42 tuần

(3.66) - 84 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Vào tháng này, con bạn có thể ngồi một cách vững vàng. Bé có thể bước đi khi vịn vào đồ vật, thậm chí còn có thể buông tay đi được vài bước trong giây lát và tự đứng thẳng mà không cần hỗ trợ từ người khác. Ngoài ra, ở tư thế đứng, bé còn có thể cố gắng cúi xuống nhặt một món đồ chơi dưới sàn.

Nếu bé chưa thể đi được, bạn đừng quá lo lắng. Hầu hết các bé bắt đầu đi những bước đầu tiên khi được khoảng 12 tháng tuổi. Một số có thể biết đi sớm, số còn lại chỉ bắt đầu tập đi cho đến khi đã đủ 18 tháng tuổi.

Vào tuần thứ 42, con bạn có thể có khả năng:

  • Tự ngồi dậy từ tư thế nằm;
  • Biết vỗ tay và/hoặc vẫy chào tạm biệt;
  • Nhặt các vật bé xíu bằng ngón tay (vì vậy nhớ luôn để các vật nguy hiểm ra khỏi tầm với của bé);
  • Đi vài bước trong khi vịn vào đồ đạc;
  • Hiểu thế nào là “không” nhưng không phải lúc nào cũng nghe lời.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Bạn nên tránh cho bé ăn các thực phẩm dễ gây nghẹn, chẳng hạn như cà rốt sống hoặc nguyên một quả nho. Bạn nên cho bé ăn các loại thực phẩm như phô mai, rau nấu chín và trái cây đã gọt vỏ cắt nhỏ.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Hầu hết các bác sĩ sẽ không lên lịch hẹn kiểm tra sức khỏe định kì cho bé trong tháng này. Tuy nhiên bạn luôn có thể gọi cho bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào mà không thể đợi được đến kỳ khám tiếp theo.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Một điều bạn nên quan tâm khi chăm sóc bé vào thời gian này là những vết côn trùng đốt. Đôi khi những vết đốt không gây nguy hại ở người lớn lại có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ ở độ tuổi này.

Mẹ nên làm gì khi bé bị côn trùng đốt?

Hầu hết các vết đốt rất khó chịu nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng, trừ khi con bạn bị dị ứng với nọc độc côn trùng. Hãy làm theo các bước sau khi bé bị côn trùng đốt:

  • Gỡ ngòi côn trùng đốt trên da bé ra bằng nhíp, đừng cố gắng kéo ra bằng tay;
  • Vệ sinh vùng bị đốt bằng xà phòng và nước;
  • Giảm đau cho bé bằng cách chườm nước đá lên vết đốt trong 15 phút hoặc dùng dung dịch natri bicacbonat và nước. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào;
  • Gọi ngay cho bác sĩ nếu bé bị tiêu chảy, sốt, ói mửa hoặc nếu vết sưng trầm trọng hơn sau 24 giờ. Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ nếu các vùng da xung quanh vết đốt có dấu hiệu bị nhiễm trùng, chẳng hạn như ửng đỏ, đau hoặc sưng thêm.

Mẹ nên biết gì về sốc phản vệ do côn trùng đốt?

Sốc phản vệ thường xảy ra do cơ thể quá mẫn cảm trước tác nhân dị ứng. Hiện tượng này có thể gây giảm huyết áp, ngứa, sưng và khó thở. Tuy nhiên sốc phản vệ do bị côn trùng đốt khá hiếm và chỉ xảy ra nếu con bạn bị dị ứng với nọc chích. Tất nhiên, bạn không thể nào biết điều này cho đến khi bé bị côn trùng đốt, vì thế cẩn thận đề phòng trước những trường hợp này là một điều rất cần thiết.

Nếu con của bạn bị dị ứng, bé rất có thể sẽ các triệu chứng sau:

  • Bị khó thở hoặc bắt đầu thở khò khè;
  • Chóng mặt, đau bụng và nôn mửa;
  • Mặt bị đỏ lên;
  • Phát ban dần xuất hiện;
  • Lưỡi, tay và mặt bé bị sưng lên;
  • Bé cũng có thể đang trong cơn sốc nếu trông bé lơ mơ hay buồn ngủ.

Nếu con bạn có biểu hiện bị dị ứng, hãy gọi 115 ngay lập tức. Bạn nên đặt bé nằm xuống, giữ cho bé bình tĩnh và đắp chăn cho bé.

Làm thế nào để ngăn ngừa bé bị côn trùng cắn?

Khi cho bé ra ngoài, bạn có thể sử dụng thuốc xịt chống côn trùng và mặc cho bé quần áo dài tay màu trắng hoặc sáng màu. Những màu sắc này ít hấp dẫn côn trùng hơn và cũng giúp bạn dễ phát hiện những con bọ ve và côn trùng (cũng đừng quên mang vớ cho bé). Hãy cẩn thận khi cho bé ăn uống ngoài trời, đặc biệt là ở các khu vực có nhiều côn trùng và tránh dùng các sản phẩm có mùi thơm như các loại kem thoa hoặc xà phòng.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Vào tuần thứ 42, có rất nhiều điều mà bạn có thể quan tâm đến trong khi chăm sóc bé, một trong số đó là thói xoắn tóc và kéo tóc của bé.

Vuốt tóc hay kéo tóc có thể là kết quả của hai việc sau: Thứ nhất, bé muốn cảm nhận lại cảm giác khi còn được cho bú, bởi vào những lúc đó bé thường vuốt bầu vú hay má của mẹ hoặc kéo tóc mẹ. Thứ hai, bé sử dụng hành động kéo tóc như một cách để giải tỏa áp lực, đặc biệt là khi bé quá mệt hay cáu kỉnh.

Xoắn tóc, vuốt hay kéo tóc rất phổ biến và có thể kéo dài suốt thời thơ ấu của bé mà không gây bất kì ảnh hưởng xấu nào. Tuy nhiên, nếu bé giật tóc hay kéo tóc quá mạnh khiến tóc đứt từng mảng lớn thì rõ ràng bạn cần phải ngăn bé lại ngay. Những mẹo sau đây có thể giúp bạn ngăn hành động trên xảy ra:

  • Quan tâm và an ủi bé nhiều hơn, đặc biệt là trong những lúc bé bị căng thẳng;
  • Cắt tóc của bé ngắn vừa đủ để bé không thể nắm tóc quá dễ dàng;
  • Đưa cho bé thứ gì khác để kéo, chẳng hạn như con thú nhồi bông có lông dài;
  • Khi bé bắt đầu kéo, giật tóc, hãy dùng một vật gì đó để đánh lạc hướng bé.

Nếu những mẹo trên vẫn không có tác dụng, bạn nên hỏi xin thêm lời khuyên từ bác sĩ để đối phó với tình trạng của bé hiệu quả hơn.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quá trình ghép tụy diễn ra như thế nào?

(63)
Ghép tụy là một thủ thuật phẫu thuật thay thế tuyến tụy bệnh bằng một tuyến tụy khỏe mạnh từ người hiến tặng đã qua đời. Tuy nhiên, đây không ... [xem thêm]

7 cách làm ngũ cốc ăn sáng tại nhà giúp bạn thon thả hơn

(98)
Bạn ao ước có vóc dáng thon gọn nhưng vẫn muốn đảm bảo chất lượng mỗi bữa ăn? Vậy hãy thử học ngay cách làm ngũ cốc ăn sáng vừa bổ dưỡng lại ... [xem thêm]

Những hiểu lầm về lỗ chân lông có thể bạn chưa biết

(37)
Mỗi chúng ta đều có vô số các lỗ chân lông trên làn da. Điều khác biệt giữa mỗi người chỉ nằm ở kích thước của từng dạng lỗ chân lông. Lỗ chân ... [xem thêm]

6 tác dụng của hạt chia với bà bầu mà bạn nên biết

(89)
Hạt chia là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu rõ tác dụng của hạt chia với bà ... [xem thêm]

5 bài tập giảm mỡ bạn nên lưu ý khi tập

(63)
Một số bài tập giảm mỡ bạn thường nghĩ là hiệu quả nhưng đôi khi lại có tác dụng ngược khiến cơ thể càng trông đầy đặn hơn. Nếu bạn đang tìm ... [xem thêm]

Tất tần tật về các loại yoga bạn nên biết

(80)
Mọi người đều đã biết đến xu hướng rèn luyện cơ thể mới mang tên yoga, đây là một bộ môn đã có từ lâu đời, nhưng mới được biết đến gần đây ... [xem thêm]

Cách đo huyết áp chính xác, bạn đã biết?

(34)
Tình trạng cao huyết áp khi mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Một số trường hợp có thể phát triển thành tiền sản giật, ảnh hưởng nghiêm ... [xem thêm]

9 bài tập cổ tay và bàn tay giúp bạn đỡ mỏi

(86)
Những bài tập cổ tay và bàn tay có thể giúp bạn thư giãn nhẹ nhàng và giảm bớt cảm giác mệt mỏi giữa giờ làm căng thẳng. Bạn chỉ cần bỏ ra vài phút ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN