Bệnh gai đen do biến chứng bệnh tiểu đường

(4.3) - 44 đánh giá

Bệnh gai đen là gì? Bệnh gai đen do biến chứng tiểu đường là một bệnh ngoài da. Khi bị bệnh này, da bạn sạm hơn, dày, mượt như nhung ở các nếp gấp và nếp nhăn trên cơ thể. Bệnh thường được tìm thấy ở những người đề kháng insulin liên quan đến béo phì.

Bệnh gai đen là gì?

Bệnh gai đen (Acanthosis nigricans) là bệnh da đặc trưng bởi da đổi màu sạm, mượt như nhung ở các nếp gấp và nếp nhăn trên cơ thể. Vùng da bị ảnh hưởng có thể trở nên dày hơn. Thông thường, bệnh gai đen ảnh hưởng đến nách, háng và cổ.

Không có điều trị đặc hiệu cho bệnh gai đen. Điều trị các tình trạng tiềm ẩn có thể hồi phục màu sắc và kết cấu bình thường cho vùng da bị ảnh hưởng.

Ai có thể bị bệnh gai đen?

Những thay đổi làn da của bệnh gan đen điển hình thường xảy ra ở những người béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường. Trẻ em mắc bệnh gai đen có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.

Trường hợp hiếm, bệnh gai đen có thể là dấu hiệu cảnh báo của khối ung thư ở nội tạng như dạ dày hoặc gan.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gai đen là gì?

Thay đổi trên da là những dấu hiệu duy nhất của bệnh gai đen. Bạn sẽ nhận thấy da sạm, dày, mượt như nhung ở các nếp gấp và nếp nhăn trên cơ thể, thường ở nách, háng và gáy. Những thay đổi da thường xuất hiện chậm. Da bị ảnh hưởng cũng có thể có mùi hoặc ngứa.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn nhận thấy những thay đổi ở làn da, đặc biệt là nếu những thay đổi xuất hiện đột ngột. Bạn có thể có một bệnh lý tiềm tàng cần phải điều trị.

Tại sao bạn mắc phải bệnh gai đen?

Bệnh gai đen thường có liên quan đến:

  • Đề kháng insulin. Hầu hết những người có bệnh gai đen cũng trở nên đề kháng với insulin. Insulin là một hormone được tiết ra bởi tụy, cho phép cơ thể chuyển hóa đường. Kháng insulin là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Rối loạn nội tiết. Bệnh gai đen thường xảy ra ở những người có rối loạn như u nang buồng trứng, suy tuyến giáp hoặc các vấn đề liên quan đến tuyến thượng thận.
  • Một số loại thuốc và chất bổ sung. Niacin liều cao, thuốc tránh thai, prednisone và các corticosteroid khác có thể gây ra bệnh gai đen.
  • Ung thư. Bệnh gai đen đôi khi cũng xảy ra cùng với u lympho hoặc khi một khối ung thư bắt đầu phát triển trong cơ quan nội tạng như dạ dày, đại tràng hoặc gan.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ của bệnh gai đen bao gồm:

  • Béo phì. Bạn càng nặng thì càng có nguy cơ cao mắc bệnh gai đen.
  • Tiền sử gia đình. Một vài thể bệnh gai đen xuất hiện là do di truyền.

Nếu bạn có bệnh gai đen, bạn có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh này như thế nào?

Bác sĩ phát hiện bệnh gai đen bằng cách khám da. Trường hợp hiếm, bạn có thể phải làm sinh thiết da, trong đó một mẫu da nhỏ được lấy để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Nếu nguyên nhân của bệnh gai đen là không rõ ràng, bác sĩ có thể khuyên bạn xét nghiệm máu, chụp X-quang hoặc các xét nghiệm khác để tìm ra các nguyên nhân tiềm ẩn.

Làm thế nào để điều trị bệnh gai đen?

Trong nhiều tình huống, điều trị các bệnh cơ bản có thể giúp da đều màu, ví dụ:

  • Giảm cân. Nếu bệnh gai đen của bạn là do béo phì, giảm cân có thể giúp đỡ.
  • Ngừng sử dụng thuốc hoặc các chất bổ sung. Nếu bệnh của bạn dường như có liên quan đến một loại thuốc hoặc chất bổ sung mà bạn sử dụng, bác sĩ có thể đề nghị bạn ngừng sử dụng nó.
  • Phẫu thuật. Nếu bệnh gai đen đã được kích hoạt bởi một khối u ung thư, phẫu thuật cắt bỏ khối u thường làm sạch vùng da đổi màu.

Nếu bạn lo ngại về hình thức làn da hoặc nếu vùng da hoặc các vết loét trở nên khó chịu hay bắt đầu có mùi hôi, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Thoa kem kê toa để làm sáng hoặc làm mềm vùng da bị ảnh hưởng
  • Xà phòng kháng khuẩn, sử dụng nhẹ nhàng, vì cọ xát có thể làm tình trạng này trầm trọng thêm
  • Thoa thuốc kháng sinh
  • Dùng thuốc trị mụn đường uống
  • Liệu pháp lazer để giảm độ dày của da.

Hy vọng những thông tin trên đã cho bạn biết bệnh gai đen là gì và bệnh này xuất hiện từ đâu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chất béo thực phẩm: Những điều tốt và xấu

(27)
Một số chất béo nên có mặt trong chế độ ăn uống lành mạnh của bạn. Chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Nhưng bạn nên chắc chắn rằng bạn đang ... [xem thêm]

Mẹo chống muỗi đơn giản mà hiệu quả cho trẻ

(11)
Những chủng loại muỗi khác nhau có sở thích khác nhau, chẳng hạn như loại muỗi mang theo mầm bệnh sốt rét sẽ thích làn da có nhiều mồ hôi và vi khuẩn, còn ... [xem thêm]

Chăm sóc tóc khô với 8 nguyên liệu có sẵn tại nhà

(72)
Mái tóc khô làm bạn trông trở nên luộm thuộm và thiếu sức sống. Không chỉ vậy, tóc khô còn dẫn tới tình trạng rụng tóc và gàu. Tóc trở nên khô khi bạn ... [xem thêm]

Thực đơn giúp bạn giảm cân nhanh sau sinh nhưng vẫn đảm bảo đủ sữa

(90)
Sau thời gian dài mang thai và sinh con, vùng bụng của phụ nữ thường trở nên chảy xệ, tích trữ nhiều mỡ. Lúc này, bạn cần có những biện pháp thích hợp ... [xem thêm]

Khám phá các loại thuốc điều trị viêm xoang

(69)
Thuốc điều trị viêm xoang có rất nhiều nhóm với các cơ chế khác nhau. Do đó, nếu muốn lựa chọn và sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả thì bạn cần tìm ... [xem thêm]

Giảm quầng thâm mắt bằng 7 nguyên liệu có sẵn trong bếp

(41)
Bạn có biết những nguyên liệu có sẵn trong bếp nhà bạn đôi khi là cứu tinh cho đôi mắt thâm quầng sau một đêm thức khuya làm việc, học tập.Hãy cùng Chúng ... [xem thêm]

5 cách hiệu quả điều trị sẹo lõm do mụn trứng cá

(29)
Nếu bạn thấy mụn trứng cá bắt đầu có dấu hiệu để lại sẹo trên da, bạn không cần phải buồn phiền hay lo lắng. Bởi có rất nhiều cách giúp bạn chữa ... [xem thêm]

Sự ảnh hưởng của cảm xúc đến sức khoẻ

(66)
Sức khỏe tâm lý tốt là gì? Người có trạng thái tâm lý tốt thường nhận thức rõ về suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình. Họ học được cách đối ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN