Biến chứng thần kinh tiểu đường

(3.74) - 27 đánh giá

Các nghiên cứu ước tính khoảng 50% người bệnh tiểu đường sẽ gặp biến chứng thần kinh. Đây là biến chứng tiểu đường nghiêm trọng và phổ biến. Ngay cả khi không có triệu chứng, bạn vẫn nên kiểm soát chặt chẽ đường huyết để giảm thiểu nguy cơ tổn thương thần kinh.

Ngoài việc giữ lượng đường trong phạm vi lành mạnh, nghiên cứu hiện nay cho thấy việc kiểm soát huyết áp để tránh các biến chứng bệnh tiểu đường là rất quan trọng.

Năm 2010, Tạp chí Y học của Anh báo cáo: “Ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường gắn liền với cao huyết áp“. Vì thế, huyết áp giảm có thể làm giảm nguy cơ biến chứng, nguy cơ thấp nhất là ở những người có chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120 mm/Hg.

Tại sao bạn bị biến chứng thần kinh ?

Bệnh thần kinh tiểu đường thường được gây ra bởi đường huyết cao nhiều năm, không được kiểm soát, chủ yếu là do thiếu nhận thức. Thời gian dài bị đường huyết cao có thể làm tổn thương các mạch máu cung cấp dây thần kinh của cơ thể với đầy đủ các chất dinh dưỡng và oxy. Sau nhiều năm thiếu hụt do sự bổ sung máu kém, các dây thần kinh trở nên tê liệt. Một số người bị đau thần kinh, nhưng khi bệnh tiến triển, cơn đau thường biến mất; các dây thần kinh bị hư hỏng đến mức không có cảm giác.

Các loại biến chứng thần kinh do tiểu đường

Bệnh lý thần kinh là thuật ngữ chung cho một số loại tổn thương thần kinh. Bệnh thần kinh ngoại biên là tổn thương thần kinh ảnh hưởng đến bàn chân, ngón chân, cẳng chân, bàn tay và cánh tay. Bệnh lý thần kinh tự trị liên quan đến tổn thương của các dây thần kinh điều tiết tiêu hóa, bàng quang, các chức năng đường ruột, tim và chức năng tình dục. Bệnh rễ thần kinh gây tổn thương thần kinh ở đùi, hông và mông. Bệnh thần kinh khu trú là sự yếu đi đột ngột của một hoặc nhiều nhóm các dây thần kinh bất cứ nơi nào trong cơ thể.

1. Bệnh thần kinh ngoại biên

Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, tổn thương thần kinh do bệnh thần kinh ngoại vi thường ảnh hưởng đến bàn chân và chân trước khi ảnh hưởng đến cánh tay hoặc bàn tay. Các triệu chứng rất đa dạng và có thể từ nhẹ đến nặng. Người bệnh có thể thấy tê, cảm giác kiến bò hoặc bỏng rát, tăng lên khi chạm vào, mất cảm giác nóng và lạnh, đau nhức hoặc bị chuột rút. Một số người có bệnh thần kinh bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng chủ yếu vào ban đêm.

Bệnh thần kinh ngoại vi có thể gây yếu cơ và mất phản xạ, thường dẫn đến những thay đổi về khả năng di chuyển, dáng đi và sự thăng bằng của một người. Những thay đổi trong bước đi đôi khi gây ra dị tật chân và chấn thương chân. Nguy cơ chấn thương bàn chân đặc biệt nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường vì sự kết hợp của bệnh thần kinh và tuần hoàn máu kém làm cho vết thương khó chữa lành hơn. Thời gian chữa bệnh càng lâu có thể khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng. Trong trường hợp nặng, nhiễm trùng có thể dẫn đến cắt cụt chi (đoạn chi).

2. Bệnh thần kinh tự trị

Trong loại tổn thương thần kinh này, các dây thần kinh tự chủ của các nội tạng của cơ thể bị ảnh hưởng. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có bệnh thần kinh tự trị có thể có vấn đề về tiêu hóa thức ăn, hô hấp, tiểu khó hoặc tiểu không kiểm soát hoặc các vấn đề tình dục, chẳng hạn như bất lực ở nam giới. Ngay cả các tuyến mồ hôi và mắt có thể bị suy yếu. Các triệu chứng rất đa dạng và thay đổi từ nhẹ đến nặng.

Vấn đề với bệnh thần kinh tự trị có thể khó khăn trong việc xác định khi nồng độ đường trong máu quá thấp. Thông thường, các triệu chứng liên quan đến hạ đường huyết như vã mồ hôi và tim đập nhanh là hiển nhiên, nhưng có thể là do tổn thương thần kinh. Bởi vì bệnh thần kinh tự trị thường xuyên che lấp các triệu chứng đau đớn của một cơn đau tim. Những người có tình trạng này được yêu cầu biết nhận biết những dấu hiệu cảnh báo khác, chẳng hạn như ra mồ hôi nhiều, đau ở cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc bụng, khó thở, buồn nôn và chóng mặt.

Tổn thương thần kinh của hệ tiêu hóa có thể gây táo bón, nuốt khó, hoặc liệt dạ dày (một rối loạn gây ra chứng khó tiêu). Bệnh liệt dạ dày có thể xấu đi theo thời gian cho đến khi bệnh nhân bị suy nhược do buồn nôn và ói mửa thường xuyên. Tiêu hóa bị trì hoãn làm cho việc theo dõi đường huyết khó khăn hơn. Trong những trường hợp nghiêm trọng của liệt dạ dày, bệnh nhân có thể phải nuôi ăn bằng thức ăn lỏng qua ống.

Tổn thương thần kinh của hệ tim mạch có thể gây ra những thay đổi về nhịp tim và huyết áp của một người. Ví dụ, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có bệnh thần kinh tự trị có thể bị tụt huyết áp sau khi ngồi hoặc đứng, khiến họ cảm thấy chóng mặt và choáng váng.

Tổn thương thần kinh của hệ tiết niệu và cơ quan sinh dục có thể gây ra khó kiểm soát đi tiểu và rối loạn chức năng tình dục. Ví dụ, bệnh thần kinh ở bàng quang có thể gây ra tiểu không kiểm soát hoặc đi tiểu khó khăn. Bệnh thần kinh tự trị cũng có thể làm giảm chức năng tình dục, khiến bệnh nhân nam bị mất khả năng cương cứng hoặc xuất tinh bình thường, nữ bị khô âm đạo và khó đạt cực khoái.

3. Bệnh rễ thần kinh

Đây là loại bệnh thần kinh thường ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường tuýp 2, đặc biệt là người lớn tuổi. Bệnh rễ thần kinh chủ yếu ảnh hưởng đến hông, đùi, mông hoặc chân và thường bắt đầu ở một bên cơ thể. Bệnh có thể làm yếu chân và người bệnh nặng có thể bị mất trương lực cơ, đủ để không còn khả năng ngồi xuống và đứng dậy mà không cần trợ giúp. Tổn thương thần kinh loại này thường gây đau đớn.

4. Bệnh thần kinh khu trú

Phần đầu, thân trên, hoặc chân có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh thần kinh khu trú, thường xuất hiện đột ngột và đau đớn. Không giống như các dạng khác của bệnh thần kinh, loại này thường biến mất trong một vài tuần hay vài tháng và không có tổn thương lâu dài.

Các triệu chứng của bệnh thần kinh khu trú bao gồm không có khả năng tập trung, hoa mắt, đau sau mắt, liệt một bên mặt (liệt Bell), hội chứng ống cổ tay và đau theo vùng. Các cơn đau có thể xuất hiện ở mặt trước của đùi, lưng, vùng xương chậu, ngực, bụng, bên trong bàn chân và cẳng chân.

Mục tiêu giảm đau bệnh thần kinh khu trú) có thể là một trong những khía cạnh khó khăn nhất trong điều trị bệnh. Thông thường, bác sĩ điều trị bằng nhiều phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp điều trị đã được thử trước khi phương pháp giảm đau trọn vẹn được tìm thấy. Đối với một số người, cơn đau không bao giờ biến mất hoàn toàn.

Giang Lê | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các dấu hiệu chấn thương ở tay bạn không thể bỏ qua

(53)
Chấn thương tay là một tình trạng phổ biến, vì vậy nhiều người thường bỏ qua hoặc xem thường chấn thương. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ các dấu hiệu ... [xem thêm]

5 cách chăm sóc vùng kín sau sinh

(81)
Một khi quyết định sinh con theo đường âm đạo, bạn sẽ phải chuẩn bị cho việc trải qua rất nhiều thay đổi trong cơ thể không chỉ trong quá trình sinh mà ... [xem thêm]

Triệu chứng bệnh gout: Những dấu hiệu nhận biết bệnh

(76)
Nhận biết sớm những triệu chứng của bệnh gout sẽ giúp người bệnh kịp thời điều trị, tránh được loạt biến chứng nguy hiểm do bệnh gout gây ra.Tổng ... [xem thêm]

Các món ngon với quả sấu bạn có thể nấu ngay

(22)
Quả sấu chua chua là đặc sản miền Bắc mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như chữa đau họng, khử trùng hay thanh lọc cơ thể. Bạn còn có thể dùng loại quả ... [xem thêm]

5 cách giúp đấng mày râu kiểm soát sự cương cứng

(79)
Ngay cả khi ở bên cạnh người phụ nữ mình yêu, bạn cũng cần kiểm soát sự cương cứng để tránh để lại ấn tượng không tốt khi hẹn hò.Sự cương cứng ... [xem thêm]

Cách duy trì mối quan hệ để bạn luôn vui vẻ!

(83)
Khi biết cách duy trì mối quan hệ trong cuộc sống, bạn sẽ có nhiều niềm vui, sống khỏe và dễ dàng thành công trong cuộc sống. Bởi vì sự thành công không ... [xem thêm]

Ngứa núm vú: Dấu hiệu bạn không nên xem thường

(100)
Bạn có thể thấy ngứa núm vú hay ngứa tuyến vú trong thai kỳ, ngứa xung quanh nhũ hoa khi cho con bú hay khi bị dị ứng da. Thế nhưng, đôi khi cơn ngứa khó chịu ... [xem thêm]

Sa tử cung thuộc bệnh rối loạn sàn chậu

(16)
Tìm hiểu chung về sa tử cungSa tử cung là gì?Tương tự như sa nội tạng, sa tử cung hay còn gọi sa sinh dục, xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN