5 động tác yoga giúp bạn giải tỏa stress mùa lễ tết

(4.47) - 20 đánh giá

Có rất nhiều cách giúp giảm bớt tình trạng đau cổ. Ngoài vật lý trị liệu hay phẫu thuật thông thường, bạn có thể tham khảo 5 tư thế yoga dưới đây để áp dụng điều trị.

Bạn có thể đã nghe qua nhiều lợi ích mà yoga mang lại cho sức khỏe. Yoga có thể giúp bạn thư giãn, duy trì sức khỏe, giúp làn da trông trẻ hơn. Tuy nhiên, nhiều hơn thế, yoga được coi là một phương pháp điều trị hiệu quả cho một số bệnh. Cụ thể hơn, bài viết sẽ giới thiệu cho bạn 5 động tác yoga giúp giảm đau cổ.

Tư thế con mèo – con bò

Tư thế con mèo – con bò giúp cột sống linh họat hơn, tăng cường và kéo giãn cổ. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau cổ, bạn không nên di chuyển cổ cùng với cột sống. Bạn nên giữ cổ thẳng với trục cơ thể. Tư thế tập này không gây đau. Nếu bạn cảm thấy đau, hãy trao đổi vấn đề này với giáo viên yoga của bạn.

Để bắt đầu, hãy đặt tay và đầu gối của bạn lên thảm yoga. Đảm bảo tay nằm ngay dưới vai và đầu gối nằm ngay dưới hông. Giữ lưng thẳng và duỗi cổ ra trước.

Bắt đầu với tư thế con bò:

  • Nhìn thẳng ra trước;
  • Khi bạn hít vào, nhẹ nhàng kéo giãn cột sống, nâng ngực và ụ ngồi xương chậu lên về phía trần nhà. Để bụng hướng xuống sàn;
  • Thở ra, quay lại vị trí bắt đầu;
  • Lặp lại 10 đến 20 lần.

Thay đổi với tư thế con mèo:

  • Nhìn xuống sàn;
  • Khi bạn thở ra, cong cột sống về phía trần nhà. Giữ tay, hông, cánh tay, khuỷu tay, đầu gối ở đúng vị trí. Đầu hướng xuống sàn nhà nhưng không để cằm di chuyển về phía ngực;
  • Hít vào, trở lại vị trí bắt đầu;
  • Lặp lại 10 đến 20 lần.

Tư thế tai chạm vai

Tư thế tai chạm vai khá đơn giản. Bạn có thể làm ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào khi ngồi hoặc đứng. Tư thế này giúp bạn căng cơ cổ.

Để bắt đầu, ngồi hoặc đứng thẳng với cánh tay duỗi hai bên, hãy nhìn về phía trước.

  • Hít một hơi thật sâu, hạ thấp tai trái về phía vai trái. Giữ đầu của bạn trong cùng một mặt phẳng với cơ thể. Cố gắng không lùi nó về phía trước hoặc ra sau;
  • Hít vào, trở lại vị trí bắt đầu;
  • Lặp lại 7 đến 10 lần với mỗi bên.

Tư thế em bé

Tư thế em bé có thể giúp bạn thư giãn cổ và giảm căng thẳng.

Để thực hiện tư thế này, hãy quỳ xuống sàn với đầu gối mở rộng bằng hông. Hai ngón chân cái đặt sát nhau.

  • Khi bạn thở ra, nằm xuống giữa hai đùi. Hạ hông về phía gót chân.
  • Đặt tay dọc cơ thể, trên sàn nhà và ra phía trước của bạn. Đưa tay về phía trước, mở rộng bằng vai và cảm nhận vai trước kéo xương bả vai. Đặt đầu của bạn trên sàn giữa hai cánh tay;
  • Giữ vị trí này từ 30 giây đến một phút và hít thở bình thường.

Nếu bị tăng huyết áp, bạn nên tránh tư thế này.

Tư thế tam giác mở rộng

Để bắt đầu, bạn cần đứng thẳng. Hai ngón chân cái đặt sát nhau, hai gót chân cách nhau một khoảng nhỏ.

  • Khi bạn thở ra, di chuyển chân ra phía bên, cách nhau 120cm;
  • Nâng hai cánh tay lên, song song với sàn. Giữ cho vai mở rộng và lòng bàn tay hướng xuống;
  • Xoay bàn chân phải sang trái và xoay bàn chân trái ra ngoài. Bàn chân lúc này ở góc 90 độ;
  • Điều chỉnh chân trái sao cho điểm giữa của đầu gối và mắt cá chân trái thẳng hàng;
  • Khi bạn thở ra, mở rộng người sang trái về phía chân trái. Cố gắng gập từ hông;
  • Xoay cơ thể của bạn sang phải. Di chuyển hông về phía trước và để cho xương cụt hướng về phía gót chân;
  • Đặt tay trái lên xương chày, lên bàn chân, hoặc trên sàn nhà hay ở bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thoải mái. Nhưng cố gắng giữ nó ở bên cạnh cơ thể;
  • Nâng cánh tay phải hướng lên trần và kéo giãn nó. Giữ 2 tay thẳng hàng. Xoay đầu nhìn theo tay phải;
  • Giữ tư thế này trong 30 giây đến một phút;
  • Hít thở, trở lại vị trí bắt đầu;
  • Lặp lại với bên phải.

Tư thế xác chết

Tư thế xác chết thường được thực hiện vào cuối buổi tập yoga. Nó mang lại tác dụng giảm căng thẳng và lo lắng. Tâm trí của bạn có thể thư giãn sau những thay đổi bạn đã thực hiện trong quá trình tập yoga.

  • Để bắt đầu tư thế này, bạn nằm ngửa thoải mái trên sàn nhà, duỗi thẳng chân. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái với tư thế này, bạn có thể hơi uốn cong đầu gối trên sàn nhà. Duỗi tay trên sàn với lòng bàn tay hướng lên;
  • Xoay hông, xoay đầu của bạn từ bên này sang bên kia, kéo hai cánh tay gần nhau;
  • Nhắm mắt lại, hít thở tự nhiên. Bạn có thể giữ nguyên tư thế này lên đến 15 phút.

Yoga có nhiều tác dụng khác nhau bên cạnh việc giúp giảm căng thẳng. Yoga còn giúp giảm đau cổ. Bạn hãy thử 5 bài tập đơn giản nhưng hiệu quả được liệt kê ở trên, bạn sẽ thấy sự cải thiện đáng ngạc nhiên đấy. Trong một số trường hợp, nếu cơn đau xuất hiện ở vùng vai gáy hay vùng cổ, bạn nên đến gặp bác sĩ xương khớp hoặc chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống để biết được nguyên nhân và cách điều trị tận gốc mà không cần dùng thuốc.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trẻ nổi mẩn quanh miệng do nguyên nhân nào?

(44)
Hiện tượng trẻ nổi mẩn quanh miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như nước dãi, bệnh tay chân miệng, nấm miệng…Phát ban hoặc nổi ... [xem thêm]

Nam giới từ 30 tuổi hẹp niệu đạo có thể làm suy thận và vô sinh

(40)
Theo nghiên cứu, có khoảng 8% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiểu, từ đó ảnh hưởng đến thận, bàng quang hoặc đôi khi là niệu quản. Nhiễm trùng ... [xem thêm]

Ăn carbohydrate: Bí quyết sống lâu

(14)
Chế độ ăn nhiều carbohydate là bí quyết sống lâu của người dân Nhật. Nếu chưa tin, bạn có thể kiểm chứng qua những thông tin dưới đây!Bạn thường nghe ... [xem thêm]

7 cách làm mặt nạ đu đủ giúp trắng da, trị thâm nám

(79)
Đu đủ với nguồn dinh dưỡng phong phú cùng các vitamin và khoáng chất dồi dào giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và duy trì sức khỏe tốt. ... [xem thêm]

Đặt nội khí quản: Thủ thuật mang tính sống còn khi cấp cứu

(10)
Đặt nội khí quản là phương pháp không thể thiếu được sử dụng trong gây mê, phẫu thuật. Đây còn là thủ thuật rất quan trọng mang tính sống còn trong ... [xem thêm]

5 cách chữa táo bón tại nhà vô cùng hiệu quả

(19)
Táo bón thường gây ra cảm giác khó chịu, tức bụng và khiến người bệnh bồn chồn, bứt rứt. Do đó, bạn nên tìm hiểu về các cách chữa táo bón tại nhà ... [xem thêm]

Người á tính: Tưởng lạ hóa ra ở ngay bên cạnh bạn!

(30)
Người á tính mất nhiều thời gian để tìm hiểu đối phương mới có thể phát sinh cảm xúc về mặt tình dục với họ. Bạn có nghĩ ai đó hay chính bạn cũng ... [xem thêm]

Chảy máu chân răng, bạn phải làm sao?

(75)
Khi bạn bị chảy máu chân răng, đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lợi, viêm nha chu, nướu răng… Nếu không điều trị sớm, bạn sẽ có nguy cơ dẫn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN