loét đại tràng
    • Các bệnh liên quan đến chuyển hóa và trao đổi chất
    • Các vấn đề về miễn dịch
    • Tiêu chảy mãn tính
  • Người đang trong các tình trạng và điều kiện sau:
    • Mất nước
    • Hóa trị, xạ trị
    • Lọc máu (trong điều trị suy thận)

Điều trị và phòng ngừa bệnh scurvy

Vitamin C được tìm thấy trong khá nhiều loại trái cây và rau quả. Nếu bạn nghi ngờ mình bị mắc bệnh scurvy nhẹ, cách đơn giản và hiệu quả nhất để trị bệnh là bổ sung vitamin C qua đường ăn uống.

Ngoài ra, dùng thực phẩm chức năng cũng là một giải pháp. Có rất nhiều loại viên uống bổ sung vitamin bán rộng rãi ngoài thị trường.

Sau một vài ngày tiến hành bổ sung vitamin C mà các triệu chứng bệnh không cải thiện, bạn cần liên hệ với bác sĩ.

Các triệu chứng sau sẽ được cải thiện sau khi điều trị:

  • Trong vòng 1, 2 ngày:
    • Cảm giác đau đớn
    • Kiệt sức
    • Hay nhầm lẫn
    • Đau đầu
    • Tâm trạng lâng lâng
  • Sau vài tuần:
    • Cảm giác cơ thể yếu ớt
    • Tình trạng xuất huyết
    • Bầm tím
    • Vàng da

Lượng vitamin C cần thiết theo từng độ tuổi:

Những người hút thuốc hoặc có các vấn đề tiêu hóa cần bổ sung vitamin C nhiều hơn 35mg một ngày so với người thường.

Nhu cầu của phụ nữ mang thai và cho con bú cũng cao hơn để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Bạn có thể tham khảo thêm: Bổ sung vitamin C cho bà bầu bao nhiêu là đủ?

Mấu chốt của việc điều trị lẫn phòng ngừa bệnh scurvy là bổ sung đầy đủ vitamin C. Vì vậy, người bệnh có thể cân nhắc các nguồn vitamin C như sau:

  • Ớt chuông
  • Ổi, đu đủ
  • Các loại rau lá, nhất là loại có màu xanh đậm như rau cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải…
  • Quả kiwi
  • Các loại quả mọng (mâm xôi, dâu tây, phúc bồn tử)
  • Dứa và xoài
  • Cà chua
  • Đậu Hà Lan
  • Khoai tây

Tính chất của vitamin C là tan trong nước. Nấu ăn, đóng hộp và trữ lâu làm giảm đáng kể lượng vitamin trong thực phẩm. Tốt nhất, bạn nên ăn thực phẩm có vitamin C khi còn tươi.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 bước của quá trình ghép thận

(29)
Quá trình ghép thận bắt đầu khi thận của bạn bị suy và cần phải bắt đầu xem xét các lựa chọn điều trị. Cấy ghép có là một trong các lựa chọn của ... [xem thêm]

Các cách phòng tránh lây nhiễm HIV cực hiệu quả

(15)
HIV là căn bệnh mang “án tử” cho người mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.Nếu bạn đang ... [xem thêm]

Cải thiện hệ tiêu hóa không cần thuốc

(25)
Hơn một lần, bạn gặp phải một số triệu chứng về đường tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày, đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Tuy ... [xem thêm]

Những điều nên làm để giảm đau khớp mắt cá chân

(29)
Nguyên nhân dẫn đến chứng đau cổ chân thường là do viêm hoặc do các chấn thương tác động lên những vùng xương, khớp, sụn, dây chằng, gân hoặc cơ ở cổ ... [xem thêm]

Ngứa chân khi mang thai liệu có nguy hiểm?

(12)
Ngứa cơ thể là hiện tượng khá phổ biến ở các mẹ bầu, nhưng ngứa chân khi mang thai có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng.Ngứa chân khi ... [xem thêm]

Da kém xinh vì mắc phải 7 sai lầm khi trị mụn đầu đen

(67)
Trong thực tế, chúng ta thường hay mắc phải nhiều sai lầm khi trị mụn đầu đen do tin tưởng các thông tin chưa được kiểm chứng. Vì vậy, Chúng tôi sẽ giúp ... [xem thêm]

10 lợi ích của việc khóc giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn

(53)
Không chỉ giúp bạn cải thiện tâm trạng, lợi ích của việc khóc còn mang lại tác động tích cực đến sức khỏe bằng cách giải độc cơ thể, cân bằng cảm ... [xem thêm]

Những bài tập hữu ích sau phẫu thuật phổi

(36)
Những bài tập hữu ích sau phẫu thuật phổi sẽ giúp bạn giảm bớt các cơn đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục.Sau phẫu thuật phổi, bác sĩ thường khuyên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN