40 tuần

(4.06) - 48 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Cảm xúc của bé đang dần trở nên rõ ràng hơn. Trong vài tháng tới, bé đã có thể học cách đánh giá, bắt chước tâm trạng và có thể biểu thị sự đồng cảm đầu tiên. Ví dụ, nếu bé nghe thấy ai đó khóc, bé có thể bắt đầu khóc theo. Mặc dù bé chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về cảm xúc của mình, bé sẽ bắt đầu học mọi thứ từ bạn. Trong thời gian tới, con bạn sẽ có khả năng học theo những gì bé thấy bạn đối xử với mọi người.

Trong tuần cuối của tháng thứ 8, bé sẽ có thể:

  • Bật đứng dậy từ tư thế đang ngồi;
  • Chuyển từ trườn bằng bụng sang ngồi;
  • Chơi trò vỗ tay và vẫy tay chào tạm biệt;
  • Nhặt những vật nhỏ bằng các ngón tay (do vậy hãy giữ các vật thể nguy hiểm xa khỏi tầm tay bé);
  • Đi khám khá vòng quanh căn nhà của chính bé;
  • Không ngừng gọi “mẹ” hay “ba”.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Nếu bé ngủ trong phòng riêng và sợ sệt khi phải chia cách với bạn vào ban đêm, hãy dành thêm thời gian để đọc sách, ôm ấp và chơi nhạc êm dịu cho bé nghe trước khi đưa bé đi ngủ. Duy trì thói quen này thường xuyên trước khi đi ngủ sẽ cho bé cảm giác an toàn để ngủ dễ dàng hơn.

Ngay khi bạn chắc chắn rằng mình có thể bắt đầu công việc thường nhật trong phòng tắm hoặc phòng khách thì mọi công việc trong phòng ngủ của bé cũng nên hoàn tất khi bé đã ngủ. Điều quan trọng là bạn phải dạy bé rằng chỗ ngủ của bé là một nơi tốt đẹp, chứ không phải là nơi bé bị ép đến khi bé cần phải đi ngủ.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Hầu hết các bác sĩ sẽ không sắp xếp kiểm tra sức khoẻ cho bé vào tháng này. Về mặt tích cực, nó có nghĩa là không có vấn đề nghiêm trọng với bé; về mặt tiêu cực là bạn sẽ không thể nhận biết bé đang phát triển như thế nào. Hãy chuẩn bị các câu hỏi cho lần kiểm tra vào tháng tiếp theo, nhưng cũng đừng e ngại mà hãy gọi điện ngay cho bác sĩ nếu có bất kì vấn đề gì bạn quan tâm lo lắng mà không thể đợi đến lần tái khám tiếp theo.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Tiêu chảy

Tiêu chảy là trạng thái phân của bé bị lỏng. Bé bị tiêu chảy nếu bạn thấy bé đi tiêu thường xuyên hơn so với bình thường; phân lỏng hoặc kéo dài và chứa chất nhầy hoặc máu. Phân của bé sẽ có màu vàng, xanh lá hoặc tối màu và có lẽ sẽ nặng mùi hơn bình thường.

Các nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp do virus. Khi bé bị cảm lạnh, bé không thể dung nạp thức ăn hoặc bị dị ứng thực phẩm và đang điều trị bằng thuốc kháng sinh. Quá nhiều nước ép trái cây hoặc trái cây trong chế độ ăn uống của bé cũng có thể gây tiêu chảy.

Nếu bé bị tiêu chảy, hãy áp dụng một số mẹo sau:

  • Gọi ngay cho bác sĩ nếu bé xuất hiện hiện tượng mất nước, nôn mửa, từ chối ăn hoặc uống, nếu bạn thấy có máu trong phân và nếu bụng bé phình to (sưng và nhô ra) hoặc nếu bé bị sốt kéo dài hơn 24 giờ. Ngoài ra, bé đi tiểu ít, nước tiểu bị sẫm màu, mắt trũng sâu, khô miệng, khóc không nước mắt và cáu kỉnh hoặc hôn mê, đây chính là những triệu chứng mất nước từ vừa phải đến nghiêm trọng.
  • Hãy cho bé uống nhiều chất lỏng để tránh tình trạng mất nước, nhưng tránh các loại nước ép trái cây và các loại nước có nhiều đường. Nước, sữa mẹ và sữa bột là những lựa chọn tốt hơn. Bạn cũng có thể cho bé uống dung dịch bù nước cho trẻ em.
  • Hãy giúp bé cảm thấy thoải mái dễ chịu nhất có thể. Hãy luôn giữ mông bé khô ráo và sử dụng kem khi lót tã cho bé.
  • Hãy thử xác định nguyên nhân: liệu con bạn có các triệu chứng do các virus khác gây ra? Bạn đã thử cho bé ăn bất kỳ loại thực phẩm nào mới gần đây hay không? Bạn đã cho bé uống bất kỳ loại kháng sinh nào thời gian gần đây hay không?

Hãy phòng ngừa tiêu chảy cho bằng cách rửa kỹ tay của bạn và của bé thường xuyên, bạn cũng nên rửa sạch trái cây và rau củ mà bạn cho bé ăn.

Các vấn đề răng miệng

Nếu răng bé mọc lệch: bạn không cần phải đưa bé đến nha sĩ. Vị trí mọc của những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ không ảnh hưởng đến nụ cười của bé sau này. Trong thực tế, răng sữa thường mọc lệch, đặc biệt là những chiếc răng cửa phía dưới và thường tạo thành hình chữ V khi mọc. Những chiếc răng cửa phía trên cũng có vẻ rất lớn so với những chiếc ở dưới. Và ở một số em bé, răng hàm trên sẽ mọc trước răng hàm dưới, nhưng điều này cũng không có gì phải lo lắng.

Khi bé hai tuổi rưỡi, bé sẽ có hàm răng đầy đủ hai mươi cái. Và mặc dù răng vẫn chưa đồng đều về tỷ lệ và cấu trúc, đừng nên quá lo lắng. Răng sữa mọc lệch sẽ không khiến bé có một hàm răng nhấp nhô khi lớn.

Nếu răng của bé trở nên xám: nguyên nhân không phải do những mảng bám trên răng mà là sắt. Một số trẻ uống vitamin dạng lỏng và khoáng chất bổ sung có chứa sắt sẽ làm tăng nguy cơ răng bị ố vàng. Điều này không hề gây hại cho răng và sẽ biến mất khi con của bạn ngừng dùng các loại thuốc nước này và bắt đầu dùng vitamin dạng nhai. Khi đó, hãy đánh răng cho bé hoặc làm sạch chúng bằng gạc ngay sau khi uống vitamin để giúp giảm ố vàng răng.

Dù cho con bạn không dùng thực phẩm bổ sung dạng lỏng, nhưng nếu bé thường uống một bình sữa hoặc nước trái cây trước khi đi ngủ, bé cũng có thể bị sâu răng. Sâu răng cũng có thể là kết quả của chấn thương hoặc một khuyết tật bẩm sinh trong men răng. Hãy thảo luận điều này với bác sĩ hoặc nha sĩ để có thể hiểu được tình trạng răng miệng chính xác của bé.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Cắn núm vú

Bé không thể chủ động cắn khi đang bú (vì lưỡi bé nằm giữa răng và vú bạn). Thú vui này của con bạn bắt nguồn khi bé vô tình cắn vào núm vú của bạn, bạn hét lên một tiếng, bé cười khúc khích, bạn cũng không thể nhịn cười và bé lại tiếp tục trò cắn này và đợi xem phản ứng từ bạn.

Vì vậy, thay vì khuyến khích bé hào hứng bằng những tiếng cười, hãy để bé biết rằng cắn là không thể chấp nhận được bằng cách ra lệnh thật kiên quyết, thẳng thừng rằng “Không được” rồi nhanh chóng lấy núm vú ra khỏi miệng bé và giải thích rằng “Con cắn như thế sẽ làm mẹ đau lắm!” Nếu bé cố gắng bám vào núm vú của bạn, hãy sử dụng ngón tay để gỡ ra. Sau một vài lần như vậy, bé sẽ hiểu ra và bỏ cuộc.

Bạn cần ngăn chặn thói quen ngậm cắn núm vú của bé để tránh các vấn đề nghiêm trọng hơn sau này. Bé cần sớm biết rằng răng không được dùng cho việc cắn và có những thứ thích hợp có thể dùng để kiểm soát thói quen này (vòng mọc răng, bánh mì hoặc một quả chuối) và có những thứ mà bé không thể cắn (vú mẹ, ngón tay của anh trai, vai của bố).

Hành động xấu trên của bé có thể:

  • Gây trở ngại cho chế độ dinh dưỡng lành mạnh của bé;
  • Gây ảnh hưởng đến khả năng vui chơi của bé;
  • Ảnh hưởng đến tính hoà đồng của bé;
  • Tác động không tốt đến sự phát triển nhân cách ở trẻ;
  • Góp phần hình thành sâu răng ở trẻ.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ bầu có nên dùng hạt đậu gà trong thai kỳ hay không?

(34)
Hạt đậu gà là loại thực phẩm khá phổ biến ở các quốc gia vùng Địa Trung Hải và Trung Đông. Thời gian gần đây, đậu gà cũng được du nhập vào Việt Nam ... [xem thêm]

Nấm kim châm không chỉ ăn ngon mà còn tốt cho sức khỏe

(37)
Nấm kim châm không những có vị ngọt thanh ngon miệng mà còn rất giàu dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Nguyên liệu này sẽ giúp bạn có những món ăn vừa ... [xem thêm]

Bạn có biết ung thư phổi di căn lên não như thế nào?

(47)
Ung thư phổi di căn lên não chiếm khoảng 40% các trường hợp di căn của tế bào ung thư phổi. Đối với ung thư phổi, di căn được xem là giai đoạn 4 của ... [xem thêm]

6 biến chứng của bệnh sởi bạn không nên xem thường

(81)
Khi nghe đến bệnh sởi, nhiều người thường nghĩ các triệu chứng bệnh cũng tương tự như cúm và phát ban. Tuy nhiên, sởi có thể tiến triển rất nhanh dẫn ... [xem thêm]

Cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu đơn giản mà an toàn

(33)
Các cách trị nghẹt mũi cho bà bầu không hề quá phức tạp mà vẫn có thể giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn thay vì chịu đựng sự khó chịu. Nghẹt mũi ... [xem thêm]

Công dụng của dầu mù u: Giúp làm đẹp từ đầu đến chân

(73)
Công dụng của dầu mù u rất đa dạng, từ hỗ trợ trị mụn cho đến chăm sóc tóc, kích thích vết bỏng mau lành cũng như nhiều lợi ích khác.Dầu mù u có màu ... [xem thêm]

Cách chữa bệnh run tay chân đơn giản có thể bạn chưa biết

(40)
Rất nhiều người tìm kiếm cách chữa bệnh run tay chân đều nghĩ rằng mình mắc bệnh Parkinson mà không biết rằng run có thể là bệnh hoặc là triệu chứng ... [xem thêm]

Tinh dầu nghệ: Bật mí 16 tác dụng và cách làm tinh dầu

(11)
Tinh dầu nghệ có nhiều tác dụng độc đáo khác nhau, từ giúp trị mụn, làm sáng da đến tăng cường sức đề kháng, chữa cảm, hỗ trợ nâng cao tinh thần. Củ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN