Bệnh tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống tình dục của bạn?

(3.99) - 63 đánh giá

Đối với những người bị bệnh tiểu đường, nước lọc có lẽ là loại nước hoàn hảo và an toàn nhất vì chúng không chứa calo, đường hay carbohydrate. Nhưng nếu bạn muốn đổi vị, vẫn có rất nhiều loại thức uống khác có thể thay thế và dễ làm để bạn lựa chọn.

Hãy cùng Chúng tôi xem qua những loại thức uống ngon miệng dành cho người bị bệnh tiểu đường nhé!

Sữa sô cô la

Loại thức uống này rất giàu canxi, đặc biệt phù hợp cho trẻ đang phát triển. Sữa sô cô la tách béo cũng sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Tuy nhiên, các loại sữa sô cô la đóng hộp có sẵn trên thị trường hiện nay thường chứa rất nhiều đường.

Bạn có thể làm loại đồ uống này tại nhà theo công thức: Pha 1% sữa, 3 muỗng (khoảng 15g) bột ca cao và thêm 2 muỗng đường ăn kiêng, tùy theo sở thích của bạn. Uống theo công thức này sẽ giảm được 70 calo, 16g carbohydrate và 2g chất béo so với 240ml sữa mà bạn mua sẵn ở ngoài.

Trà đường

Khoảng 450ml trà đường được bán ở ngoài sẽ chứa đến 36g carbohydrate, nghĩa là rất nhiều đường. Trong khi đó, vẫn có những loại trà không đường khác có thể thỏa mãn cơn khát của bạn.

Hãy thử pha chế trà đường theo công thức: Ngâm trà với hoa quả nghiền (bạn có thể chọn bất kỳ loại trái cây nào mà bạn thích). Sau đó lọc xác, làm lạnh trà và thêm đường ăn kiêng tùy theo độ ngọt bạn mong muốn. Đây sẽ là một thức uống cực kỳ tươi mát và ngon miệng.

Nước cam ép

Nước ép cam rất ngon nhưng lại chứa đến 26g carbohydrate trong mỗi 240ml nước ép. Thay vào đó, nếu bạn ăn một quả cam sẽ tốt hơn nhiều vì chúng có nhiều chất xơ giúp bạn cảm thấy no hơn.

Nếu bạn vẫn muốn uống nước cam, hãy thử kiếm những thức uống hương cam ít đường. Sản phẩm có chứa 3g carbohydrate, 15 calo và đủ lượng vitamin C bạn cần mỗi ngày sẽ rất phù hợp với bạn.

Trà Latte nóng

Loại trà này có nhiều hương vị, ngọt, béo và thơm phức, sẽ khiến bạn yêu thích ngay khi thử. Một ly trà Latte nóng ở các quán cà phê có thể chứa đến 33g carbohydrate.

Bạn có thể tự pha chế loại thức uống này tại nhà theo công thức: Ngâm 1-2 túi trà trong 240ml sữa hạnh nhân (bạn có thể thay bằng những loại sữa tách béo khác), thêm vào đó một ít quế và tiêu đen để kích thích vị giác. Đây sẽ là một thức uống rất ấm và chứa không tới 1g carbohydrate.

Nước chanh

Nước chanh có thể nói là một loại thức uống đặc trưng cho mùa hè. Nhưng đối với sản phẩm của các nhãn hiệu ưa chuộng thường thấy ở các quán ăn, 450ml nước chanh mang lại 60g carbohydrate.

Tốt nhất là bạn nên tự làm nước chanh ở nhà theo công thức: Quấy đều nước, nước cốt chanh tươi, đường ăn kiêng và một ít đá. Bạn sẽ pha chế được mộ thức uống tươi mát mà không chứa bất kỳ calo nào trong đó.

Sữa ca cao nóng

Sữa ca cao nóng thực sự không quá tốt cho sức khỏe, chỉ một ly ca cao nóng với sữa tách béo cũng có thể chứa tới 60g carbohydrate.

Để có thể thưởng thức loại đồ uống này và hấp thụ chỉ một nửa lượng carb như trên, bạn hãy pha chế theo công thức: cho 240ml sữa tách béo, 2 viên sô cô la đen 70% (khoảng 50g), 5ml vani, một ít quế vào nồi và đun nóng lên. Bạn đã có thể thưởng thức sữa ca cao nóng chỉ chứa khoảng 23g carb.

Nước táo lên men

Không có gì tuyệt bằng một ly nước táo lên men ấm và thơm lừng trong tiết trời se lạnh. Nhưng mỗi 240ml nước táo lên men tự làm cũng chứa một lượng 26g carbohydrate như các loại nước ép táo thông thường.

Thay vì vậy, bạn hãy chọn những loại cocktail táo ít đường, có thể cắt giảm lượng carbohydrate và calo đi một nửa.

Đồ uống năng lượng

Các loại đồ uống này chứa khá nhiều caffeine, bạn có thể uống nhiều hơn lượng mình nghĩ mà không kiểm soát được. Đây sẽ là một vấn đề nghiêm trọng vì caffeine có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim của bạn.

Nếu vẫn muốn cơ thể tỉnh táo hơn, bạn hãy chọn loại đồ uống không đường và đảm bảo đừng nạp quá 400 mg caffeine mỗi ngày.

Sinh tố trái cây

Những loại sinh tố trái cây bán sẵn đều chứa khá nhiều đường và carbohydrate. Ví dụ, 340ml sinh tố xoài có đến 58,5g carb, bằng tổng lượng của một trái táo và một miếng sandwich cộng lại.

Thay vào đó, bạn có thể pha chế sinh tố theo công thức này với chỉ một nửa lượng carb: Xay các loại trái cây mà bạn thích (ví dụ như dâu, chuối và việt quất) theo tỷ lệ 1:1 cùng với một ít đá.

Giờ thì bạn đã có thể thưởng thức nhiều loại sinh tố trái cây ngon lành mà không phải quá lo lắng đến lượng carb nữa.

Nước ngọt có ga hương gừng

Một lon nước 590ml có thể chứa 60g carbohydrate. Bạn vẫn có thể làm thức uống cay nồng này bằng cách: cho một muỗng đầy gừng bào nhuyễn vào một ly nước khoáng. Thêm vào một ít đường ăn kiêng tùy theo sở thích là bạn đã có thể thưởng thức mà không cần lo ngại gì nữa.

Cà phê mocha

Mocha là phiên bản cà phê Latte có thêm sô cô la – một sự kết hợp tuyệt vời tạo ra hương vị vừa đắng vừa ngọt. Tuy nhiên, một ly mocha lại có thể chứa đến 300 calo và 40g carbohydrate.

Vì vậy, bạn hãy tự pha chế một ly mocha cho riêng mình theo công thức: pha 85g cà phê, 1 muỗng canh (khoảng 15g) bột ca cao, 2 muỗng canh (khoảng 30ml) sữa tách béo và thêm một ít đường ăn kiêng. Uống mocha theo công thức này sẽ giảm được 300 calo, 40g carb và 14g chất béo.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu gãy xương và những điều bạn cần biết

(57)
Gãy xương là một tình trạng không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng cần được điều trị càng sớm càng tốt. Việc sơ cứu gãy xương đúng cách sẽ giúp cho ... [xem thêm]

Khám phá 6 quan niệm phổ biến nhất về mụn trứng cá

(16)
Mụn trứng cá đa phần ảnh hưởng nhiều nhất ở độ tuổi dậy thì nhưng nó không chỉ là vấn đề của tuổi thanh thiếu niên. Kể cả trẻ chưa dậy thì cũng ... [xem thêm]

Làm thế nào để xóa mờ nám má hiệu quả?

(36)
Bạn đang tìm bí quyết để có một làn da tươi trẻ, khỏe đẹp? Bạn đang lo lắng làn da đã bắt đầu lão hóa? Bạn băn khoăn tìm đủ mọi cách để cải ... [xem thêm]

Mách bạn cách trồng nấm tại nhà

(55)
Nấm là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng có thể không được vệ sinh an toàn thực phẩm nếu bạn mua ở ngoài. Vậy sao bạn không thử học cách trồng nấm ngay ... [xem thêm]

Mẹo vặt hay giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp

(84)
Việc kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp ngày nay khá được chú trọng. Bởi lẽ, theo các nghiên cứu cho thấy, 2 trong số 3 người bị mắc bệnh đái ... [xem thêm]

Điều trị tinh dịch loãng để sớm có tin vui

(23)
Nếu muốn cải thiện tình trạng tinh dịch loãng hơn bình thường, bạn cần tìm ra đúng nguyên nhân và kiên nhẫn điều trị. Khi giải quyết được những vấn ... [xem thêm]

Trẻ mọc răng hàm: Dấu hiệu và cách giảm nhẹ triệu chứng

(88)
Giai đoạn trẻ mọc răng hàm thường diễn ra khi bé được 2 tuổi hoặc giữa 23 đến 33 tháng. Tình trạng này có thể gây đau nhức, khó chịu và sốt nhẹ. Mọc ... [xem thêm]

Bệnh dại có chữa được không?

(15)
Đã bao giờ bạn, hoặc người thân của bạn, bị chó dại cắn chưa? Lúc đó bạn xử lý vết cắn thế nào để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh dại? Liệu bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN