Bị dập ngón tay phải làm sao để sơ cứu nhanh?

(4) - 11 đánh giá

Bạn có thể bị dập ngón tay do chấn thương dùng búa, mở cửa hay nâng vật nặng. Tuy tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn cần sơ cứu và chữa trị để chấn thương mau lành. Vậy khi bị dập ngón tay tụ máu phải làm sao?

Ngón tay vô tình bị kẹt vào cửa hay bị búa đập trúng sẽ khiến bạn vô cùng đau đớn, đồng thời nó còn kéo theo vết bầm tím dưới móng. Để vết thương nhanh lành, mau tan máu tụ, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu cách sơ cứu khi bị dập ngón tay nhé.

Cách sơ cứu sau khi bị dập ngón tay

Ngón tay bị dập bầm tím phải làm sao? Sau khi gỡ ngón tay ra khỏi kẹt cửa, chân bàn, chậu hoa…, bạn hãy nhanh chóng sơ cứu theo những cách sau:

1. Chườm đá: Bạn dùng một túi nước đá chườm lên ngón tay bị bầm tím do vật nặng đập vào để giảm đau và sưng. Bạn hãy chườm đá vài lần một tiếng, mỗi lần 15 phút trong vài tiếng sau khi bị dập ngón tay. Bạn lưu ý không chườm quá lâu mỗi lần để tránh bị lạnh cóng ngón tay nhé.

2. Nâng cao tay: Để tay di chuyển tự do dọc thân người sau khi ngón tay bị dập sẽ làm tình trạng sưng và đau tệ thêm. Bạn hãy tìm chỗ kê cao tay để giảm áp lực lên vết thương.

3. Cử động tay: Bạn không cần phải thực hiện những hoạt động quá mạnh nhưng hãy thử cử động các ngón tay nhẹ nhàng. Nếu bạn không thể di chuyển ngón tay hoặc bị mất cảm giác ở tay dù đã hết đau thì hãy đến bác sĩ kiểm tra ngay.

4. Uống thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn cũng là một trong những cách làm tan máu bầm ở ngón tay. Bạn hãy ra nhà thuốc gần nhất để được tư vấn loại thích hợp.

Bạn không nên băng bó ngón tay bị dập. Việc băng bó sẽ chỉ khiến máu và dưỡng chất khó đến đầu ngón tay hơn.

Cách điều trị ngón tay bị dập sau khi sơ cứu

Sơ cứu khi bị dập ngón tay chỉ là bước đầu tiên trong quá trình chữa trị. Sau một hoặc hai ngày, máu có thể sẽ bắt đầu tích tụ dưới móng tay bị dập, khiến móng chuyển màu xanh đậm hoặc đen và rất căng tức. Lúc này, bạn cần giảm lượng máu bầm tích tụ dưới móng tay để ngón tay nhanh lành và bớt đau.

Bạn sẽ cần chuẩn bị những dụng cụ sau để lấy máu bầm trong móng:

  • Một cái kìm
  • Một cái bật lửa hoặc một cây nến
  • Một cái kẹp giấy hoặc một cây kim vô trùng. Nếu bạn dùng kẹp giấy, hãy bẻ thẳng kẹp giấy ra.

Sau khi đã chuẩn bị đủ, bạn làm theo những bước sau để giải quyết tình trạng tụ máu khi bị dập móng tay:

  • Bạn rửa tay thật kỹ để tránh vết thương bị nhiễm trùng. Bạn cũng cần sát trùng cây kim hay kẹp giấy mình sắp dùng.
  • Nếu dùng nến, bạn hãy đốt nến lên.
  • Bạn dùng kìm giữ kẹp giấy hoặc kim rồi hơ nóng đầu của những dụng cụ này trên ngọn lửa.
  • Bạn cẩn thận chạm đầu kim hay kẹp giấy vừa hơ nóng vào phần móng tay bị bầm nhiều nhất. Bạn không cần ấn mạnh mà chỉ cần giữ đầu kim tiếp xúc với móng là được.

Sau khi giữ kim tiếp xúc với móng, bạn có thể sẽ thấy chút máu bầm chảy ra. Khi máu chảy xong, bạn có thể lập lại quy trình trên nếu cần. Nếu bạn làm đúng, cách lấy máu bầm trên sẽ không đau hoặc chỉ đau rất ít. Nếu bị đau quá nhiều, bạn hãy đi khám ngay nhé.

Trường hợp bạn nên đến bác sĩ điều trị

Hầu hết các trường hợp ngón tay bầm tím do va chạm mạnh đều không cần cấp cứu. Tuy nhiên, một số trường hợp dập ngón tay quá nặng sẽ khiến ngón bị gãy và cần chữa trị. Vậy nên, bạn hãy đi khám nếu thấy các dấu hiệu sau:

  • Ngón tay biến dạng
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng
  • Tê tay, thậm chí tê đến mức không thấy đau trước khi bạn chườm đá

Nếu móng tay bị bong ra sau khi bạn bị vật nặng đập vào, bạn cũng không nên lo lắng vì thường móng tay sẽ mọc lại như cũ sau một khoảng thời gian.

Bị dập ngón tay phải làm sao để sơ cứu và chữa trị đúng cách không phải vấn đề khó nhưng bạn cần quan sát vết thương của mình để đi khám ngay khi cần. Nếu được chăm sóc đúng cách, ngón tay sẽ nhanh lành và lại khỏe mạnh như cũ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vui chơi thoải mái không lo chứng ợ nóng

(49)
Nguyên nhân nào khiến bạn bị ợ nóng có thể là một câu hỏi mà rất nhiều người trong chúng ta muốn tìm ra câu trả lời. Trong bài viết dưới đây, bạn có ... [xem thêm]

Khi nào bạn có thể quan hệ sau khi thu hẹp âm đạo?

(47)
Ngày nay càng có nhiều phụ nữ lựa chọn các phương pháp phục hình âm đạo để cải thiện dáng sắc của “cô bé” và tìm lại sự tự tin. Thế nhưng, liệu ... [xem thêm]

Bốc hỏa ở phụ nữ không chỉ là một cơn giận

(63)
Tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ tuy thường xuất hiện ở độ tuổi mãn kinh nhưng bạn cũng có thể gặp phải khi lượng hormone trong cơ thể thay đổi, có bệnh ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Việt Pháp

(57)
Bệnh viện Việt Pháp là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và khu vực phía Bắc. Bệnh viện đạt chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu ... [xem thêm]

Tác dụng của nước dừa tươi tốt cho sức khỏe thế nào?

(64)
Nước dừa tươi là một loại thức uống giải khát tự nhiên rất được ưa thích vì vừa an toàn lại phổ biến khắp nơi. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng ... [xem thêm]

18 tác dụng kì diệu của mật ong sẽ khiến bạn bất ngờ

(13)
Mật ong không chỉ là nguyên liệu phổ biến trong ăn uống mà tác dụng của nó còn được công nhận trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Vậy mật ong có tác ... [xem thêm]

Cho con uống sữa bò thế nào mới tốt?

(70)
Rất nhiều phụ huynh lo lắng và thắc mắc phải cho con uống sữa gì? Khi nào nên cho con uống sữa bò và uống bao nhiêu là đủ?Bài viết sau đây sẽ giúp bạn ... [xem thêm]

Tác dụng của cà tím trong ngăn ngừa và trị bệnh mãn tính

(17)
Cà tím được trồng nhiều ở Việt Nam, chiếm tỷ trọng 0,4% thị trường rau quả và đạt kim ngạch xuất khẩu ở mức 6.447.000 đô la (*). Ngoài giá trị kinh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN