Bệnh tự miễn lupus ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

(3.99) - 81 đánh giá

Lupus là một bệnh tự miễn, không rõ nguyên nhân, gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể. Hơn 90% trường hợp bệnh tự miễn lupus xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Do đó, nếu bạn bị lupus thì khi có ý định mang thai cần phải hết sức lưu ý.

Mang thai là một hành trình đầy gian nan với rất nhiều biến chứng có thể xảy ra, trong đó có lupus. Khi mang thai và bị lupus, bạn phải làm gì? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

Lupus là gì?

Bệnh tự miễn lupus, hay còn gọi là lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một rối loạn tự miễn có thể gây nên những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra khi các kháng thể sinh ra tự quay lại tấn công các mô bình thường của cơ thể và gây tổn thương cho nhiều cơ quan. Bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, bị bệnh tự miễn lupus trong thời gian mang thai không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tự miễn lupus?

Hiện tại, nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được làm rõ. Gen di truyền có thể đóng vai trò quyết định, cùng với một vài yếu tố khác như nội tiết tố, môi trường…

Phụ nữ mắc bệnh lupus có ý định mang thai cần lưu ý gì?

Nếu bạn bị rối loạn miễn dịch này, tốt nhất bạn kiểm soát bệnh trước khi có thai. Nếu không, bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nếu muốn có con, các triệu chứng của bệnh phải không xuất hiện từ 5 – 6 tháng trước khi có ý định mang thai.

Triệu chứng của bệnh lupus trong thời gian mang thai?

Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh tự miễn lupus mà bạn cần lưu ý:

  • Xuất hiện các vết loét không đau ở miệng và mũi
  • Bạn có thể bị phát ban khi tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài
  • Bị phát ban, ngứa và bong tróc ở tai và da đầu
  • Ban đỏ hình cánh bướm chạy dọc theo sống mũi và hai bên má
  • Đau ngực khi hít thở sâu
  • Các ngón tay chuyển sang màu xanh nhạt
  • Đau và sưng khớp.

Chẩn đoán bệnh lupus trong thời gian mang thai như thế nào?

Các triệu chứng của bệnh tự miễn lupus rất giống với các bệnh khác. Do đó, để chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm kháng đông lupus và các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Sinh thiết
  • Kiểm tra sức khỏe

Điều trị bệnh lupus trong thời gian mang thai

Nếu trong thai kỳ, bệnh tự miễn lupus không có dấu hiệu tái phát thì bạn có thể không cần uống thuốc. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xuất hiện trở lại, bác sĩ sẽ cho bạn dùng các loại thuốc an toàn đối với phụ nữ mang thai.

Bác sĩ sẽ theo dõi bạn trong suốt thai kỳ. Trong mỗi lần khám thai, bạn có thể phải thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu và máu. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nhịp tim của bé và hỏi về các triệu chứng của bạn để quyết định có nên dùng thuốc hay không. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh lupus cho phụ nữ mang thai:

  • Thuốc chống sốt rét: Hydroxychloroquine / Plaquenil
  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: Methotrexate và cyclophosphamide / Cytoxan

Tuy nhiên, bạn không nên tự ý uống bất kỳ loại thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ nhé.

Bệnh lupus ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên mang thai trong thời gian bệnh thuyên giảm sẽ tốt hơn bởi bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng thai kỳ như:

  • Sẩy thai
  • Thai chết non
  • Nguy cơ sinh non cao
  • Hội chứng HELLP – một hội chứng đặc trưng bởi các triệu chứng tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu
  • Tiền sản giật.

Bệnh lupus ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Hầu hết các bà mẹ bị lupus đều sinh con khỏe mạnh nhưng không thể phủ nhận rằng bệnh này có thể gây ra một số biến chứng thai kỳ. Tuy nhiên, cũng chưa chắc là bạn bị bệnh thì bé cũng sẽ bị bệnh. Do đó, tốt nhất, bạn nên làm là thụ thai trong giai đoạn bệnh thuyên giảm và nói với bác sĩ khi bạn có ý định mang thai để giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng.

Bệnh lupus ảnh hưởng đến việc mang thai như thế nào?

Một số phụ nữ không gặp phải các triệu chứng của lupus trong suốt thời gian mang thai, trong khi một số khác lại có thể bị các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình. Nhìn chung, mỗi phụ nữ sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn mang thai trong thời gian bệnh thuyên giảm thì sẽ ít có nguy cơ bị bùng phát hơn. Một số phụ nữ chia sẻ rằng họ không thể phân biệt được các triệu chứng của bệnh lupus và triệu chứng của thai kỳ. Vì vậy, bạn nên nói với bác sĩ tất cả các triệu chứng mà bạn gặp phải để tránh biến chứng.

Bệnh lupus có thể ngăn ngừa được không?

Bệnh tự miễn lupus hiện vẫn chưa thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các biện pháp để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Một số lời khuyên giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh

Bị lupus không có nghĩa là bạn không thể thụ thai và có một thai khỏe mạnh. Mặc dù lupus đem đến nhiều rủi ro nhưng nếu bạn biết cách, bạn vẫn có thể vượt qua thai kỳ một cách dễ dàng.

1. Trước khi mang thai

  • Gặp bác sĩ để hiểu rõ những rủi ro khi mang thai cũng như các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.
  • Bác sĩ có thể sẽ cho bạn dùng những loại thuốc nhẹ hơn để chuẩn bị cho thai kỳ sắp tới.
  • Lên kế hoạch mang thai trong thời gian bệnh thuyên giảm để giảm bớt nguy cơ gặp phải biến chứng.

2. Trong thời gian mang thai

  • Đi khám thường xuyên.
  • Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ là điều rất quan trọng. Mang thai gây áp lực lên cơ thể và nếu bạn bị lupus, cơ thể sẽ càng kiệt sức hơn.
  • Chuẩn bị tinh thần cho các biến chứng có thể xảy ra trong thời gian chuyển dạ và sinh con.

Các câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp ở một số phụ nữ mắc bệnh lupus:

1. Khi bị lupus, tôi có thể thụ thai được không?

Bạn vẫn có thể thụ thai bình thường. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm hiểu về thời điểm nên mang thai và những rủi ro có thể xảy ra khi mang thai.

2. Khi bị lupus trong thời gian mang thai, tôi nên chăm sóc bản thân như thế nào?

Bệnh tự miễn lupus có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Do đó, bạn cần chú ý chăm sóc bản thân trong thời gian này để cơ thể luôn khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng. Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc là cách đơn giản nhất mà bạn có thể làm.

  • Không uống rượu và hút thuốc
  • Có một chế độ ăn cân bằng lành mạnh để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
  • Nếu bạn thấy có bất kỳ triệu chứng bất thường nào không liên quan đến việc mang thai, hãy đi khám bác sĩ ngay.

3. Nếu bị lupus tôi có thể nuôi con bằng sữa mẹ được không?

Bạn vẫn có thể cho bé bú khi bị bệnh tự miễn lupus. Tuy nhiên, bạn nên hỏi y tá hoặc nữ hộ sinh để biết được cách cho bé bú. Dù không thể phòng ngừa bệnh lupus nhưng nếu thay đổi lối sống, bạn có thể kiểm soát được căn bệnh này.

Bích Ngân/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ăn trái cây và rau củ cùng lúc có gây tác hại gì không?

(61)
Trái cây và rau củ là hai loại thực phẩm được khuyến khích ăn vì rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc hấp thụ trái cây và rau củ cùng một lúc liệu có ... [xem thêm]

Thuốc kháng axit dạ dày có an toàn cho phụ nữ mang thai?

(63)
Thuốc kháng axit là những loại dược phẩm có chức năng thực hiện phản ứng trung hòa axit hidrocloric (HCl) tiết ra trong dịch tiêu hóa ở dạ dày, thuốc kháng ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường: Nên và không nên uống gì?

(41)
“Người bệnh tiểu đường nên uống gì và không nên uống gì?” là câu hỏi mà rất nhiều người muốn tìm hiểu để kiểm soát bệnh lý này tốt hơn.Bệnh ... [xem thêm]

Các cách chữa ợ nóng tại nhà

(100)
Chứng ợ nóng có thể làm hỏng bữa ăn của bạn, cảm giác nóng rát khó chịu, xảy ra khi dịch của dạ dày trào ngược lên thực quản. Ở Mỹ có đến hơn 60 ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của viêm gan C không phải ai cũng biết

(97)
Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan nặng do virus viêm gan C gây ra (HCV), virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm gan và thường được coi là một trong ... [xem thêm]

Niềm tin tâm linh và sức khỏe

(31)
Tâm linh là gì? Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn ... [xem thêm]

Dấu hiệu con nhút nhát bố mẹ cần lưu ý!

(63)
Bạn có biết con nhút nhát thường là do nhiều cảm xúc? Đó là kết quả của một chuỗi những cảm giác sợ hãi, căng thẳng, dè chừng và bối rối. Trẻ nhút ... [xem thêm]

Cách làm mứt vỏ bưởi vừa ngon vừa đơn giản

(82)
Mứt vỏ bưởi là loại mứt đang gây sốt trong thời gian gần đây, được nhiều gia đình yêu thích. Cách làm mứt vỏ bưởi rất đơn giản, nhưng nếu không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN