Các lưu ý khi tự tập Kegel thu hẹp âm đạo

(3.84) - 27 đánh giá

Ai cũng đều biết rằng, tập thể dục là cách tốt nhất để cơ thể luôn khỏe mạnh. Nhưng có một bộ phận trên cơ thể hiếm được quan tâm và tập luyện hàng ngày, đó chính là khu vực âm đạo của bạn. Bài tập Kegel thu hẹp âm đạo, tại sao?

Tại sao phải tập luyện cơ âm đạo?

Mặc dù còn khá nhạy cảm khi đề cập đến âm đạo trong nền văn hóa phương Đông, nhưng không thể phủ nhận rằng cơ sàn chậu (vùng cơ bắp nối từ lưng đến bụng dưới của bạn) đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều hoạt động: vệ sinh, để kinh nguyệt chảy ra định kỳ theo chu kỳ hàng tháng, giao hợp và quan trọng hơn cả là việc sinh em bé.

Có rất nhiều yếu tố tác động làm suy yếu vùng cơ này như sinh con, hút thuốc, mãn kinh hay béo phì. Hậu quả là bạn gặp phải những rắc rối như: rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi, cảm giác khó chịu ở xương chậu và bên trong vùng kín, khó khăn trong việc đi tiểu và nhiều vấn đề rắc rối khác nữa.

Đừng quá lo lắng, tin tốt là bạn hoàn toàn có thể giúp vùng cơ sàn chậu khỏe hơn bằng cách tập thể dục (kết hợp với giảm cân và ngưng hút thuốc nếu cần). Một trong những bài tập mà hôm nay Hello Bacsi giới thiệu cho bạn, chính là bài tập Kegel.

Hướng dẫn tập Kegel đơn giản

Xác định vùng cơ âm đạo bằng cách đưa ngón tay vào âm đạo và thắt chặt các cơ bắp xung quanh nó. Một phương pháp khác là chặn dòng chảy của nước tiểu trong vòng 10 giây vì cơ vùng chậu đảm nhiệm chức năng này.

Sau đó bạn bắt đầu thực hiện bài tập Kegel như sau:

Co chặt vùng cơ âm đạo trong vòng 3 giây sau đó thư giãn trong vòng 3 giây. Bạn nên nhớ rằng, cơ bắp ở bụng và đùi không bị thắt chặt khi bạn tập. Lặp lại động tác này từ 10 đến 15 lần trong mỗi lần tập. Bạn nên tập luyện ít nhất 3 lần 1 ngày. Lý tưởng nhất là 50 lần tập 1 ngày. Mỗi tuần bạn thêm 1 giây cho bài tập, cho đến khi bạn có thể bóp cơ âm đạo của mình trong vòng 10 giây.

Bạn có thể tập Kegel ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng đừng tập Kegel khi đi tiểu vì nó có thể gây tổn thương bàng quang của bạn.

Tập luyện nâng cao cho cơ sàn chậu

Thông thường, duy trì tập Kegel sẽ cho kết quả trong vòng 6 tuần với người bình thường hoặc 3 tháng đối với phụ nữ sau sinh. Nhưng nếu sau ngần ấy thời gian bạn vẫn gặp khó khăn, hãy đến gặp bác sĩ và yêu cầu một khóa vật lý trị liệu đặc biệt nhé!

Kegel và tác dụng không ngờ trong “chuyện ấy”

Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về tác động của Kegel đến đời sống chăn gối của phụ nữ. Cụ thể là các nghiên cứu chứng minh rằng tập luyện Kegel thường xuyên giúp cải thiện lưu lượng máu, kiểm soát cơ thể tốt hơn và vì thế phụ nữ sẽ chủ động hơn trong “chuyện ấy”.

Các so sánh cũng đưa ra kết quả rằng, phụ nữ có tập luyện Kegel sẽ có ham muốn tình dục cao và dễ đạt được cực khoái hơn. Các vấn đề khó khăn hoặc bị đau khi giao hợp cũng giảm rõ rệt sau khi tập luyện bài tập này.

Âm đạo cũng như các bộ phận khác cũng cần chăm sóc, bảo vệ và luyện tập để luôn luôn khỏe mạnh. Bạn nên tập cơ âm đạo bằng bài tập Kegel mỗi ngày để giúp cho âm đạo luôn trong tình trạng tốt nhất.

Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

  • Thu hẹp âm đạo bằng 4 bài tập đơn giản
  • Âm đạo chật quá cũng khổ!
  • Hiểu đúng về teo âm đạo
  • 5 quy tắc chuẩn để chăm sóc âm đạo

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bí quyết giúp bạn dạy trẻ cách xem đồng hồ và đọc giờ nhanh

(61)
Trong quá trình lớn lên, con bạn sẽ bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh thông qua việc quan sát và học hỏi từ bố mẹ. Chính trong giai đoạn này, bố ... [xem thêm]

Bị run tay chân, dùng thảo dược Câu đằng liệu có khỏi?

(45)
Khi các bác sĩ Tây y đã lắc đầu “Chứng run chân tay không có thuốc đặc trị, khó chữa lắm…”, người bệnh khắc khoải tìm đến liệu pháp Đông y. Từ ... [xem thêm]

Tác hại của việc thủ dâm nguy hiểm hơn bạn nghĩ!

(14)
Lợi ích của thủ dâm là giải tỏa tâm lý, giúp ngủ ngon hay thậm chí là giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục? Tuy nhiên nếu quá lạm dụng, bạn ... [xem thêm]

Thực phẩm giàu kẽm cho bé yêu hay ăn chóng lớn

(90)
Thực phẩm giàu kẽm cho bé là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình trao đổi chất và nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ. Mẹ đừng quên nấu cho bé các món ăn ... [xem thêm]

Tìm hiểu bệnh thận mạn – rối loạn khoáng chất và rối loạn xương

(73)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm nồng độ canxi trong máuBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm nồng độ canxi trong máu là gì?Xát nghiệm nồng ... [xem thêm]

Chữa lẹo mắt: Bạn đã áp dụng đúng phương pháp chưa?

(83)
Tương tự như mụn, lẹo xuất hiện khi tuyến bã nhờn ở mí mắt bị tắc nghẽn và kích ứng. Nếu không chữa lẹo mắt kịp thời và đúng cách, lẹo sẽ có ... [xem thêm]

Hen suyễn ở trẻ em: Các bậc phụ huynh cần biết

(75)
Hen suyễn là một chứng bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người, kể cả trẻ em. Vì trẻ còn quá nhỏ nên ... [xem thêm]

Những thực phẩm nào giúp bổ sung vitamin B6 cho cơ thể?

(23)
Vitamin B6 hay còn gọi là pyridoxine là một loại vitamin có thể tan trong nước, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì quá trình trao đổi chất hiệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN