Chữa trị thoái hóa khớp tay, “đánh nhanh, thắng nhanh” kẻo khớp biến dạng

(3.8) - 79 đánh giá

Bàn tay là cơ quan hoạt động rất nhiều và phải chịu không ít áp lực, do đó rất dễ mắc phải tình trạng thoái hóa khớp tay (viêm khớp tay). Làm sao để đối phó với bệnh hiệu quả và lấy lại niềm vui cuộc sống?

Thoái hóa khớp ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể, bao gồm khớp tay. Thoái hóa khớp tay thường xuất hiện ở:

  • Cổ tay
  • Khớp nối giữa ngón cái và cổ tay
  • Các đầu ngón tay
  • Khớp giữa của ngón tay.

Triệu chứng của thoái hóa khớp tay là gì?

Triệu chứng của thoái hóa khớp tay ở mỗi bệnh nhân rất khác nhau. Những triệu chứng này tùy thuộc vào vị trí khớp bị viêm và mức độ tiến triển bệnh. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều có các triệu chứng:

  • Đau khi sử dụng tay để cầm nắm đồ vật
  • Cứng khớp vào buổi sáng
  • Di chuyển ngón tay khó khăn
  • Cơ tay yếu
  • Đau và sưng khớp giữa và cổ tay.

Khối u Heberden

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp tay nghiêm trọng làm xuất hiện các gai xương và thường gặp ở phụ nữ. Gai xương hay còn gọi là hạch Heberden không mất đi và làm thay đổi hình dáng ngón tay do chúng sưng tròn, cứng tại khu vực khớp phát bệnh, gần các đầu ngón tay.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp tay?

Thoái hóa khớp tay sẽ xuất hiện nếu:

  • Tiền sử gia đình có người đã bị đau khớp
  • Tuổi già
  • Sử dụng tay quá nhiều, như làm các công việc khuân vác
  • Chấn thương tay.

Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở phụ nữ và người bị dị dạng khớp hay sụn bẩm sinh.

Thoái hóa khớp tay chữa trị thế nào?

1. Thuốc giảm đau

Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ có thể kê toa cho bệnh nhân các hoạt chất trong nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) như meloxicam, naproxen… để giảm viêm và loại bỏ cơn đau nhanh chóng.

2. Chế độ tập luyện

Viêm khớp gây đau và cứng ngón tay, khiến việc thực hiện các hoạt động hằng ngày trở nên khó khăn. Tập luyện các bài tập đơn giản nhiều lần mỗi ngày giúp bệnh nhân duy trì tính linh hoạt của tay. Những bài tập này bao gồm:

  • Gập khớp ngón tay
  • Nắm tay: Tạo thành nắm đấm sau đó mở ngón tay quay về vị trí cũ. Thực hiện từ từ để tránh bị đau
  • Chạm ngón tay: Dùng ngón cái chạm lần lượt vào các ngón còn lại. Nếu kéo căng làm đau ngón cái, hãy dừng lại ngay!
  • Đi bằng ngón tay: Để các ngón tay đi trên tường và quay ngược lại.

Ngoài ra, bạn có thể giảm đau và viêm hiệu quả bằng các cách:

  • Chườm nóng và lạnh. Bạn nên chườm khi cơn đau và sưng xuất hiện.
  • Nẹp cổ tay, ngón cái, các ngón tay khác để hỗ trợ các khớp.

3. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn nên bao gồm trái cây và rau củ giàu chất chống viêm, ngũ cốc và thịt nạc, chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân viêm khớp tay. Các loại thực phẩm bao gồm:

  • Nho đỏ hay tím
  • Hành đỏ
  • Táo đỏ
  • Quả mọng
  • Bông cải xanh
  • Rau xanh thẫm
  • Cà chua
  • Anh đào
  • Quả mận
  • Trái cây họ cam
  • Thêm vào đó, bệnh nhân nên ăn thực phẩm giàu flavonoid. Trái cây và rau củ sẫm màu chứa nhiều chất giúp kiểm soát viêm hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thói quen khi ngủ của bé: ngáy, đổ mồ hôi, gập đầu

(94)
Trong lúc ngủ, bé có thể có những thói quen hay tạo ra những âm thanh khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của những âm thanh và những thói quen khi ngủ thường ... [xem thêm]

Tại sao bạn dị ứng với trứng và các thức ăn khác?

(17)
Ngứa họng ngứa tai là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như dị ứng hay cảm lạnh. Những triệu chứng này thường không đáng lo ngại và ... [xem thêm]

Tai bị chấn thương do thường mở volume nghe nhạc lớn hết cỡ

(37)
Lỗ tai bị nghẹt là tình trạng thường gặp khi chúng ta đi thang máy hoặc máy bay. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân nghiêm trọng hơn dẫn đến tình trạng này và ... [xem thêm]

Vai trò của chất béo và cách bổ sung chất béo tốt cho sức khỏe

(83)
Nhiều người lầm tưởng rằng chất béo là nguyên nhân gây béo phì, tăng cân. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn ngược lại, vai trò của chất béo vô cùng quan trọng ... [xem thêm]

8 quan niệm sai lầm về thủ thuật hút mỡ

(69)
Phẫu thuật hút mỡ là một dạng phẫu thuật thẩm mỹ rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan niệm sai lầm về thủ thuật này, dẫn đến ... [xem thêm]

Cân nặng của bé thay đổi thế nào trong một năm đầu đời?

(29)
Cân nặng của bé thay đổi thế nào chính là yếu tố quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe của bé. Khi 1 tuổi, trẻ sẽ có cân nặng gấp ba lần so với ... [xem thêm]

11 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố bạn nên biết

(13)
Có rất nhiều quá trình hoạt động trong cơ thể được điều khiển bỏi các hormone. Vì vậy, khi việc sản sinh hormone bị gián đoạn, chúng sẽ ảnh hưởng ... [xem thêm]

Cùng khám phá 8 tác dụng của hải sâm đối với sức khỏe

(86)
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã đánh giá cao tác dụng của hải sâm đối với sức khỏe, chẳng hạn như giảm đau khớp, tốt cho xương, nướu răng và tim mạch. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN