Bí quyết bảo quản thức ăn thừa không lo hỏng

(4.32) - 96 đánh giá

Cảm giác có lỗi khi mua quá nhiều thức ăn hoặc nấu quá nhiều thức ăn cho bữa tối sẽ không còn nếu bạn biết cách xử lý thức ăn thừa sau bữa ăn. Bạn sẽ không phải lãng phí lượng thức ăn này nếu biết cách bảo quản thức ăn thừa an toàn và hiệu quả.

Việc thức ăn thừa có mùi vị ổn không có nghĩa là nó an toàn nên bạn cần biết chính xác loại thức ăn thừa đó có thể bảo quản bao lâu trong tủ lạnh. Dưới đây là những nguyên tắc chung khi bảo quản thức ăn thừa và những lưu ý cụ thể đối với từng loại thức ăn.

Nguyên tắc chung khi bảo quản thức ăn thừa

1. Nơi bảo quản thức ăn thừa

Mọi loại thức ăn thừa đều cần được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng hai giờ sau khi nấu. Nguyên tắc này rất quan trọng để giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại vào thức ăn.

2. Dụng cụ bảo quản thức ăn thừa

Thức ăn thừa cần được bảo quản trong các hộp chứa nông rồi bọc kín hoặc đậy kín. Dụng cụ này sẽ giúp thức ăn thừa được làm lạnh nhanh hơn. Bạn hãy đầu tư mua hộp tốt để tích trữ và bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.

3. Thời điểm nên cất thức ăn thừa

Đừng đợi thức ăn nguội hoàn toàn mới cho vào tủ lạnh. Bạn nên cho vào tủ lạnh sớm, kể cả khi thức ăn vẫn còn hơi ấm. Làm như vậy sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

4. Nhiệt độ an toàn để hâm lại thức ăn thừa

Thức ăn thừa cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 5°C và hâm nóng tới nhiệt độ ít nhất là 60°C. Bảo quản ở nhiệt độ trên 5ºC hay hâm nóng thức ăn thừa ở nhiệt độ thấp hơn 60°C đều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn và nhân lên.

5. Quy tắc chung để bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Khi bảo quản nhiều loại thức ăn trong tủ lạnh, các loại nấm mốc, mùi và thức ăn hỏng có thể gây ảnh hưởng tới các thức ăn khác nên bạn cần tuyệt đối chú ý các điểm sau:

• Chia nhỏ đồ ăn: Bạn chia thức ăn thừa vào những hộp đựng nhỏ và bằng phẳng để đồ ăn có thể được nhanh chóng làm lạnh. Một số bào tử vi khuẩn, nấm vẫn sống sót trong quá trình nấu có thể tiếp tục sinh sôi nếu thức ăn được giữ ở nhiệt độ phòng đủ lâu.

• Cất đồ ăn vào tủ lạnh sớm: Trong vòng 2 giờ sau khi nấu, thức ăn cần được bảo quản trong tủ lạnh. Những tủ lạnh thiết kế hiện đại ngày nay cho phép làm lạnh thức ăn kể cả khi chúng còn nóng hoặc ấm, vì vậy bạn không cần phải chờ cho tới khi thức ăn nguội hoàn toàn.

• Không nên bảo quản đồ ăn trong hộp kim loại: Bạn không nên bảo quản nước sốt hay các loại đồ hộp còn thừa trong tủ lạnh. Một khi hộp kim loại được mở ra, kim loại còn sót lại trên vành hộp có thể ảnh hưởng tới thức ăn và khiến đồ ăn có vị kim loại.

• Dọn trống tủ lạnh thường xuyên: Bạn không nên để tủ lạnh quá đầy. Khí lạnh cần có không gian để lưu thông giúp thực phẩm trong tủ được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp và không bị hỏng.

Cách bảo quản từng loại thức ăn thừa

1. Cách bảo quản thịt

Bạn giữ tất cả thịt, cá và gia cầm tươi sống trong các túi kín khi mua ở cửa hàng về. Nếu bạn mua thịt ở siêu thị và đã có sẵn bọc, bạn đừng gỡ bọc này ra để bọc lại. Việc bọc lại thịt sẽ làm tăng nguy cơ thịt tiếp xúc với các loại vi khuẩn có hại.

Sau khi nấu, các món thịt cần được bảo quản trong tủ lạnh không quá 2 ngày. Thịt thừa nên được hâm nóng trên 75°C. Ngoài ra, bạn nên bảo quản thịt thừa trong nước sốt, ví dụ như nước sốt mì ống hoặc súp. Điều này giúp giữ ẩm cho thịt và giữ hương vị của thịt tốt hơn sau khi rã đông.

2. Cách bảo quản cơm

Cơm là thức ăn thừa cần được bảo quản cẩn thận vì món này có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm nếu không được bảo quản đúng cách. Cơm cần được bảo quản trong tủ lạnh 1 giờ sau khi nấu và không nên giữ trong tủ lạnh quá 6 ngày. Bạn hãy hâm cơm ở nhiệt độ cao hơn 60°C trước khi sử dụng.

3. Cách bảo quản rau và hoa quả

Sau khi nấu rau, bạn cần làm nguội rau về nhiệt độ phòng trước khi đóng kín và dự trữ trong tủ lạnh. Rau thừa chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh trong thời gian ngắn và nên ăn trong vòng 2 ngày. Đối với rau đông lạnh, bạn luộc rau sau đó cho vào nước lạnh, để ráo nước và cho vào túi đông lạnh.

Bạn nên bảo quản riêng từng loại hoa quả và rau như táo chung với táo, cà rốt với cà rốt… Các loại hoa quả và rau dễ bị khô nên được bảo quản trong các túi nhựa có đục lỗ hoặc không được đậy kín để duy trì một môi trường ẩm nhưng vẫn cho phép không khí lưu thông.

Bạn lưu ý không rửa hoa quả và rau trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Việc rửa hoa quả có thể khiến chúng bị hỏng nhanh hơn.

4. Bảo quản bánh mì

Việc bảo quản bánh mì trong ngăn mát không đảm việc giữ bánh mì được lâu nên bạn hãy cất ở ngăn đá. Bạn nên cho bánh mì vào 1 chiếc túi chuyên dùng để dự trữ đồ ăn, điều này giúp bảo quản bánh mì tới vài tháng đấy.

Nếu bạn muốn làm nóng bánh mì mềm hoặc bánh mì giòn, bạn hãy rắc một chút nước lên bánh mì rồi nướng trong lò với nhiệt độ thấp trước khi ăn. Những chiếc bánh mì sẽ vẫn giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng.

5. Bảo quản các sản phẩm từ sữa

Nếu thức ăn thừa là phô mai, bạn không nên bảo quản trong túi ni lông vì sẽ khiến chất béo và dầu bám vào túi gây ảnh hưởng tới hương vị. Cách tốt nhất để bảo quản phô mai là nạo phô mai vào tô/hộp, bọc bằng màng bọc thực phẩm và cất trong ngăn lạnh. Cách này sẽ giúp bạn rã đông phô mai tốt hơn và có thể bảo quản phô mai thêm 2–3 tháng.

Đối với phô mai mới mua ở cửa hàng về, bạn để nguyên trong bao bì nếu chưa dùng ngay.

Bạn nên bảo quản phô mai cũng như các sản phẩm từ sữa khác như sữa chua, kem trong các hộp đựng của chúng. Bạn không nên cho sữa hoặc kem đang ăn dở vào lại hộp hoặc bình chứa cũ. Thay vào đó, bạn cho kem thừa vào bình có đậy chặt nắp hoặc dùng giấy bọc thực phẩm bọc tô kem thừa nhé.

Khi chọn mua sữa, bạn hãy chọn các loại sữa được đựng trong chai nhựa thay vì hộp giấy và chỉ nên dùng sữa vẫn còn hạn sử dụng.

6. Cách bảo quản mì ống

Nếu thức ăn thừa là mì ống, bạn có thể bảo quản một cách an toàn trong tủ lạnh khoảng từ 3–5 ngày và có thể giữ trong ngăn đá tới 8 tháng.

Bạn nhỏ một vài giọt dầu ôliu vào mì ống trước khi để trong hộp chứa kín giúp ngăn ngừa mì ống dính vào nhau và bị khô. Sau khi rã đông mì ống đông lạnh, bạn chờ một chút rồi mới đun lại mì trong nước để làm nóng.

Từng loại thức ăn thừa sẽ có thời gian bảo quản và cách bảo quản riêng. Bạn hãy tìm hiểu để bảo quản thức ăn thừa của mình đúng hơn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một lượng thức ăn khá lớn đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

[Giải đáp thắc mắc] Bạn ăn chua nhiều có tốt không?

(92)
Nếu là người thích ăn chua, bạn sẽ luôn tấm tắc khen những món khoái khẩu như xoài lắc, cóc ngâm, me đường, củ kiệu muối… Thậm chí, nhiều người còn ... [xem thêm]

6 sai lầm về mụn

(43)
Mụn trứng cá là những nốt sưng tấy nhỏ nổi lên trên da do những thay đổi diễn ra trong cơ thể khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì.Lần đầu tiên nhận ra ... [xem thêm]

Nguy cơ mắc viêm gan B từ điều trị lọc máu

(38)
Nếu bạn đang điều trị bệnh bằng chạy thận nhân tạo, hẳn bạn sẽ muốn tìm hiểu tất cả về quá trình điều trị và tất cả những gì bạn có thể làm ... [xem thêm]

Cần nạp bao nhiêu protein để giảm cân tự nhiên?

(64)
Protein là chất dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Mặt khác, protein còn giúp giảm cân và tạo sự săn chắc cho các múi cơ, giúp bạn có ... [xem thêm]

5 bài tập giảm mỡ bụng trên giường dành cho nàng lười

(61)
Nếu bạn là một cô nàng mê ngủ nướng thì việc bước ra khỏi giường để đi đến phòng tập gym có lẽ là một ý tưởng bất khả thi. Có bao giờ bạn nghĩ ... [xem thêm]

11 bí quyết giúp bạn tận hưởng tuổi già

(79)
Lão hóa theo thời gian là quá trình mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều phải trải qua dù sớm hay muộn. Thay vì lo sợ hay suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể tìm ... [xem thêm]

5 động tác yoga giúp bạn giải tỏa stress mùa lễ tết

(20)
Có rất nhiều cách giúp giảm bớt tình trạng đau cổ. Ngoài vật lý trị liệu hay phẫu thuật thông thường, bạn có thể tham khảo 5 tư thế yoga ... [xem thêm]

Dấu hiệu cho thấy con bạn có thể mắc bệnh đa xơ cứng

(100)
Tìm hiểu chungBệnh đa xơ cứng là gì?Neuron hay tế bào thần kinh là các đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống thần kinh trung ương cho phép chúng ta suy nghĩ, nhìn, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN