Điều trị táo bón bằng nước ép mận: Mẹo hay bố mẹ nên thử

(3.68) - 11 đánh giá

Nếu đã từng chứng kiến cảnh con bị táo bón, bạn không thể không xót xa. Vậy làm gì để giúp con lúc này? Bạn hãy thử điều trị táo bón bằng nước ép mận.

Nước mận có tác dụng giống như loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, giúp điều trị táo bón cho trẻ. Loại nước này hoàn toàn an toàn cho trẻ nhỏ, giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề về đường ruột. Mận có chứa một lượng lớn sorbitol, hỗ trợ chức năng của ruột. Bên cạnh đó, nước mận còn có chứa những chất dinh dưỡng quan trọng khác như kali, chất sắt và chất xơ. Vì vậy, khi con bị táo bón, bạn hãy thử cho con uống loại nước quả này nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Táo bón là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể bị gây ra bởi:

1. Sữa công thức

Nếu bạn cho bé uống sữa công thức, trẻ sẽ dễ bị táo bón bởi loại sữa này khó tiêu hóa hơn sữa mẹ. Do đó, phân của bé sẽ cứng hơn và khiến con gặp khó khăn khi cố gắng đẩy chúng ra ngoài.

2. Thiếu nước

Thiếu nước cũng là một nguyên nhân khá phổ biến làm nhiều bé bị táo bón. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước, phân sẽ khó thoát ra ngoài dễ dàng.

3. Các vấn đề về sức khỏe

Một số bệnh như ngộ độc thực phẩm, nấm Candida hoặc cảm lạnh cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất. Điều này khiến con dễ bị táo bón.

4. Uống quá nhiều sữa

Nếu con yêu uống quá nhiều sữa và không ăn thêm những thực phẩm giàu chất xơ khác thì bé sẽ rất dễ bị táo bón. Chất xơ có trong trái cây tươi và rau củ giúp hỗ trợ chức năng của ruột và giúp trẻ ít gặp rắc rối khi đi ngoài.

5. Hậu môn bị nứt

Một vết nứt nhỏ ở xung quanh vùng hậu môn cũng có thể khiến phân thoát ra ngoài khó khăn. Mỗi khi đi cầu, con lại cảm thấy đau đớn. Do đó, cơ thể bé sẽ sinh ra cơ chế chống lại việc đi vệ sinh.

6. Bé không được tập thói quen đi vệ sinh

Nếu trẻ không được tập thói quen đi vệ sinh ngay từ khi còn nhỏ thì bé có thể nín mỗi khi muốn đi và chơi đùa như bình thường. Điều này sẽ rất có hại đến sức khỏe. Do đó, bố mẹ nên tập cho con thói quen này ngay từ khi bé được 2 – 3 tuổi.

7. Không vận động

Bố mẹ hãy khuyến khích con tham gia nhiều hoạt động khác nhau như chạy, nhảy, bơi lội… Tập thể dục thường xuyên giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm nguy cơ bị táo bón.

Các triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ

Bạn hãy quan sát xem bé có những dấu hiệu sau để biết được con có bị táo bón không nhé:

  • Khó chịu, đau đớn trước khi đi cầu
  • Đi cầu ít hơn 3 lần/tuần
  • Ăn không ngon
  • Phân có mùi hôi
  • Bụng căng cứng
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Tiểu gắt

Điều trị táo bón bằng nước ép mận hiệu quả thế nào?

Nước mận giúp giảm các triệu chứng của táo bón. Mận có chứa một lượng lớn sorbitol (gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan) cùng polyphenol. Những chất này đều có đặc tính nhuận tràng. Sorbitol giúp bổ sung lượng chất lỏng có trong ruột non, làm mềm phân và giúp phân thoát ra ngoài.

Nước mận là một phương thuốc chữa táo bón rất hiệu quả cho trẻ nhỏ. Tùy thuộc vào tuổi của bé, bạn hãy xem xét nên để con dùng với liều lượng như thế nào. Nếu bé 1 – 2 tuổi hoặc nhỏ hơn, bạn hãy pha loãng nước mận trước khi đút con uống bởi hương vị của loại nước này đôi khi khiến trẻ không thích. Ngoài ra, bạn có thể thêm một số loại nước ép khác như táo, lê… để làm tăng hương vị cho loại nước ép này.

Nước mận giúp điều trị táo bón cho bé nhưng nếu bạn cho con uống quá nhiều, bé dễ bị tiêu chảy hoặc một vài tình trạng khác. Do đó, bạn chỉ cho con dùng khoảng 100ml nước ép mận mỗi ngày và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng.

Những lợi ích khác của nước ép mận

Bên cạnh việc điều trị táo bón, nước mận còn đem đến một số lợi ích về sức khỏe sau:

1. Điều chỉnh nồng độ cholesterol

Nước ép mận có chứa một lượng lớn axít neochlorogenic và axít chlorogenic. Đây là những hợp chất giúp loại bỏ các cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.

2. Chống lại ung thư

Mận có khả năng bảo vệ não khỏi những tổn thương. Hàm lượng phytonutrient hoặc phenol cao có trong nước mận giúp ngăn ngừa một số căn bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch và ung thư.

3. Ổn định huyết áp

Mận rất giàu kali. Các nghiên cứu đã kết luận rằng một chế độ ăn giàu kali sẽ giúp người dùng có được trái tim khỏe mạnh và ổn định huyết áp.

4. Giúp điều trị bệnh tiểu đường

Nước ép mận có chứa một lượng lớn đường tự nhiên như fructose và sorbitol, giúp ngăn ngừa tình trạng lượng đường trong máu tăng quá nhanh. Tiểu đường là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Bố mẹ có thể giúp trẻ vượt qua căn bệnh này bằng cách cho bé uống nước mận.

5. Điều trị thiếu máu

Tình trạng thiếu máu xảy ra khi cơ thể trẻ nhỏ không được cung cấp đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thiếu máu gây ra nhiều biến chứng khác về sức khỏe như hô hấp, khó chịu và mệt mỏi. Nước ép mận rất giàu sắt, giúp hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

6. Tăng cường xương và cơ bắp

Mận rất giàu boron, khoáng chất này rất quan trọng trong việc giúp tăng cường xương và cơ. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện sự phối hợp giữa các cơ.

7. Cung cấp vitamin cho cơ thể

Nước ép mận cung cấp đầy đủ cho bé những vitamin quan trọng. Những vitamin giúp hỗ trợ các hoạt động của cơ thể và giúp bé tăng trưởng. Nước ép mận rất giàu vitamin C, K, nhóm B (B2, B3, B6). Các loại vitamin quan trọng này giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.

8. Loại bỏ độc tố

Sự hiện diện của các chất chống oxy hóa có trong nước ép mận quả giúp cơ thể bé chống lại các các độc tố có thể làm hại tế bào. Ngoài ra, chất xơ hòa tan có trong nước mận còn giúp gan sản sinh nhiều mật, giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.

9. Giúp tóc phát triển khỏe mạnh

Nước ép mận chứa các khoáng chất cần thiết để nuôi dưỡng da đầu và nang tóc. Các khoáng chất này giúp cho tóc của bé trở nên dày và bóng mượt hơn.

Cách làm nước mận ở nhà

Có 2 cách để làm nước mận ở nhà:

1. Cách thứ nhất

Vì nước ép mận không có thành phần nào khác ngoài mận nên việc chuẩn bị rất đơn giản, bạn chỉ cần:

  • Ngâm mận khoảng 1 ngày cho đến khi quả mềm.
  • Lấy hột ra và cho vào máy xay.
  • Thêm một ít nước ép táo hoặc các loại nước ép khác để nước ép mận ngon và dễ uống hơn.

2. Cách thứ hai

  • Cho mận vào nồi nước, vặn lửa vừa và đun sôi. Lấy mận ra, sau khi mận nguội, lấy hột và cho vào máy xay.
  • Tán cho hỗn hợp trở nên mịn hơn, thêm một ít nước táo hoặc các loại nước trái cây khác để làm tăng hương vị.

Cách điều trị táo bón khác cho trẻ nhỏ

Khi bạn thấy việc đi cầu của bé bất thường, có khả năng con bị táo bón. Dưới đây là một số cách giúp điều trị táo bón mà bạn có thể thử:

1. Cho con ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Táo bón thường xuất hiện khi bé bắt đầu ăn dặm. Đặc biệt, nếu trẻ ăn nhiều món có ít chất xơ thì con càng có nguy cơ bị táo bón rất cao. Nếu nghi ngờ bé bị táo bón, hãy thử thêm vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu chất xơ để giúp điều hòa quá trình tiêu hóa và giúp hoạt động bài tiết dễ dàng hơn.

2. Mát xa bụng cho bé

Để giúp bé đi ngoài dễ dàng, bạn có thể thử di chuyển chân của bé giống như đạp xe và mát xa nhẹ nhàng vùng bụng. Điều này sẽ giúp ruột hoạt động tốt hơn qua đó giảm nhẹ tình trạng táo bón.

3. Cho trẻ uống nhiều nước

Dù đươc uống sữa mẹ nhưng thiếu nước lọc cũng khiến con yêu bị táo bón. Khi thấy bé có dấu hiệu khó đi ngoài, bạn hãy thử cho trẻ uống thêm 1/4 – 1/2 ly nước mỗi lần. Uống đủ nước giúp ruột hoạt động tốt hơn, hỗ trợ phân ra dễ dàng.

4. Cho con dùng thêm nước ép trái cây

Ngoài nước mận, các loại nước trái cây tự nhiên như nước táo hoặc nước ép lê cũng giúp điều trị táo bón và rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

5. Để bé tắm nước nóng

Một bồn tắm nước ấm có tác dụng xoa dịu vùng bụng. Vì vậy, bạn có thể cho con tắm nước ấm và nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng bằng kỹ thuật thích hợp. Điều này sẽ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã biết thêm một số lợi ích của nước mận đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trong việc điều trị táo bón. Bên cạnh tác dụng nhuận tràng thì nó còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể nữa đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 cách giúp bạn giảm nếp nhăn ở ngực

(62)
Làn da ở vùng ngực có thể xuất hiện nếp nhăn nếu bạn có thói quen nằm nghiêng khi ngủ, tắm nước nóng hoặc quên dùng kem chống nắng. Liệu có cách nào ... [xem thêm]

Mông càng to, sống càng thọ và thông minh hơn!

(27)
Nếu bạn cảm thấy cần nâng cấp vòng 3 thì hãy bắt đầu ngay thói quen tập thể dục với các bài tập thích hợp. Việc có được vòng 3 tròn đẹp còn phụ ... [xem thêm]

Chăm sóc da mùa hè: 7 bí quyết bất chấp nắng nóng!

(19)
Chăm sóc da mùa hè là một “cuộc chiến thầm lặng” chống lại sự lão hóa do ánh nắng gắt gỏng mỗi khi ra đường và nguy cơ nổi mụn vì mồ hôi tích tụ ... [xem thêm]

Hoa cúc: Những lợi ích chữa bệnh bất ngờ

(68)
Từ lâu, người ta đã xem hoa cúc như một loại thảo dược giúp giảm viêm và nhiễm trùng. Nhưng bạn có biết toàn bộ lợi ích cũng như lý do vì sao loài hoa này ... [xem thêm]

Mẹo “yêu” sau mùa dịch để đau thắt lưng không phải là vấn đề

(65)
Sau mùa cách ly, chuyện gối chăn sẽ là cách mà không ít cặp đôi lựa chọn để hâm nóng lại tình cảm. Tuy nhiên, chứng đau thắt lưng lại trở thành “kẻ ... [xem thêm]

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì để giúp cơ thể nhanh hồi phục?

(63)
Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì? Đây có thể là câu hỏi mà những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thường nghĩ đến. Việc điều trị ung thư tuyến giáp có thể ... [xem thêm]

Bé bắt đầu tập bò: Cột mốc phát triển của con

(12)
Con sẽ bắt đầu tập bò trong khoảng từ 6 đến 9 tháng tuổi. Vào thời điểm con được một tuổi, bé sẽ bò nhiều hơn, có trẻ còn có thể tập đi và bắt ... [xem thêm]

Bổ sung bao nhiêu vitamin C cho bé là đủ?

(92)
Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ và là một chất chống oxy hóa tự nhiên và kháng histamin. Bằng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN