Bệnh thiếu men G6PD

(3.94) - 58 đánh giá

Bệnh thiếu men G6PD

Đây là một bệnh làm cơ thể thiếu men Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD), một loại men giúp bảo vệ các tế bào hồng cầu (loại tế bào làm cho máu chúng ta có màu đỏ). Vì vậy, khi thiếu men G6PD, các tế bào máu này dễ dàng bị vỡ ra khi cơ thế tiếp xúc với những tác nhân đặc biệt như thức ăn, một số loại nhiễm trùng hoặc các loại thuốc.

Tình trạng này gọi là tán huyết.

Khi có một đợt tán huyết xảy ra, cơ thể sẽ thiếu máu, gây thiếu oxy, vàng da, làm người bệnh nhợt nhạt, vàng mắtmệt mỏi.

Cơ chế bệnh sinh bệnh thiếu men G6PD

Thiếu men G6PD là một bệnh di truyền trên nhiễm sắc thể (NST) giới tính X. Nam có nhiễm sắc thế giới tính XY và nữ có nhiễm sắc thế giới tính XX. Vì vậy cho nên bệnh thường xảy ra ở trẻ nam và đa số là do gen bệnh trong NST X di truyền từ mẹ. Nữ vì có NST XX nên cần phải có 2 X đều mang gen bệnh mới bị bệnh, nên ít thấy xảy ra hơn.
Nếu con bạn có xét nghiệm máu gót chân ngay những ngày đầu sau sinh thấy có thiếu men G6PD, con bạn không đơn độc. Đây là một bệnh di truyền phổ biến nhất, trên thế giới có khoảng 400 triệu người mắc bệnh này. Vì là một bệnh di truyền nên không có thuốc chữa hết bệnh này. Điều tốt là gần như tất cả những người thiếu men G6PD đều sống, lớn lên và phát triển, sinh sản, có tuổi thọ bình thường. Điều cần biết là có một số yếu tố “kích thích” làm tế bào máu của người bệnh G6PD dễ vỡ và vì vậy cần tránh.

Những yếu tố cần tránh khi bị bệnh thiếu men G6PD

Khi trẻ bị nhiễm trùng (virus hoặc vi khuẩn) rất hiếm khi xảy ra tình trạng kích thích gây vỡ hồng cầu và tán huyết. Chỉ khi xảy ra tình trạng tán huyết chúng ta mới cần điều trị mà thôi.

Tuy nhiên, đối với thuốc, hóa chất và thức ăn, chúng ta có thể tránh được. Đây là một danh sách các loại tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến trẻ và vì vậy cần xem xét tránh:

Thuốc kháng sinh

  • Sulphonamides
  • Co-trimoxazole
  • Dapsone
  • Chloramphenicol
  • Nitrofurantoin
  • Nalidixic acid

Thuốc kháng sốt rét

  • Chloroquine
  • Hydroxychloroquine
  • Primaquine
  • Quinine
  • Mepacrine

Các hóa chất

  • Methylene blue
  • Napthalene (viên băng phiến)

Thức ăn

  • Đậu Fava (Fava beans/ Vicia Fava) – đậu răng ngựa, hay còn gọi là tàu kê, đậu tằm – đây là thức ăn duy nhất cần tránh!

Các loại thuốc khác:

  • Sulphasalazine
  • Methyldopa
  • Vitamin C liều cao
  • Hydralazine
  • Procainamide
  • Quinidine
  • Một số loại thuốc điều trị ung thư
  • Aspirin (liều cao)

Vì vậy, nếu con bạn được chẩn đoán thiếu men G6PD nên nói cho bác sĩ điều trị biết để cân nhắc lựa chọn thuốc điều trị cho con bạn. Nếu bạn mua thuốc không có toa bác sĩ, nên kiểm tra kỹ thành phần thuốc trước khi cho con uống. Nếu bạn muốn cho con uống các loại thuốc từ thảo dược, cũng nên kiểm tra kỹ thành phần thực sự bên trong. Điều này nên áp dụng với người lớn bị thiếu men G6PD nữa.

Xem thêm bài viết Thiếu men G6PD – Những câu hỏi thường gặp

Tài liệu tham khảo

  • Kids Health Info: G6PD Deficiency; The Royal Children’s Hospital, Melbourne, Australia.
  • https://www.facebook.com/huyenthao.bacsi/posts/621969591523433
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Khói thuốc lá có hại gì cho bé?

    (68)
    Khói thuốc lá có hại gì cho bé Mẹ hút thuốc hay hít phải khói thuốc khi mang thai: Giảm tăng trưởng bào thai Giảm chức năng phổi Tăng đột tử ở trẻ sơ ... [xem thêm]

    10 quy tắc vàng trong giờ ăn của trẻ

    (29)
    Điều chỉnh hành vi Cho trẻ tập trung vào bữa ăn, không xem TV Đừng tỏ thái độ khó chịu khi bé không ăn Khen ngợi khi bé chịu ăn thức ăn mới Khuyến khích ... [xem thêm]

    Rèn luyện thói quen và hành vi cho trẻ ngay từ nhỏ

    (39)
    Từ lúc sơ sinh và khi chưa biết nói trẻ đã biết thể hiện bàn thân qua hành vi rồi cho nên phải rèn thói quen và hành vi. Khi nhỏ xíu thì bú ngủ thoải mái, ... [xem thêm]

    Tản mạn về ho

    (64)
    Ho không gây ra viêm phổi Ho là phản xạ bảo vệ đường hô hấp trong đó có phổi Không ho được hay cố tình cắt cơn ho bệnh sẽ nặng hơn. Ho giúp tống ... [xem thêm]

    Béo phì ở trẻ em

    (87)
    Bệnh béo phì ở trẻ em ngày càng phổ biến. Bệnh béo phì mạn tính có thể dẫn đến những các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ trong suốt cuộc đời ... [xem thêm]

    Đặc tính của con hư

    (39)
    Đặc tính con hư Làm “vua” hằng ngày. Trưởng thành giả tạo. Luôn đổ lỗi chi người khác. Thường được cha mẹ đánh giá cao. Được cha mẹ thỏa mãn mọi ... [xem thêm]

    Cập nhật điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

    (69)
    Triệu chứng lâm sàng nào gợi ý tiêu chảy do vi khuẩn hay siêu vi? Nếu trẻ có sốt cao (> 40 độ), đau bụng, phân có máu, có biểu hiện thần kinh thì gợi ý tác ... [xem thêm]

    Biện pháp thời gian một mình

    (45)
    Cách thực hiện biện pháp thời gian một mình Biện pháp thời gian một mình của Dr. IRENE CHATOOR, với biện pháp này sẽ giúp các bậc phụ huynh biết phải xử lí ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN